11 cách tự nhiên điều trị chứng ợ nóng
Trào ngược acid dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng đến 50% người dân Hoa Kỳ. Các thuật ngữ phổ biến khác được sử dụng cho chứng này là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease-GERD) hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng (peptic ulcer disease).
Triệu chứng đặc trưng của trào ngược acid dạ dày là “ợ nóng (heartburn)” —cảm giác nóng rát sau xương ức đôi khi lan đến cổ họng. Trong một số trường hợp, cảm giác này này có thể nghiêm trọng đến mức bị nhầm lẫn với cơn nhồi máu cơ tim.
Thông thường, trào ngược acid dạ dày được cho là do lượng acid dư thừa trong dạ dày, nên các loại thuốc làm giảm lượng acid thường được kê đơn hoặc khuyên dùng.
Đây là một nhận thức y học sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến hàng trăm triệu người, vì vấn đề thường lại là do dạ dày thiểu toan.
Nguyên nhân nào gây ra chứng ợ nóng?
Sau khi thức ăn đi qua thực quản vào dạ dày, một van cơ được gọi là cơ thắt thực quản dưới (lower esophageal sphincter-LES) sẽ đóng lại, ngăn thức ăn hoặc acid trào ngược lên trên
Trào ngược acid dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES) giãn ra, cho phép acid từ dạ dày trào lên thực quản. Nhưng điều quan trọng là trào ngược acid dạ dày không phải do dạ dày thừa toan; thay vào đó nó nó là một triệu chứng liên quan đến:
- Thoát vị khe hoành 1
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) (vi khuẩn H. pylori gây ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số thế giới và đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là một trong những nguyên nhân gây ung thư Nhóm 1)
Mặc dù hai tình trạng trên không liên quan nhau, nhưng nhiều người bị thoát vị khe hoành cũng nhiễm H. pylori, gây viêm mãn tính nhẹ tại vùng niêm mạc dạ dày , dẫn đến loét dạ dày và các triệu chứng liên quan. Nếu bạn bị thoát vị khe hoành, liệu pháp vật lý trị liệu tại vùng này có thể có hiệu quả và các nhà trị liệu thần kinh cột sống (chiropractors) lành nghề có thể thực hiện việc này.
Nghiên cứu của tiến sĩ Barry Marshall, một bác sĩ người Úc, vào đầu những năm 1980 cho rằng nhiễm khuẩn H. pylori cũng có thể là một nguyên nhân, hoặc là nhân tố chính, gây ra các triệu chứng trào ngược.
Bạn có đang gặp tác dụng phụ của thuốc ?
Bên cạnh những nguyên nhân căn bản, một số loại thuốc cũng có thể gây ra chứng ợ nóng. Một trong những thủ phạm phổ biến bao gồm thuốc điều trị lo lắng và trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, nitroglycerin, thuốc điều trị loãng xương và thuốc giảm đau.
Nếu bạn bị ợ nóng do dùng thuốc, tất nhiên, câu trả lời là loại thuốc bạn đang dùng là gì, khi nào và cách bạn sử dụng nó. Đừng nghĩ rằng chỉ cần thêm một loại thuốc khác để chống lại tác dụng phụ này. WebMD4 cung cấp một số mẹo hữu ích về cách giải quyết chứng ợ nóng do thuốc, chẳng hạn như:
- Tránh dùng quá liều được khuyến cáo hoặc quy định
- Một số loại thuốc tốt nhất nên uống khi đói, trong khi một số khác ít gây ợ chua khi được dùng sau khi bữa ăn. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng hoặc xin ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn về thời điểm và cách dùng thuốc
- Yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem xét TẤT CẢ các loại thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng để xem liệu chúng có gây ra chứng ợ nóng hay không. Có thể thay đổi liều hoặc đổi thuốc khác để giảm bớt chứng ợ nóng. Một số loại thuốc được dùng ở dạng kem hơn là thuốc viên, sẽ ít gây ra chứng ợ nóng.
- Tránh nằm ngay sau khi uống thuốc.
