Âm nhạc có tác dụng chữa bệnh thần kỳ!
Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Dù là lúc nấu ăn hay làm việc… chúng ta đều cần âm nhạc làm bầu bạn. Thậm chí, nó còn có thể trở thành một phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh. Việc dùng âm nhạc trị bệnh không chỉ được ghi chép trong các sách cổ Trung Hoa, mà còn xuất hiện nhiều ở phương Tây.
Trong cuốn “Thuyết Uyển” ghi lại rằng, một vị thầy thuốc nọ đã dùng ống trúc làm nhạc khí, chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Y học cổ truyền Trung Quốc giảng “Thân tâm hợp nhất’, âm nhạc có thể giúp tâm tình vui vẻ, mà vui vẻ thì sẽ tác động đến hoạt động của tạng tâm. Vì tạng tâm làm chủ huyết mạch, khí huyết theo đó được lưu thông, điều tiết khí huyết mới mẻ và dòng năng lượng đến vị trí vết thương. Từ đó giúp loại bỏ các thành phần vật chất độc hại đối với cơ thể, tăng cường khả năng hồi phục.
Vào giữa thế kỷ 19 ở phương Tây, bà Florence Nightingale, người khai sinh ra ngành Điều dưỡng hiện đại, đã công nhận việc sử dụng âm nhạc có thể giúp trị thương hiệu quả cho các binh sĩ. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các báo cáo về âm nhạc trị liệu trong bệnh viện đã tăng lên đáng kể. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, âm nhạc trị liệu đã nhận được nhiều công nhận hơn từ giới y học.
Một bài báo trên tờ New York Times năm 1950 viết rằng: “Mặc dù (âm nhạc trị liệu) mới phát triển ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó đã cho thấy giá trị không thể nghi ngờ. Trong bệnh viện, trong khi phương pháp thông thường không thể điều trị được một số bệnh nan y của thương binh, nhưng nhờ âm nhạc trị liệu, những bệnh nhân này đã được cải thiện, thậm chí là bình phục hoàn toàn”.
Âm nhạc có liên quan chặt chẽ đến ngũ hành và vũ trụ
Trên thực tế, theo ghi chép của các sách cổ Trung quốc, nguồn gốc của âm nhạc có thể bắt nguồn từ khi vũ trụ mới hình thành.
Cuốn “Lã Thị Xuân Thu” đề cập: “Âm nhạc có nguồn gốc rất xa xưa, sinh ra từ đo lường, bắt nguồn từ Thái nhất. Thái nhất sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh âm dương”. Vì vậy, âm nhạc đã có từ lịch sử rất lâu đời, nó có liên quan mật thiết với thân thể người, văn hoá và vũ trụ.
Khi mới hình thành, vũ trụ ở trạng thái vô cực, không thể nhìn thấy bất kỳ thứ gì. Sau những năm tháng dài đằng đẵng, vũ trụ đã sinh ra thái cực, vật chất bắt đầu kết tụ và cố định lại. Khi thái cực sinh ra lưỡng cực thì cũng là lúc hình thành âm dương, rồi xuất hiện các khái niệm ngũ hành, bốn mùa, phương vị. Do đó, trong vạn sự vạn vật đều hàm chứa âm dương ngũ hành.
Ngũ âm trong âm nhạc cũng tương ứng với ngũ hành. Vậy thế nào là ngũ âm?
Trong cuốn “Quản tử – Địa duyên thiên” viết, dùng một ống trúc dài 81 đơn vị để xác định “âm Cung”, sau đó dùng phương pháp “tam phân tổn ích” để thu được ngũ âm, tên gọi lần lượt là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Ngũ âm tương ứng với năm nốt trong âm nhạc phương Tây là Do, Re, Mi, Sol, La.
Trong y học thời Trung Quốc cổ đại, ngũ âm không chỉ tương ứng với ngũ hành mà còn liên quan đến ngũ tạng, ngũ phương vị và các mùa.
Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc Thư Dung (Shu Rong), người thuộc dòng dõi gia tộc có 600 năm theo nghề y cho biết: “Chúng ta có thể thông qua quan hệ giữa ngũ âm và ngũ hành, khiến ngũ âm và tạng phủ, các mùa, phương vị liên kết toàn bộ với nhau. Bởi vậy, âm nhạc có liên hệ vô cùng mật thiết với thân thể người và vũ trụ”.
Ngũ âm trong âm nhạc đối ứng với ngũ tạng trong cơ thể, có thể dùng để trị bệnh
Trong “Hoàng đế nội kinh” viết: “Trời có ngũ âm, con người có ngũ tạng… Đó là sự tương ứng giữa Trời Đất và con người”.
Điều đáng kinh ngạc là, y học hiện đại cũng đã bước đầu phát hiện ra rằng tần số của ngũ âm tương hợp với ngũ tạng.
Theo góc độ nhìn nhận của khoa học hiện đại, các cơ quan trong cơ thể đều rung động theo một tần số nhất định. Một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh” cho thấy, âm nhạc có thể cộng hưởng với cơ quan trong cơ thể thông qua sóng âm, từ đó điều chỉnh các chức năng sinh lý của tạng phủ và tiến hành trị liệu.
Nghiên cứu này phát hiện, tần số của âm Thương (Re) tương ứng với tần số của phổi và đại tràng. Tần số của âm Giốc (Mi) giống với tần số của gan và túi mật. Ba âm còn lại cũng có kết quả tương tự.
Đông y giảng, đau tức là không thông, thông ắt không đau. Bác sĩ Thư Dung nói: “Sức mạnh của âm nhạc có thể làm rung động các huyệt mạch, đả thông khí huyết”.
