11 thói quen khác biệt của những người thành công
Người ta thường nói: “Thành công không đến một cách ngẫu nhiên.” Ngoài sự chăm chỉ và may mắn, những người thành công thường có một số đặc điểm hoặc thói quen khác biệt với người bình thường. Một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu những người thành công trong thời gian dài. Ông đã chia sẻ 11 thói quen của những người thành công, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi.
Ông Adam Grant, tác giả cuốn sách bán chạy nhất Mỹ quốc, nhà tâm lý học nghề nghiệp kiêm Giáo sư tại Đại học Pennsylvania, đã viết trên trang web CNBC rằng ông đã nghiên cứu về những người thành công trong suốt cuộc đời mình. Ông đã tóm tắt 11 thói quen đơn giản mà họ thực hiện mỗi ngày:
(1) Tìm kiếm lời khuyên hơn là phản hồi
Phản hồi mang tính hồi tưởng quá khứ – nó cho phép mọi người chỉ trích hoặc cổ vũ bạn. Còn lời khuyên mang tính hướng tới tương lai – nó sẽ khiến mọi người hướng dẫn bạn. Vì vậy, bạn có thể hỏi ai đó một câu như thế này: “Lần sau tôi có thể làm gì để làm được tốt hơn?”
(2) Dạy những gì họ muốn học
Cách tốt nhất để học một điều gì đó, chính là dạy. Bạn sẽ hiểu nó rõ hơn sau khi bạn làm rõ nó; bạn sẽ nhớ nó tốt hơn sau khi bạn dành thời gian để suy ngẫm về nó. Bạn có thể thực hiện việc này theo nhóm, mỗi thành viên sẽ phụ trách dạy một kỹ thuật hoặc thông tin cụ thể.
(3) Tìm kiếm sự khó chịu
Ngoài việc học tập chăm chỉ, hãy khiến bản thân cảm thấy không thoải mái. Tìm kiếm sự khó chịu sẽ khiến bạn trưởng thành nhanh hơn. Nếu bạn muốn làm điều gì đó đúng, bạn phải bắt đầu bằng việc cảm thấy có điều gì đó không ổn.
(4) Theo đuổi sự xuất sắc hơn là sự hoàn hảo
Sự tiến bộ đến từ việc duy trì các tiêu chuẩn cao chứ không phải loại bỏ mọi khuyết điểm. Hãy tìm một số khuyết điểm mà bạn có thể chấp nhận được. Hãy suy nghĩ về chỗ nào bạn thực sự cần làm tốt hơn, và chỗ nào bạn đã đủ giỏi rồi.
Vào cuối ngày, hãy tự hỏi bản thân: “Tôi đã làm cho mình tốt hơn chưa? Tôi có làm cho người khác tốt hơn không?”
(5) Đặt ra giới hạn thấp hơn cho những sai lầm
Để khuyến khích bản thân thử và sai, bạn có thể đặt ra số lỗi tối thiểu mà bạn có thể mắc phải mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Bằng cách này, khi dự đoán bản thân sẽ mắc sai lầm, bạn có thể ngẫm nghĩ ít hơn và cải thiện nhiều hơn.
(6) Đánh giá nguồn thông tin nào là đáng tin cậy
Quyết định thông tin nào đáng để tiếp thu và thông tin nào cần được lọc ra. Hãy lắng nghe những kiến nghị của huấn luyện viên có chuyên môn phù hợp (độ tin cậy), biết rõ về bạn (quen thuộc) và muốn mang lại kết quả tốt nhất cho bạn (quan tâm).
(7) Là thẩm phán cuối cùng của bản thân
Thà làm người khác thất vọng còn hơn làm chính mình thất vọng. Trước khi bạn đưa một điều gì đó ra thế giới, hãy đánh giá xem nó có đủ tốt để đại diện cho bạn hay không. Nếu đây là tác phẩm duy nhất của bạn mà mọi người nhìn thấy, bạn có tự hào về nó không?
(8) Xem công việc cực nhọc hàng ngày là nguồn vui
Để duy trì hòa hợp, bạn có thể đặt ra các thử thách xây dựng kỹ năng thú vị. Chẳng hạn như cách các bác sĩ nội trú sử dụng những từ vô nghĩa để rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của họ.
(9) Tham gia vào chuyến du hành thời gian bằng tinh thần
Khi bạn không hài lòng với sự tiến bộ của mình, hãy nghĩ xem bản thân trong quá khứ sẽ nhìn nhận những thành tựu hiện tại của bạn như thế nào. Nếu như 5 năm trước bạn biết được thành tựu của mình ngày hôm nay, bạn sẽ tự hào ra sao?
(10) Khi gặp khó khăn, rút lui để tiếp tục tiến về phía trước
Khi bạn gặp phải một bức tường, có lẽ đã đến lúc phải lùi lại và tìm một con đường mới. Có vẻ như bạn đang đi thụt lùi, nhưng đó thường là cách duy nhất để tìm ra con đường mới để tiến về phía trước.
(11) Mở cửa cho những người bị đánh giá thấp và xem nhẹ