Vì sao nói ‘Hạ chí nhất âm sinh’? Thiên đạo, Địa đạo cảnh tỉnh thường đạo
Hạ chí diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Sáu hàng năm. Ở bắc bán cầu, Hạ chí là ngày có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ngày Hạ chí năm 2024 là ngày 21 tháng Sáu. Xét theo hiện tượng Trái Đất quay, vào ngày Hạ chí, Mặt Trời chiếu thẳng vào bắc chí tuyến. Người xưa gọi ngày này là ngày “Nhật bắc chí”, nghĩa là Mặt Trời chiếu thẳng đến vị trí cực bắc của Trái Đất. Sau ngày Hạ chí, các tia nắng trực tiếp dần dần di chuyển về phía nam. Kết quả ngày ở bắc bán cầu dần trở nên ngắn hơn và đêm dần dài ra.
Ngày Hạ chí là cột mốc quan trọng của các tiết khí và có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó là trung điểm của các tiết khí trong năm (tính từ ngày Đông chí), cũng là trung điểm của mùa hạ, là thời điểm giữa hè, đỉnh cao của dương khí. Ngoài ra còn có việc “người xưa không chúc mừng ngày Hạ chí.” Tại sao lại như vậy? Triết lý văn hóa Trung Quốc được thể hiện như thế nào và nó mang lại nguồn cảm hứng gì cho cuộc sống hiện tại của chúng ta?
Hạ chí: đêm ngắn, ngày dài
Nói đến Hạ chí, chúng ta thường nghe nói “tính trong một năm, đêm của ngày này ngắn”, tức nói Hạ chí là ngày trong năm có hiện tượng “ngày dài nhất và đêm ngắn nhất”. Hiện tượng này hoàn toàn trái ngược với “Đông chí”. Người ta còn cho rằng “ngày này nhất âm sinh”, chỉ ra rằng ngày Hạ chí là bước ngoặt biến đổi về sự tăng giảm của âm khí và dương khí trong trời đất. Tương ứng theo những gì “Hiếu kinh tiêm” nói: “Vào ngày Hạ chí, âm khí bắt đầu chuyển động.” Điều này giải thích rõ một hiện tượng quan trọng của tuần hoàn âm dương trong thiên địa: trong nửa năm từ ngày Đông chí đến ngày Hạ chí, dương khí đang ở giai đoạn tăng lên. Từ ngày Hạ chí đến ngày Đông chí thì dừng lại. Lúc này, nó đang ở giai đoạn tuần hoàn trong đó dương khí suy giảm và âm khí tăng lên. Hạ chí là trung khí của tháng Năm âm lịch, quẻ tháng Năm là quẻ Cấu. Quẻ này gồm năm hào dương, một hào âm, một hào âm thăng từ dưới lên, đối ứng với hiện tượng “nhất âm sinh” (khí âm sinh ra) vào ngày Hạ chí.
Hạ chí biểu thị đạo lý ‘cực thì phản, thừa thì tổn’
Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được rằng trong một năm khi Hạ chí đến thì chính là mùa hè nóng nực đã đến! Thời tiết trở nên cực kỳ nóng bức. Dương khí của thiên địa đạt đến cực điểm. “Bạch hổ thông đức luận – quyển 4 – Tru phạt” giải thích tại sao thời tiết lại nóng bức khi âm khí bắt đầu sinh ra trong ngày Hạ chí? Bởi vì vào ngày Hạ chí âm khí sinh, âm khí bốc lên từ lòng đất và đẩy dương khí lên trên, vì vậy gây ra sức nóng lớn. (Nguyên văn “Hạ chí âm thủy khởi, phản đại nhiệt hà? Âm khí thủy khởi, dương khí suy nhi thượng, cố đại nhiệt dã.”)
Điều gì sẽ xảy ra sau ngày Hạ chí? Lão Tử nói: “Thiên đạo cực tức phản, doanh tức tổn” (Thiên đạo tới cực hạn thì quay trở lại ban đầu, dư thừa thì sẽ giảm bớt.” (Xem “Văn tử-Cửu thủ”). Từ ngày Hạ chí, âm khí khởi sinh, dần lớn lên, còn dương khí dần tiêu mất. Vì vậy, người xưa không chúc mừng Hạ chí. Như trong “Độc đoán” của Thái Ung đã nói: “Vào ngày Đông chí, dương khí tăng lên, [biểu thị] Đạo quân vương tăng trưởng, nên chúc mừng. Vào ngày Hạ chí, âm khí khởi, nên không chúc mừng.”
Đây là một triết lý cuộc sống nhắc nhở con người ứng phó với thiên tượng và cảnh giác, thận trọng với hiện tượng tuần hoàn khi âm khí tăng, dương khí suy. Trung Quốc có câu thành ngữ “Nhất diệp tri thu” (Nhìn lá rụng biết mùa thu đến), chỉ ra một đạo lý xử thế – thấy mầm biết cây, từ những dấu hiệu nhỏ nhặt của một sự việc có thể đoán trước được xu hướng phát triển rõ rệt của nó và có sự chuẩn bị trước. Ngày Hạ chí cũng có đạo lý này.
