Anh quốc: Các chính trị gia gửi thư chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Hôm 11/05/2024, các học viên Pháp Luân Công ở Anh quốc đã tổ chức một cuộc đại diễn hành ở London, kỷ niệm 32 năm Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra thế giới, và kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 25.
Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak, phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Quốc gia Scotland, Dân biểu Brendan O’Hara, cùng nhiều Thượng nghị sĩ và Dân biểu khác đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công.
Sau đây là bản dịch các bức thư từ nhiều chính trị gia khác nhau:
Thư chúc mừng của Văn phòng Thủ tướng
Bức thư từ Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak viết rằng: “Thay mặt Thủ tướng, tôi xin cảm ơn quý vị về bức thư hôm 24/04 mời ông ấy tham dự lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hàng năm.”
“Chính phủ lo ngại sâu sắc về việc các học viên Pháp Luân Công và những người khác đang bị bức hại vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Quốc. Có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy các học viên Pháp Luân Công đã bị ngược đãi nghiêm trọng.”
“Bất kỳ ai cũng nên được hưởng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, và có thể tin tưởng, thay đổi hoặc chia sẻ tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hoặc đối đãi bằng bạo lực. Đây là nhân quyền mà bất kỳ ai đều nên có. Chính phủ tin rằng các xã hội cam kết tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng sẽ ổn định hơn, thịnh vượng hơn, và có khả năng chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực tốt hơn.”
“Xin hãy nhận lời chúc tốt đẹp nhất của tôi dành cho quý vị!”
Thư của phát ngôn viên đối ngoại Đảng Quốc gia Scotland: Tiếp tục chú ý đến Pháp Luân Công
Dân biểu Brendan O’Hara, phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Quốc gia Scotland (SNP), đã viết trong thư rằng: “Thay mặt Đảng SNP, tôi xin gửi đến quý vị những lời chúc chân thành nhất, đồng thời chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục trợ giúp quý vị.”
“Đã 5 năm kể từ khi Tòa án độc lập điều tra Trung Quốc China Tribunal do Ngài Geoffrey Nice đứng đầu ra phán quyết, phát hiện rằng các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu những tội ác khủng khiếp nhất, bao gồm cả việc thu hoạch nội tạng sống ngoài sức tưởng tượng và các hành vi khủng bố tàn ác khác khiến người ta kinh hoàng. Những hành vi này đã cấu thành tội ác phản nhân loại.”
“Mặc dù có bằng chứng thuyết phục và phán quyết rõ ràng của tòa án này, nhưng phản hồi theo yêu cầu từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế khác vẫn chưa được đưa ra.”
“Ngay cả sau khi Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề của dân tộc thiểu số và tự do tôn giáo tín ngưỡng đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng về hành vi ghê rợn này ở Trung Quốc vào năm 2021, cộng đồng quốc tế cũng không thực hiện bất kỳ hành động mang tính quyết đoán nào.”
“Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần tại Hạ viện rằng không có sự phân cấp trong tội bạo hành, sợ làm mất lòng các đại cường quốc, hoặc sợ làm tổn hại các mối quan hệ thương mại. Chúng ta không được và tuyệt đối không nên nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy.”
“Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người… cộng đồng quốc tế có trách nhiệm bảo vệ quyền đó. Nó không khác gì tất cả các nhân quyền khác mà chúng ta trân quý, nếu chúng ta cho phép quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bị tước bỏ, bị coi là có thể hi sinh, thì chúng ta đang dấn thân vào một con đường rất nguy hiểm.”
“Hôm thứ Tư, các Dân biểu sẽ tranh luận về mối quan hệ của chính phủ Anh quốc với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Tôi hứa rằng trong cuộc tranh luận đó, tôi sẽ một lần nữa nêu lên hoàn cảnh khó khăn của các học viên Pháp Luân Công, cũng như tình huống của người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.”
Dân biểu Elle Reeves: Chúng tôi sẽ không bàng quan đứng nhìn
Dân biểu Ellie Reeves viết trong thư rằng: “Tôi lo ngại sâu sắc về việc những người dân ở Trung Quốc đang bị bức hại vì tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, cho dù họ là người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Cơ Đốc Giáo, Phật tử, hay học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay bạo lực là nhân quyền mà tất cả mọi người đều nên được hưởng.”
