3 câu hỏi sẽ khiến bạn thay đổi tư duy từ bận rộn sang chiến lược
Chỉ với những thay đổi rất đơn giản về nhận thức, bạn có thể bỏ sự “điên cuồng” lại phía sau và thực sự tiến đến mục tiêu.
Cứ mỗi khi tôi hỏi về tình trạng của một ai đó, họ đều đáp lại với một câu trả lời giống như là “Bận lắm, nhưng vẫn ổn”. Có rất nhiều thứ thu hút sự chú ý của chúng ta, từ những mẩu quảng cáo đến việc lướt mạng xã hội cho đến những cuộc gọi về công việc hay những hoạt động gia đình.
Khi tôi nhận ra rằng mọi người đều có phần nào đó gánh trách nhiệm vượt quá khả năng hay thậm chí là hoàn toàn bị vây khốn, tôi cũng không ngoại lệ, ở một số thời điểm, tôi đã bắt đầu nhận thấy rằng có những ngày đã trôi qua, và tôi chỉ tổng kết được những điều như “Tôi không biết một ngày đã trôi đi đâu mất” hay là “Tôi đã chẳng thể hoàn thành danh sách công việc của mình”, hay là “Tôi cảm thấy mình chẳng tiến thêm được bước nào”.
Xu hướng này khiến tôi băn khoăn về những cách định nghĩa của sự tiến bộ một cách phù hợp hơn. Thậm chí với những tiến bộ nhỏ thôi, tôi nghĩ rằng tôi đều phải để tâm đến, và theo một cách nào đó, nó đã thực sự có thể thúc đẩy tôi, tốt hơn nhiều so với việc lập danh sách những việc cần làm càng lúc càng dài ra.
Để có thể có được cách tư duy này, tôi đã tự hỏi bản thân ba câu hỏi, từ đó tôi đã có những thay đổi sâu sắc đến cách thức phân bổ thời gian của tôi và những thành tựu mà tôi có thể đạt được.
Hiện tại, thay vì tự hỏi “Thời gian đã đi đâu?”, tôi lại hỏi “Bạn có thể tìm thời gian cho mọi việc của mình làm ở đâu?”
Những công việc này ảnh hưởng đến tương lai hay hiện tại của tôi ?
Tôi nhận ra rằng có rất nhiều đầu mục công việc trong danh sách, nhưng đơn giản là chúng chẳng có tác dụng gì đối với tương lai của tôi. Chúng có thể là những việc chỉ để lật qua một trang giấy khác, hay là một bước trong một quy trình lớn hơn. Những công việc này chẳng gặt hái được gì nhiều và có thể cần phải làm đi làm lại bằng cách này hay cách khác, nhưng tôi lại để nó chiếm dụng quá nhiều thời gian của mình. Vì thế, tôi bắt đầu tự hỏi:
“Liệu thời gian tôi dành cho công việc này có thể giúp tôi tiến đến tương lai và đến với nơi tôi mong muốn không, hay chỉ đến một nơi giống như hiện tại?”
Nếu công việc này chỉ giữ tôi ở vị trí tương tự, thì có thể thể ở một trong hai trường hợp sau: chắc chắn phải hoàn thành hoặc không cần phải hoàn thành.
Với trường hợp đầu tiên, đó có thể là một phần công việc của tôi hoặc do sếp yêu cầu tôi phải làm, tôi sẽ hoàn thành việc này một cách nhanh chóng, hiệu quả và chuyển sang việc khác. Nếu đó là việc không cần phải hoàn thành, tôi sẽ xóa đi.
Có lẽ đó là một cuộc họp không bắt buộc; vậy thì tôi sẽ tự hỏi rằng liệu tôi có thể có thêm điều gì bổ ích không? Nếu không thì tôi sẽ không tham dự, để dành thời gian cho những dự án có ích hơn cho tương lai của mình.
Công việc này ảnh hưởng đến tương lai của tôi nhiều đến đâu?
Chúng ta nên dành ít thời gian hơn đối với một vài dự án dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đối với những ngày và những tuần tiếp theo.
Khoảnh khắc tôi nảy ra một sáng kiến quan trọng là khi đang thực hiện một dự án cụ thể; tôi cần phải quyết định nền tảng tốt nhất để tổ chức các khóa học của mình cho trang Invinciblesparkle.com. Tôi cần một thứ gì đó vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể cho phép các học viên có được nội dung cần thiết một cách thuận tiện, và quy trình thanh toán cũng dễ dàng.
Tôi đã dành hàng giờ để xem các trang blog, tìm hiểu về các dịch vụ tốt nhất và cách chúng tích hợp với emails cùng với các chủ đề khác. Cuối cùng, tôi đã chọn và đăng ký với một trong những nhà cung cấp lớn.
Tôi nhận ra rằng khi tôi thật sự chú tâm làm một việc gì, đó là khi tôi cần một sự lựa chọn tốt cho hiện tại.
Khi việc kinh doanh của tôi cần phải thay đổi, việc chuyển nội dung qua một địa chỉ khác thì rõ ràng là dễ dàng hơn mà không cần phải tiêu tốn hàng giờ để tìm kiếm một giải pháp có giá trị mãi mãi. Tôi đã đặt quá nhiều tinh lực chỉ để thực hiện công việc đó – đặc biệt là cụm từ “tốt nhất” – hơn là cân nhắc tác động của công việc đó đối với tương lai như thế nào.
Thời gian trôi đi, nhu cầu này có thể được giải quyết bằng một giải pháp hoàn toàn khác, và tôi đáng lẽ cần sử dụng thời gian đã mất đó cho việc khác.
Liệu công việc này đang giúp bạn sinh lợi hay tiêu tốn?
Tôi không thể nói với bạn rằng đã bao nhiêu lần tôi mở một ứng dụng lên, và rồi 10, 20, hay 30 phút sau đó lại nghĩ “Tôi đã mở ứng dụng này lên để làm gì nhỉ?” Nguyên nhân là vì tôi đã chuyển từ chế độ sinh lợi sang chế độ tiêu tốn – bắt đầu đọc, tương tác và quên mất việc tôi cần làm.
Dần dần, tôi đã bắt đầu nghĩ về tất cả thời gian đã mất trong một ngày qua những việc tiêu tốn kiểu này – cống nạp cho mạng xã hội, TV, mua hàng trực tiếp, bạn biết đấy – và tôi đã hoàn toàn chịu thua chúng.
Khi tôi dần thấm thía được sự thật khó nhằn đó, tôi đã có thể chuyển sang thời gian sinh lợi và điều chỉnh thời gian tiêu tốn một cách tốt hơn.
Ví dụ trong trường hợp điều chỉnh thời gian tiêu tốn, khi tôi xem những chương trình TV yêu thích, tôi có thể đồng thời chỉnh sửa website hoặc làm các công việc không cần sự yên tĩnh khác.
Những câu trả lời cho ba câu hỏi trên đã giúp tôi kiểm soát được thời gian, tập trung sức lực và tiến bước tốt hơn đến với mục tiêu của mình. Những cách làm này sẽ giúp bạn tập trung vào việc thúc đẩy bản thân tiến về phía trước, và kết quả không chỉ là cảm giác “bận rộn”, mà là “đã hoàn thành”.