Việc ‘tát cạn đầm lầy’ cần phải bao gồm cả chính sách xã hội và phúc lợi
Nếu Đảng Cộng Hòa thực sự tìm cách tát cạn cái gọi là “đầm lầy” Hoa Thinh Đốn — với những ích lợi rõ ràng, tức thời cho sự thịnh vượng và tự do của người Mỹ — thì họ không thể làm điều gì tốt hơn là bắt đầu với chính sách xã hội.
Từ lâu đã bị lãng quên, bộ máy phúc lợi khổng lồ không chỉ trao quyền cho hồ chứa lớn nhất của các chức năng thừa thãi này, mà còn là một trong những lĩnh vực phá hoại quyền lực của chính phủ nhiều nhất và việc kiềm chế lĩnh vực này sẽ giúp giảm nghèo đói, khôi phục lại các gia đình, hạn chế nhập cư, cắt giảm bộ máy chính trị của Đảng Dân Chủ, giúp tiết kiệm những khoản tiền khổng lồ, và nhiều thứ nữa.
Chính sách xã hội từ lâu đã bị bỏ quên, và điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Cho đến những năm 1990, chính sách xã hội-gia đình là ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa. Sự tàn phá về kinh tế và xã hội là do các chương trình Đại Xã Hội (Great Society) gây ra, buộc các nhà hoạch định chính sách và học giả, cả những người theo phái bảo tồn truyền thống lẫn tự do của cánh tả phải nghiêm túc chú ý, họ đã đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về sự nguy hiểm của chương trình này.
Vậy mà không có giải pháp nào được thực thi. Tổng thống Bill Clinton đã đánh cắp ánh hào quang của họ bằng những cải tổ thực sự chỉ mang tính chiếu lệ, khiến vấn đề hóa ra trở nên tồi tệ hơn, và những thứ tốt đẹp nhỏ nhặt đạt được đã bị Tổng thống Barack Obama đảo ngược lại.
Hơn bất kỳ một yếu tố nào khác, thất bại này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay của nước Mỹ. Các vấn đề này chỉ đã đang trở nên ngoan cố hơn. Có thể dễ dàng chứng minh rằng các cuộc bạo loạn của BLM (Black Lives Matter) năm 2020, vốn trải thảm cho cuộc đảo chính của phe cánh tả, là do những đứa trẻ không cha đầy bất mãn, rối loạn, mà lại được hưởng phúc lợi gây ra.
Không có gì tàn phá gia đình bằng cấu trúc xã hội của các cộng đồng của chúng ta hiện nay. Tình trạng này bắt đầu với số ít gia đình có thu nhập thấp ở các thành phố, nhưng cùng một bộ máy đã mở rộng phạm vi hoạt động tới các gia đình trung lưu thông qua luật ly hôn lệch lạc.
Phúc lợi làm sâu sắc thêm tình trạng đói nghèo
Phúc lợi làm gia tăng một cách hiệu quả tình trạng đói nghèo mà nó tuyên bố là cải thiện. Rốt cuộc thì chúng ta không phải là một xã hội nghèo đói.
Những người “nghèo” trong các xã hội Tây phương không phải là những đứa trẻ chết đói với cái bụng phưỡn. Chúng là con cái của những bà mẹ đơn thân và những người cha bị chối bỏ.
“Nghèo đói chủ yếu được thấy trước thông qua cấu trúc gia đình,” Nhà hoạt động quá cố Phyllis Schlafly nhận xét. “Kết hôn làm giảm xác suất nghèo đói của trẻ em xuống 82%… Nếu các bà mẹ đơn thân kết hôn với cha của những đứa con của họ, thì những đứa trẻ sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói.”
Người nghèo không phải là nạn nhân của một xã hội bủn xỉn mà là của một xã hội quan liêu và ham mê tính dục.
Bản thân phúc lợi nhà nước không chỉ vô cùng đắt đỏ, mà các khoản chi tiêu khổng lồ từ phúc lợi cũng thực sự rất nhỏ so với tác động cấp số nhân của việc chi tiêu cho các vấn đề xã hội mà nó tạo ra. Hầu như mọi vấn nạn xã hội đều có nguyên nhân trực tiếp từ những gia đình với những đứa trẻ không cha do phúc lợi tạo ra: tội phạm, lạm dụng chất kích thích, bỏ học, mại dâm, và chính bản thân sự nghèo đói.