“Hoàng Đế Nội Kinh” viết: “Bách bệnh đều do khí mà ra, tất cả chứng bệnh ban đầu đều là vì khí huyết lưu thông kém mà sinh ra. Khí huyết không thông là vì tâm trạng bất ổn. Ví dụ: nóng giận khiến khí chảy ngược lên, làm tổn thương gan. Sợ hãi khiến khí đi xuống, làm tổn thương thận. Lo âu khiến khí bị ứ tắc, làm tổ thương lá lách, v.v. Có thể thấy rằng, khi chúng ta có phản ứng thái quá thì đều sẽ sinh ra các loại bệnh tật.
“Mỗi tạng phủ đều có phần tinh thần và phần vật chất”, bác sĩ Thư Dung giải thích thêm.
Ví dụ như tạng tâm, mọi người thường nói “tâm – thần”, vậy “tâm” đại biểu cho vật chất, còn “thần” đại biểu cho tinh thần. Âm nhạc có thể đồng thời khai thông khí huyết trong thân thể vật chất và điều hoà cảm xúc tinh thần, cho nên “cơn đau tự nhiên sẽ thuyên giảm”.
Bác sĩ Thư Dung cho biết, âm nhạc truyền thống có khả năng trị bệnh rất hữu hiệu. Hơn nữa, từng loại nhạc có thể dùng để trị bệnh ở các cơ quan khác nhau như tim, gan, thận.
Hai phương pháp âm nhạc trị liệu
1. Phương pháp “tương sinh”
Thông thường, cơ quan nào bị bệnh thì chỉ cần nghe loại nhạc tương ứng. Ví dụ, những người mà can khí ứ trệ thì khi nghe nhạc có âm Giốc thì có thể giúp triệu chứng thuyên giảm.
Nhưng nếu thân thể quá suy nhược, có thể dùng nguyên lý “ngũ hành tương sinh” để điều trị thêm. Can thuộc Mộc trong Ngũ hành, Thuỷ sinh Mộc. Thuỷ đối ứng với âm Vũ, cho nên nghe thêm nhạc âm Vũ có thể giúp ổn định tinh thần, cải thiện tình trạng can khí ứ trệ.
2. Phương pháp “tương khắc”
Trong trường hợp can khí quá thịnh, có thể dùng nguyên lý “ngũ hành tương khắc” để điều trị, dùng âm nhạc xoa dịu ngũ tạng. Kim khắc Mộc, Kim đối ứng với âm Thương, cho nên có thể nghe nhạc có âm Thương để điều hoà can khí.
Âm nhạc tốt mới là liều thuốc tốt
Nếu dùng âm nhạc chữa bệnh thì phải lựa chọn loại nhạc phù hợp. Bác sĩ Thư Dung nói: “Âm nhạc không phù hợp, có thể dẫn đến mắc bệnh”.
Vì âm nhạc có thể cộng hưởng với tần số các tạng phủ trong cơ thể, vậy nên âm nhạc với tần số sai lệch cũng có thể làm rối loạn các tạng khí. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, âm nhạc không hài hòa, tạp âm sẽ khiến người nghe không thoải mái, ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngũ tạng như can, thận.
Mặt khác, âm nhạc có mang lại lợi ích cho cơ thể con người hay không, không chỉ phục thuộc vào việc vận dụng ngũ âm. Nó còn phụ thuộc vào việc người sách tác, người biểu diễn có đủ sự thuần tịnh hay không, tâm tính và đạo đức có tốt hay không. Một số loại âm nhạc không tốt, không những gây ra bệnh tật cho con người, thậm chí còn dẫn đến sự suy vong của một đất nước.
Sách “Lễ Ký” của Trịnh Huyền ghi chép rằng, vào thời Xuân Thu, trong một lần yến hội ở nước Tấn, Tấn Bình Công mở tiệc khoản đãi Vệ Linh Công. Vệ Linh Công đã lệnh cho nhạc sư diễn tấu một khúc nhạc góp vui. Nhưng khi đang tấu dở thì Sư Khoáng, nhạc sư của nước Tấn đã vội vàng ngăn lại, nói: “Đây là bản nhạc do nhạc sư cổ đại sáng tác cho Trụ Vương. Tiếng nhạc suy đồi dâm dật, khiến ý chí suy kiệt, là âm thanh vong quốc! Không thể đàn bài này!”. Qua đó, có thể thấy người xưa rất coi trọng sức ảnh hưởng của âm nhạc.
Bác sĩ Thư Dung kể lại rằng, vài năm trước bà từng gặp một bệnh nhân là bà Lý (bút danh). Con trai bà Lý mắc chứng trầm cảm. Nhưng một lần, bà Lý đưa con đi xem biểu diễn Shen Yun, khi trở về, các triệu chứng trầm cảm của cháu đã biến mất hoàn toàn. Không những thế, đứa trẻ còn trở nên ngoan ngoãn, lễ phép hơn trước rất nhiều. Một năm sau, chứng trầm cảm của cháu cũng không hề tái phát. Bà Lý cảm thấy vô cùng khó tin, nhiều lần kể chuyện này với bác sĩ Thư Dung.
Bác sĩ Thư Dung nói, chứng trầm cảm của đứa trẻ đã biến mất sau khi xem buổi biểu diễn Shen Yun, một phần là nhờ âm nhạc của chương trình biểu diễn. Bà giải thích rằng, âm nhạc của Shen Yun sử dụng các thủ pháp truyền thống Trung Quốc, lấy ngũ âm làm chủ đạo, còn các âm tiết khác làm bổ trợ.
“Âm nhạc thuần chính của ngũ âm phù hợp với nguyên lý ngũ hành, nên có thể đóng vai trò trị liệu hiệu quả”, bà nói.
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