- Uống một ít trà gừng
Vì sao thuốc điều trị ợ nóng có thể gây hại nhiều hơn có lợi
Một trong những loại thuốc thường được kê đơn điều trị ợ nóng và trào ngược acid dạ dày là thuốc ức chế bơm proton (PPI), loại thuốc này rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sản xuất acid dạ dày.
Nghe có vẻ đây là một phương thuốc điều trị thích hợp, nếu chúng ta quan niệm acid dạ dày đang trào lên thực quản . Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đó thực sự là cách tiếp cận tồi tệ nhất , vì vấn đề chính là do dạ dày thiểu toan.
Có hơn 16,000 bài báo y tế cho thấy rằng việc ngăn chặn acid không giải quyết được vấn đề. Nó chỉ điều trị tạm thời các triệu chứng bệnh.
Các PPI như Nexium, Prilosec và Prevacid ban đầu được thiết kế để điều trị một lượng có hạn các vấn đề nghiêm trọng. Theo Mitchell Katz, giám đốc Sở Y tế công cộng San Francisco, đã viết một bài xã luận về chủ đề này cách đây 4 năm, rằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) chỉ được chứng nhận để điều trị:
- Các vết loét đang chảy máu
- Hội chứng Zollinger-Ellison (một tình trạng hiếm gặp khiến dạ dày tăng tiết acid )
- Bị trào ngược acid dạ dày nghiêm trọng, và nội soi xác nhận rằng thực quản đang bị tổn thương
Theo ông Katz, “khoảng 60 đến 70% người dùng những loại thuốc này bị ợ chua nhẹ và thật sự là họ không nên sử dụng chúng chút nào.” Vấn đề của thuốc ức chế bơm proton là khi bạn ngăn lượng acid dạ dày, bạn sẽ giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter. Vì vậy, nếu chứng ợ nóng là do nhiễm H. pylori, nó sẽ làm cho tình trạng trở nên xấu hơn và kéo dài bệnh lý thêm. Bên cạnh đó, việc giảm acid dạ dày sẽ làm giảm cơ chế bảo vệ chính đối với các bệnh lý nhiễm trùng do thực phẩm gây ra, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thuốc ức chế bơm proton cũng có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn, bao gồm viêm phổi, loãng xương, gãy xương hông và nhiễm trùng Clostridium difficile (một loại vi khuẩn đường ruột có hại.)
Cảnh báo: Chất ức chế bơm proton có xu hướng gây ra sự phụ thuộc vào thuốc
Cũng cần lưu ý nguy cơ phát triển khả năng dung nạp và phụ thuộc vào thuốc ức chế bơm proton, vì vậy bạn không nên ngừng dùng thuốc này một cách đột ngột. Bạn cần dừng dần dần, nếu không, các triệu chứng sẽ bùng phát nghiêm trọng trở lại. Trong một số trường hợp, nó có thể tồi tệ hơn so với trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc.
Tốt nhất là, bạn nên dùng liều thấp hơn liều hiện tại, sau đó dần dần giảm bớt liều lượng. Khi giảm đến liều thấp nhất của thuốc, bạn có thể bắt đầu thay thế bằng thuốc kháng H2 (H2 blocker) không kê toanhư Tagamet, Cimetidine, Zantac hoặc Raniditine. Sau đó, bạn lại dần dần cai thuốc kháng H2 trong vài tuần tiếp theo.
Khi bạn cai các loại thuốc này , bạn nên bắt đầu thực hiện một chương trình thay đổi lối sống để loại bỏ tình trạng này từ nay về sau. Thuốc kháng sinh thường có thể diệt trừ vi khuẩn H. pylori, nhưng các chiến lược hiệu quả khác cũng có thể có phát huy tác dụng. Tốt nhất, bạn nên thử những chiến lược này trước vì thuốc kháng sinh cũng sẽ tiêu diệt lợi khuẩn ruột , và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe khác. Bên cạnh đó, vi khuẩn H. pylori ngày càng đề kháng kháng sinh, khiến cho việc sử dụng các giải pháp trị liệu khác mà không dùng thuốc càng trở nên quan trọng hơn.