“Tôi cũng biết về những cáo buộc khủng khiếp liên quan đến việc thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc trong nhiều năm qua. Các nhóm thiểu số và tôn giáo, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, có thể là mục tiêu đặc biệt bị nhắm đến.”
“Vào cuối năm 2014, chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ ngừng thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị kết án tử hình. Việc thực hiện chính sách này sẽ là một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, tôi biết các báo cáo gần đây cho thấy hành vi này vẫn tiếp diễn, kể cả trong phán quyết của China Tribunal do Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC) tài trợ. Trên thực tế, China Tribunal đã đưa ra kết luận rằng, hoạt động thu hoạch tạng sống đã được thực hiện trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm. Các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ đã trở thành nạn nhân chính.”
“Tôi cho rằng chính phủ Anh quốc phải chất vấn thêm đối với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này, hơn nữa cần tiếp tục theo dõi mọi bằng chứng mới xuất hiện. Tôi nghĩ chính phủ Anh quốc cũng nên gây áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới, yêu cầu họ đưa ra phản hồi rõ ràng trước kết quả điều tra của China Tribunal, đồng thời tiến hành đánh giá độc lập một cách thích đáng.”
“Tôi sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Anh quốc, và truyền đạt quan điểm rõ ràng của chúng tôi rằng, chúng tôi tuyệt đối không bao giờ bàng quan đứng nhìn, tuyệt đối không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy.”
Dân biểu Mark Pritchard: Lo ngại sâu sắc đối với các học viên Pháp Luân Công
Dân biểu Rt Hon Mark Pritchard viết trong thư rằng: “Mỗi cá nhân đều nên được hưởng quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hoặc đối đãi bằng bạo lực.”
“Vương quốc Anh lo ngại sâu sắc về việc ĐCSTQ tiếp tục đàn áp các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác. Trải nghiệm của họ khiến người ta thật đau lòng. Chính vì những vấn đề này, Trung Quốc đã trở thành một trong 32 quốc gia được ưu tiên quan tâm về nhân quyền mà Vương quốc Anh đặc biệt quan tâm.”
“Chính phủ Anh quốc thường xuyên nêu lên những lo ngại về nhân quyền với chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) một cách trực tiếp, cũng như tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Hội đồng Âu Châu và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong đó có những lo ngại về cách đối xử với các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số.”
“Ngoài ra, Ngài Ngoại trưởng cũng bày tỏ rõ ràng sự quan ngại của mình về vấn đề vi phạm nhân quyền trong cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc vào ngày 05/12/2023.”
Dân biểu Ian Levy: Mỗi cá nhân đều nên được hưởng quyền tự do tín ngưỡng
Dân biểu Ian Levy viết trong thư rằng: “Mỗi cá nhân đều nên được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, có thể tự do tín ngưỡng, thay đổi hoặc chia sẻ tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đối đãi bằng bạo lực. Đây là nhân quyền mà tất cả mọi người đều nên được hưởng. Vì vậy, các đồng nghiệp trong nội các của tôi và tôi cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo và phi tôn giáo.”
“Đáng tiếc là, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác. Vương quốc Anh vô cùng lo ngại về hành vi này. Những gì họ đang trải qua thật khiến người ta đau lòng! Có nhiều lý do khiến Trung Quốc trở thành một trong 32 quốc gia trọng điểm về nhân quyền mà Vương quốc Anh quan tâm. Hoàn cảnh khó khăn của các học viên Pháp Luân Công là một trong nhiều lý do này.
“Là một đối tượng ưu tiên, chính phủ Anh quốc thường xuyên nêu lên những lo ngại về nhân quyền với chính quyền Trung Quốc và các tổ chức đa phương bao gồm OSCE, Hội đồng Âu Châu và Liên minh Quốc tế về Tự do Tôn giáo. Trong đó bao gồm vấn đề đối xử với các tôn giáo và dân tộc thiểu số. Điều này đã được phản ánh trong tuyên bố của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 06/2023, và cũng được đề cập trong bài diễn văn của cá nhân Ngài Ngoại trưởng lúc bấy giờ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
“Ngoài ra, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 04/2024, Bộ trưởng đặc trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nêu lên mối lo ngại về nhân quyền ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc.”
