Đầm lầy Hoa Thịnh Đốn
Thượng nghị sĩ Cato the Elder đang ở đâu khi quý vị cần ông ấy?
Vào khoảng năm 150 trước Công Nguyên, vị thượng nghị sĩ La Mã cộc cằn này đã kết thúc mọi bài diễn văn, bất luận là chủ đề gì (phân bổ ngũ cốc cho thường dân, kế hoạch xây dựng một cống dẫn nước mới, bất cứ điều gì) với khẩu lệnh “Ceterum autem censeo Carthaginem esse deletendam,” nghĩa là “Và một điều khác, tôi nghĩ rằng Carthage nên bị tiêu diệt.”
Khẩu lệnh đó đã đọng lại trong chúng ta với một mệnh lệnh vỏn vẹn ba chữ: “Carthago gonenda est,” nghĩa là “Carthage phải bị tiêu diệt.”
Ông Daniel Hannan, nhà bình luận người Anh và là người theo chủ nghĩa bài Âu Châu, cũng từng là thành viên của Nghị viện Âu Châu, đã trích một trang từ cuốn sách của ông Cato và có một lần đã kết thúc tất cả các bài diễn văn của ông bằng công thức, “Pactio Olisipiensis censenda est,” nghĩa là “Hiệp ước Lisbon phải được biểu quyết.”
Có điều gì đó cần được nhắc lại.
Năm 146 trước Công Nguyên, La Mã đã bao vây và sau đó cướp phá thành phố Carthage. Theo một số lời kể, thứ duy nhất còn trụ lại được là một lăng mộ.
Liên minh Âu Châu vẫn đang trong quá trình tan rã, nhưng chí ít thì mục tiêu gần nhất trong chiến dịch của ông Hannan, cuộc ly khai nước Anh khỏi một nhóm đầy quyền lực nhưng nhạt nhẽo đó, đã hoàn thành.
Với những chiến thắng đó trong tâm trí, tôi đang nghĩ đến việc kết thúc tất cả các bài diễn văn của mình bằng cụm từ “Palus delenda est,” nghĩa là “Đầm lầy phải được tát cạn.”
Vậy đầm lầy đó là gì?
Từ này có một lịch sử lâu đời, được bổ nghĩa thêm bằng hoàn cảnh ngẫu nhiên rằng Hoa Thịnh Đốn đã thực sự được xây dựng đúng là trên một đầm lầy.
Nhưng thuật ngữ này, giống như một loại virus Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc), đã trải qua một cuộc lột xác “tăng chức năng” vào năm 2015 khi ông Donald Trump lần đầu tiên bước lên sân khấu trung tâm của đời sống chính trị Mỹ.
“Đầm lầy”: Đó là thành phần ‘có vai vế’ quan liêu của Hoa Thịnh Đốn, hỗn hợp các cơ quan mà nhân sự của họ, mặc dù không được tuyển chọn và đa phần là vô trách nhiệm, điều hành cuộc sống của chúng ta từ những thứ nhỏ nhặt nhất như giấy phép, quy định, thuế, phí, thuế nhập cảng, và yêu cầu hoặc sự can thiệp của chính phủ thức tỉnh.
Nhưng thuật ngữ này còn mang một ý nghĩa gì đó nữa.
“Đầm lầy” chỉ một thái độ, một giả định, về quyền lực, về chính trị, và cả về những thực tế căn bản nhất định của con người.”
Hơn hết, có lẽ, “đầm lầy” dựa vào và thúc đẩy giả định cấp tiến rằng toàn dân không có khả năng tự quản.
Tôi gọi giả định đó là “cấp tiến” bởi vì từ thời Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28 Woodrow Wilson trở lại đây cho đến vị quan chức mới nhất của Davos, sự phân chia nhân loại theo kiểu tân phong kiến thành những người được bầu chọn và những người phụ thuộc (từng là đa số) là kim chỉ nam, nếu không nói là chất dinh dưỡng cho đầm lầy.
Một loạt các thành tựu về chính sách của ông Trump là rất đáng kể và khác biệt.