Thừa nhận rằng những thanh niên da màu trẻ tuổi bị các cảnh sát da trắng bắn luôn là những đứa con không cha, sẽ có thể mở ra nhiều giải pháp mang tính xây dựng hơn là những lời buộc tội vô nghĩa về “phân biệt chủng tộc.” Tương tự như các vấn đề xả súng hàng loạt và kiểm soát súng.
Chính sách xã hội không tương đồng với phân biệt chủng tộc
Phúc lợi vì thế là động cơ tự mở rộng của chính phủ trong việc tạo ra các vấn đề xã hội cho chính nó để giải quyết. Bằng cách tàn phá hôn nhân và cấu trúc gia đình, chính đồng tiền bỏ ra đã biến trẻ em thành tội phạm, nghiện ngập, bỏ học, mại dâm, bạo loạn và thậm chí là khủng bố — chính xác là những vấn đề giúp hợp lý hóa nhiều chương trình, chi tiêu, và quyền hành của chính phủ.
Có một số người cho rằng trợ cấp phúc lợi cũng là một nam châm thu hút người nhập cư. Các khoản trợ cấp này thu hút các cha mẹ đơn thân và tạo ra nhiều gia đình đơn thân hơn khi đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này cũng có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp nhập cư chuyên nhắm đến những người nhập cư thuộc các gia đình có đủ cha và mẹ, là những người nhìn chung có đóng góp hiệu quả cho xã hội.
Các chính sách nhập cư chào đón các gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, cùng với các chính sách xã hội bảo đảm rằng họ vẫn kết hôn và sống hòa thuận, sẽ cung cấp một giải pháp thay thế mang tính xây dựng cho việc chỉ dựa vào cơ quan thực thi pháp luật.
Ủng hộ hôn nhân có thể là nền tảng của cải cách hệ thống phúc lợi
Những biện pháp cải cách tiêu chuẩn được đưa ra trong thế kỷ trước sẽ không có tác dụng trong thời điểm này. Những biện pháp đó đã cố gắng chuyển đổi các cá nhân “từ [việc nhận] phúc lợi sang [nhận một] công việc.” Nhiệm vụ thực sự ở đây là cần chuyển đổi các gia đình từ [việc nhận] phúc lợi sang hôn nhân. Các gia đình có đầy đủ cha mẹ đã kết hôn là giải pháp thay thế thực sự duy nhất cho sự phụ thuộc vào phúc lợi, nếu không thì sẽ không có thịnh vượng và tự do.
Sau đây là những thay đổi cụ thể đáng thảo luận:
- Thuế suất ưu đãi cho việc kết hôn, có giá trị hạn chế, nhưng đó là một sự khởi đầu.
- Giới hạn thời gian hưởng trợ cấp phúc lợi, sẽ giảm bớt các khoản chi cho phúc lợi và khuyến khích việc kết hôn.
- Thay thế việc “thuận tình” ly hôn bằng việc cả hai bên đồng ý nuôi dạy con cái và bảo vệ quyền của cha mẹ để không đứa trẻ nào có thể bị coi là mồ côi cha hoặc mẹ mà không có sự bảo vệ đúng thủ tục.
- Cải cách trợ cấp nuôi con để mang lại lợi ích cho trẻ em thực sự bị bỏ rơi chứ không phải là phúc lợi thay thế, vốn không khuyến khích hôn nhân và tiếp tục trợ cấp cho tình trạng không cha (pdf).
- Các lợi ích giáo dục gắn liền với hôn nhân, với các chính sách để bảo đảm rằng các trường học và đại học là thành trì của việc học tập chứ không phải là chủng viện thuyết giáo của cánh tả, cộng với việc lạm dụng ma túy và rượu.
Tình trạng phúc lợi hiện nay đặt ra những câu hỏi căn bản về cách mà nền văn minh của chúng ta định nghĩa về chính phủ và liệu chúng ta có cho phép khả năng thanh toán và quyền tự do của công dân bị nuốt chửng bởi một nhà nước toàn quyền, đang thực hiện vai trò là đầy tớ của những người cấp tiến và khai phóng tình dục hay không.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bài viết của The Epoch Times