Phương pháp điều trị đầu tiên – Thực phẩm nguyên chất và men vi sinh
Cuối cùng, câu trả lời cho chứng ợ nóng và khó tiêu do acid là cân bằng và khôi phục chức năng tự nhiên của dạ dày . Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và đường chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid dạ dày vì nó làm mất sự cân bằng vi khuẩn hệ tiêu hóa của bạn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau và các loại thực phẩm chất lượng cao, lý tưởng là thực phẩm hữu cơ, chưa qua chế biến. Ngoài ra, tránh dùng các tác nhân gây dị ứng trong khẩu phần ăn. . Các thủ phạm phổ biến như caffeine, đồ uống có cồn và nicotine.
Ngoài ra, bạn cần cung cấp đủ lợi khuẩn từ chế độ ăn uống của mình. Điều này sẽ giúp cân bằng hệ khuẩn ruột , giúp loại bỏ H. pylori một cách tự nhiên mà không cần dùng kháng sinh. Nó cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đồng hóa thức ăn của bạn. Lý tưởng nhất là men vi sinh từ thực phẩm lên men. Nếu bạn không ăn thực phẩm lên men, bạn có thể cần bổ sung men vi sinh một cách thường xuyên. Tốt nhất, bạn nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm và đồ uống lên men , vì mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp nhiều loại vi sinh vật khác nhau.
Thực phẩm lên men bạn có thể dễ dàng làm tại nhà bao gồm:
- Rau cải lên men chua
- Tương ớt
- Sữa nuôi cấy vi sinh, chẳng hạn như sữa chua, men sữa kefir và kem chua
- Cá, chẳng hạn như cá thu và cá gravlax Thụy Điển
Giải quyết vấn đề thiểu acid
Như đã đề cập, chứng ợ nóng thường là dấu hiệu của việc dạ dày thiểu toan. Để giúp cơ thể tạo ra đủ lượng hydrochloric acid (acid dạ dày), bạn cũng cần đảm bảo rằng mình thường xuyên tiêu thụ đủ lượng thực phẩm thô.
Muối biển tinh khiết (muối chưa qua chế biến), chẳng hạn như muối Himalaya, không chỉ cung cấp lượng chloride mà cơ thể bạn cần để tạo ra hydrochloric acid, mà nó còn chứa hơn 80 khoáng chất vi lượng giúp các cơ chế sinh hóa hoạt động một cách tối ưu. Dưa cải Đức hoặc nước ép từ bắp cải cũng là một chất kích thích mạnh – có thể là mạnh nhất – để dạ dày sản xuất acid Uống một vài thìa cà phê nước ép bắp cải trước khi ăn, hoặc tốt hơn là uống nước dưa cải Đức lên men , sẽ cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.
11 cách tự nhiên áp dụng hiệu quả cho chứng trào ngược dạ dày của bạn
Giấm táo nguyên chất, chưa qua xử lý | Như đã đề cập trước đó, trào ngược acid dạ dày thường là do dạ dày thiểu toan.
Bạn có thể cải thiện lượng acid dạ dày bằng cách uống một muỗng canh giấm táo nguyên chất cùng một cốc nước . |
Betaine | Một lựa chọn khác là dùng thực phẩm bổ sung betaine hydrochloric, có sẵn trong các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe mà không cần toa. Bạn có thể uống bao nhiêu viên tùy thích để giảm cảm giác bỏng rát và sau đó giảm còn một viên. Nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn và cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. |
Baking soda
Bột nở |
Một nửa đến một thìa cà phê đầy bột nở (sodium bicarbonate) trong một cốc nước 8 ounce có thể làm dịu cơn trào ngược acid dạ dày vì nó giúp trung hòa acid dạ dày. Bạn không nên dùng thường xuyên trừ trường hợp khẩn cấp khi bị đau dữ dội |
Nước ép lô hội | Nước ép lô hội giúp giảm viêm tự nhiên, có thể làm dịu các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày. Uống khoảng 1/2 cốc nước ép lô hội trước bữa ăn. Nếu bạn muốn tránh tác dụng nhuận tràng của nó, hãy tìm nhãn hiệu đã loại bỏ thành phần nhuận tràng. |
Củ gừng hoặc trà hoa cúc | Gừng đã được phát hiện có tác dụng bảo vệ dạ dày bằng cách ngăn chặn acid và vi khuẩn helicobacter pylori. Theo một nghiên cứu năm 2007, nó cũng vượt trội hơn gấp 6 đến 8 lần so với lansoprazole trong việc ngăn ngừa sự hình thành vết loét ! Hơn nữa, gừng đã được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa từ thời cổ đại.