Những thành tựu đó bắt đầu với các cuộc bổ nhiệm cho ngành tư pháp của ông ấy, một số thành quả mà chúng ta đã chứng kiến hồi tháng trước với các phán quyết của Tối cao Pháp viện về án lệ Roe kiện Wade, Cơ quan Bảo vệ Môi trường, và Tu chính án thứ Hai. Thêm nữa, ông còn quan tâm đến biên giới phía nam của chúng ta, năng lượng, thuế, Trung Đông và một loạt các vấn đề khác.
Nhưng hơn bất kỳ thành tích cụ thể nào, ông Trump là tín hiệu báo động đã đánh thức hàng triệu người — những người mà bà Hillary Clinton coi là “kẻ hèn hạ” — về thực tế hai tầng của đời sống chính trị ở Hoa Kỳ.
Trong “Đạo đức học viết tặng Nicomachus” (Nicomachean Ethics), nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã viết rằng “cuộc sống tốt đẹp của con người” là “sự kết thúc của khoa học chính trị.”
Ông Trump đã cho chúng ta thấy ý tưởng đó đã được hình thành như thế nào.
Nói tóm lại, ông Trump là tác nhân của một làn sóng nâng cao ý thức của công chúng.
Đó là cảnh tượng, viễn cảnh khi người dân đột nhiên nhận thức được hiện thực về tình trạng lệ thuộc của họ và nhận diện ra những người được cho là cai trị họ vốn đứng đằng sau sự thù hận đáng kinh tởm từ những người tự bổ nhiệm mà ông Trump đã gợi lên.
Những âm mưu điên cuồng của Ủy ban 06/01 nhằm tiêu diệt bất cứ ai và bất cứ thứ gì động chạm đến tinh thần dân túy mà ông Trump khơi dậy cho thấy những người cầm quyền của chúng ta cũng như các quan chức và những kẻ đạo đức giả của họ đã trở nên tuyệt vọng như thế nào.
Họ vô cùng sợ hãi nếu ông Trump quay trở lại để hoàn thành nhiệm vụ (trong câu nói đáng nhớ của ông Steve Bannon) “giải thể nhà nước hành chính,” công việc mà vị cựu tổng thống này đã bắt đầu từ năm 2016.
Ông Trump có thể không phải là người có khả năng nắm giữ tiêu chuẩn đó, nhưng bất chấp tất cả những điều kỳ quặc và biệt dị của mình, ông ấy lại có thể là người phù hợp nhất.
Có lẽ cơn thịnh nộ nhắm vào ông sẽ không bao giờ có hồi kết, nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ có thể sẽ tước đi đa phần vũ khí của băng đảng mafia chống Trump đầy kinh tởm kia.
Vấn đề là vị thần đèn được ông Trump cho triển hiện ra sẽ không bị dụ dỗ để quay lại chiếc đèn.
Dự kiến cơn phẫn nộ chống Trump sẽ tiếp diễn và phát triển về số lượng cũng như mức độ.
Dự kiến số tù nhân khổ sai ở Hoa Thịnh Đốn sẽ đông đúc lên với những người bị truy tố vì “diễn hành” trong hoặc xung quanh Điện Capitol.
Dự kiến sẽ có nhiều cuộc đột kích vào rạng sáng và các vụ bắt bớ không báo trước đối với các cộng sự cũ của ông Trump.
Thậm chí chúng ta còn có thể thấy Ủy ban 06/01 đưa ra khuyến nghị điều tra hình sự tới “Bộ Bất công.”
Điều đáng chú ý là các nhân viên của chính quyền này càng trở nên cuồng loạn, thì công chúng mới thức tỉnh sẽ phản ứng càng kiên quyết hơn.
Có nghĩa là, một ngày đền tội sắp xảy ra.
Giá mà ngày này có thể đến sớm hơn.
Trong khi chờ đợi, hãy cùng tôi nhẩm “Đầm lầy phải được tát cạn.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Roger Kimball là biên tập viên kiêm chủ bút của tạp chí The New Criterion và là chủ bút của Encounter Books. Cuốn sách mới nhất của ông là “The Critical Temper: Interventions from The New Criterion at 40” (“Sự Sắc Sảo Quan Trọng: Những Can Thiệp từ The New Criterion ở Kỷ Niệm 40 Năm”).