Dân biểu Feryal Clark: Sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Anh quốc và sẽ không dung thứ cho hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ
Dân biểu Feryal Clark viết trong thư rằng: “Tôi lo ngại sâu sắc về những người đang bị bức hại vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc. Cho dù họ là người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người theo đạo Cơ Đốc, Phật tử, hay học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đối đãi bằng bạo lực là quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng.”
“Xin hãy yên tâm, tôi sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Anh quốc, truyền đạt rõ lập trường rằng, chúng tôi sẽ không bao giờ bàng quan đứng nhìn, tuyệt đối không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền.”
Nữ nam tước Whitaker viết trong thư rằng: “Tôi chân thành chúc sự kiện thành công viên mãn và đạt được tiến bộ tốt đẹp về các vấn đề mà chúng ta quan tâm.”
Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng: Trái tim tôi ở cùng các bạn
Ông Benedict Rogers, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, người sáng lập và Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, đã viết trong bức thư rằng: “Tôi đã có vinh dự được trải qua (Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/05) với các bạn vào năm ngoái, trái tim tôi ở cùng các bạn.”
Trong thư, ông Rogers bày tỏ: “25 năm trước, ngày 13/05 đã được chọn là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Đó là bảy năm sau khi nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, công khai giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 13/05/1992. Với tư cách là một người bạn của các học viên Pháp Luân Công, tôi rất vinh dự được sát cánh cùng các bạn về mặt tinh thần để cùng kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.”
“Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc trong 25 năm qua là điều khiến người ta chấn động, phẫn nộ và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị đánh đập, bị tra tấn, bị bỏ tù, và bị sát hại. Rất nhiều người đã bị đưa đến các trại lao động như Mã Tam Gia, nơi họ bị ngược đãi, tra tấn và cưỡng bức lao động một cách nghiêm trọng.”
“Tất nhiên, như kết luận được đưa ra của China Tribunal do Ngài Geoffrey Nice chủ trì vào năm 2019, các học viên Pháp Luân Công phải chịu nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức, một hành vi man rợ được gọi là ‘thu hoạch nội tạng sống.’ China Tribunal đã phát hiện ra rằng loại hành vi tàn bạo như vậy đang xảy ra, và đã phát sinh trên quy mô tương đối lớn, cấu thành tội ác phản nhân loại. Như Ngài Geoffrey Nice đã nói khi đưa ra phán quyết của tòa án này, bất kỳ ai kết giao với Trung Quốc đều nên biết rằng họ đang ‘giao lưu với một quốc gia tội phạm.’ Cuộc bức hại này thật khiến người ta đau lòng, đặc biệt khi tôi biết rằng các học viên Pháp Luân Công thực hành đức tin của mình hoàn toàn ôn hòa.”
“Trong nhiều năm qua, tôi đã quen rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Tôi phát hiện không có ngoại lệ nào rằng họ là những người hiếu khách, rộng lượng, thiện lương, thông minh, ôn hòa và đứng đắn. Họ sống tốt và có nhân phẩm cao cả dựa trên các giá trị ‘chân, thiện, và nhẫn.’”
“Khi kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, chúng ta cùng nhau tôn vinh các giá trị ‘chân, thiện, và nhẫn’ này. Những giá trị này không chỉ là những giá trị của Pháp Luân Công, mà còn là những giá trị phổ quát và nhân văn mà mọi người thuộc mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều có thể và nên tiếp nhận, thực hành.”
“Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cơ bản là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Như được nêu trong Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đó là quyền cơ bản của mỗi cá nhân ở bất kỳ đâu và không có ngoại lệ. Mỗi cá nhân đều có quyền lựa chọn, tin tưởng, chia sẻ hoặc thay đổi tín ngưỡng của mình. Vì vậy, tôi sẽ luôn bảo vệ quyền tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của các học viên Pháp Luân Công và kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.”
Toàn Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