Cho hai hoặc ba lát gừng tươi vào hai cốc nước nóng.Ngâm trong khoảng nửa giờ và uống trước ăn 20 phút . Trước khi đi ngủ, một tách trà hoa cúc có thể giúp làm dịu chứng viêm dạ dày và giúp bạn dễ ngủ |
Vitamin D | Vitamin D rất quan trọng trong việc đối phó vấn đề nhiễm trùng . Mức vitamin D tối ưu giúp cơ thể bạn sản xuất khoảng 200 peptide kháng khuẩn chống lại nhiễm trùng.
Như tôi đã đề cập , bạn có thể tăng nồng độ vitamin D của mình bằng cách tiếp xúc ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng giường tắm nắng một cách an toàn. Nếu không thể , bạn có thể bổ sung vitamin D3 dạng uống; và cung cấp đủ lượng vitamin K2 . |
Astaxanthin | Chất chống oxy hóa đặc biệt mạnh này làm giảm các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày ở bệnh nhân khi so sánh với giả dược, đặc biệt ở người nhiễm helicobacter pylori. Liều tốt nhất dùng hàng ngày là 40mg. |
Cây Du Trơn | Cây du trơn có tác dụng làm dịu miệng, cổ họng, dạ dày và ruột, đồng thời chứa chất chống oxy hóa giúp giải quyết các tình trạng viêm ruột. Nó cũng kích thích đầu dây thần kinh hệ tiêu hóa giúp tăng tiết chất nhầy, bảo vệ đường tiêu hóa chống lại các vết loét và lượng acid dư thừa. Trung tâm y tế đại học Maryland đưa ra các khuyến nghị về liều lượng dành cho người lớn như sau:
|
Các loại thảo mộc Đông y điều trị triệu chứng viêm tiết niệu – sinh dục mãn tính | Các triệu chứng viêm tiết niệu – sinh dục bao gồm các vấn đề hệ tiêu hóa liên quan đến viêm nhiễm và sự xâm nhập của mầm bệnh. Để biết thêm thông tin về các loại thuốc Đông Y điều trị các triệu chứng này , vui lòng xem bài viết, “Điều trị các bệnh viêm mãn tính bằng thuốc Đông Y :‘ Hội chứng tiết niệu – sinh dục ’trong thực hành lâm sàng hiện đại,” được xuất bản bởi Trường Đại học Đông y Thái Bình Dương |
Glutamine | Nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy tổn thương đường tiêu hóa do H. pylori gây ra có thể được điều trị bằng acid amin glutamine, có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt bò, thịt gà, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa một số trái cây và rau quả. L-glutamine, đồng phân hoạt tính sinh học của glutamine, là một loại thực phẩm chức năng có sẵn. |
Folate hay folic acid (vitamin B9) và các vitamin nhóm B khác | Theo báo cáo của chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Byron Richards cho thấy vitamin B có thể làm giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày. Lượng folic acid cao giúp giảm trào ngược acid dạ dày khoảng 40%. Nồng độ vitamin B2 và B6 thấp cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ trào ngược acid. Cách tốt nhất để nâng mức folate là ăn các loại thực phẩm toàn phần giàu folate, chẳng hạn như gan, măng tây, rau bina, đậu bắp và đậu. |
Tóm lại, câu trả lời cho chứng ợ nóng và khó tiêu do acid là khôi phục chức năng và cân bằng tự nhiên của dạ dày . Nó không chỉ hữu ích cho việc tối ưu hóa hoạt động đường ruột mà còn rất quan trọng cho sức khỏe lâu dài của bạn, vì hệ khuẩn ruột giúp làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.Các tài liệu y khoa cho chúng ta biết rằng sức khỏe chỉ đảm bảo khi hệ khuẩn ruột được tối ưu . Tiêu thụ nhiều đường là một trong những cách ăn uống gây hại cho bạn — chúng thúc đẩy sự mất cân bằng hệ khuẩn ruột.
Thiên Vân biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times