Trên mặt đất có hoa Vô túc đối ứng ngày Hạ chí để con người ngộ Đạo
Trong hiện tượng vật hậu học vào ngày Hạ chí, có một loài “hoa Vô túc” kết thúc vòng đời của mình với tốc độ cực nhanh, phản ánh hiện tượng âm dương thay đổi sau ngày Hạ chí, đó chính là hoa dâm bụt. Hoa dâm bụt lưu lại ấn tượng rõ rệt cho con người từ xưa đến nay. “Lễ ký-Nguyệt lệnh” ghi chép rằng “Vào tháng trọng hạ [tức tháng Năm], hoa dâm bụt nở rộ.” Trong tiếng ve kêu vào ngày Hạ chí, dâm bụt nở những bông hoa rực rỡ, phản chiếu ánh nắng chói chang của mặt trời và truyền tải sự sôi động của giữa mùa hè.
Dâm bụt là hoa của ngày Hạ chí. Nó còn được gọi là Ngọc chưng, sáng sớm hé nụ, đến khi mặt trời lên cao thì xòe nở, sáng nở chiều tàn. Loài hoa này đúng như tên gọi của nó, vẻ đẹp của hoa dâm bụt chỉ tồn tại trong một ngày. Cuộc đời ngắn ngủi ấy chính là số mệnh tiền định. Nhìn một vòng đời của hoa dâm bụt, nở rộ khi thấy ánh sáng vào buổi sáng, suy yếu vào buổi trưa và tàn lụi vào ban đêm. Nhà thơ Bạch Nhạc Thiên đời Đường đã đặt cho hoa dâm bụt cái tên “hoa Vô túc” (loài hoa không thể kéo dài đến đêm), truyền tải thông điệp rằng sự mỹ lệ đó không tồn tại khi màn đêm buông xuống, và cuộc sống là vô thường. Thông điệp này cũng là một lời nhắc nhở gửi đến thế gian vào thời điểm Hạ chí! Mọi người thử nghĩ xem, trước vẻ đẹp sớm nở tối tàn của hoa dâm bụt, có bao nhiêu người có thể cảnh giác rằng, trong thời gian và không gian của vũ trụ, sự đau khổ của cuộc đời cũng ngắn ngủi như “hoa Vô túc”? Vì vậy, sau khi nhìn thấu tầng đạo lý này, quý vị sẽ hiểu tại sao chúng ta không chúc mừng ngày Hạ chí!
‘Nhìn thiên tượng, thấy cát hung’
Vào thời nhà Chu, có một nghi lễ tế Thần đất vào ngày Hạ chí. “Thông điển lễ tam giao thiên hạ” ghi lại rằng “Hạ chí tự hoàng địa kỳ (Thần)” (Tạm dịch: trong ngày Hạ chí tế Thần đất của hoàng địa). Điển lễ tế tự được tổ chức ở vùng ngoại ô phía bắc bên ngoài kinh thành. Hoàng đế dẫn bá quan đến vùng ngoại ô phía bắc bên ngoài kinh thành để tế tự Thần đất và Ngũ đế trong ngày Hạ chí, thành tâm cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, dân an vật phụ.
Tuy nhiên, mùa hè những năm vừa qua, các hiện tượng kỳ lạ thường xuyên xảy ra trên Trái Đất, đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, nơi mà thảm họa đỏ vô thần luận đang hoành hành. Trước ngày Hạ chí năm nay đã vô cùng bất an, hạn hán bất thường, đan xen lũ lụt bất thường và thiên tai siêu thường. Những tai họa tương tự như thế đã từng được sử sách ghi chép lại. Những năm gần đây, mùa hè có tuyết rơi, mùa đông có sấm sét, động đất thường xuyên, thiên tượng dị thường… Tất cả đều là dấu hiệu cảnh báo về sự lệch lạc của âm dương.
Thiên tượng âm dương đắp đổi vị trí lẫn nhau thực chất là lời cảnh tỉnh từ Thiên Thượng rằng ở nhân gian có những việc vô Đạo thì trời sẽ sinh dị tượng. “Dịch-Hệ từ thượng” nói: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung” (Nhìn thiên tượng, biết cát hung). Văn hóa Trung Hoa tin chắc rằng đây là thị phi mà Thiên Thượng muốn cảnh báo nhân gian thông qua thiên tượng. Câu chuyện cổ “Tuyết tháng Sáu” là một ví dụ nhỏ về gột sạch sự hàm oan cho nàng Đậu Nga. Ngày nay, ở trên vùng đất rộng lớn mà thảm họa đỏ của chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng, những dị tượng khiến con người kinh tâm động phách đang diễn ra dày đặc. Chúng lẽ nào là ngẫu nhiên sao?
Nhân danh đất nước, những hành động tà ác đàn áp nhân quyền và “thu hoạch nội tạng sống” để kiếm lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được thực hiện ở đó suốt 20 năm mà chúng không hề ăn năn hay hối lỗi. Tập đoàn tội phạm gồm quân đội, cảnh sát, công tố viên, kiểm sát viên, tư pháp, bác sỹ đều đã rời xa nhân nghĩa của Thiên đạo. Rất nhiều người cấu kết với con ma đỏ này hoặc ủng hộ nó, cho nên sự trừng phạt của Trời không phải là ngẫu nhiên. Những dị tượng về thời tiết cũng là lời cảnh báo từ bi của Thiên Thượng. Đối với những gì mà dị tượng thị hiện, nếu ai ngộ Đạo, hối cải, tránh xa tổ chức tà ác ma đỏ Trung Cộng phi nhân tính, thì sẽ có một tia hy vọng.
Tịnh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