Trung Quốc: Chỉ trong 8 ngày, 9 học giả nổi tiếng qua đời trong bối cảnh bệnh hô hấp lan rộng
Trung Quốc đã mất ít nhất 9 học giả nổi tiếng, trong đó có hai người là viện sĩ viện hàn lâm, trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 23/11, trong đó người trẻ nhất là một giáo sư truyền thông 41 tuổi.
Trong số 9 học giả này, có 8 người là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tất cả họ đều qua đời vì bạo bệnh vào thời điểm các bệnh viện trên khắp Trung Quốc tràn ngập bệnh nhân được cho là nhiễm bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán.
Tuy nhiên, rất khó để biết liệu có học giả nào trong số này tử vong vì viêm phổi hay không, vì chính quyền Trung Quốc hầu như đã từ bỏ tập tục đề cập đến nguyên nhân tử vong trong cáo phó.
Người ta tin rằng bằng cách che giấu thông tin như vậy, nhà cầm quyền đang cố gắng che giấu số người tử vong thực sự trong đại dịch COVID-19.
Viện sĩ hàn lâm kiêm chuyên gia về hợp kim titan
Ông Tào Xuân Hiểu (Cao Chunxiao), viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, một chuyên gia về hợp kim titan và khoa học gia vật liệu tại Viện Nghiên cứu Vật liệu Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, đã không thể qua khỏi và qua đời vào ngày 23/11 tại Bắc Kinh. Cáo phó chính thức mô tả ông là một đảng viên xuất sắc của ĐCSTQ, và là một trong những người sáng lập nghiên cứu và ứng dụng hợp kim titan ở Trung Quốc.
Ông Tào sinh năm 1934, tốt nghiệp Khoa Cơ khí của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 1956 và trở thành viện sĩ năm 1997.
Năm 1964, cùng với các đồng nghiệp, ông Tào đề nghị việc nghiên cứu và phát triển cánh và đĩa hợp kim titan TC4 như một bước đột phá về titan dùng trong ngành hàng không ở Trung Quốc, và năm 1965, ông đã lãnh đạo nhóm sản xuất cánh rô-tơ của máy nén khí 1 cấp cho một động cơ cụ thể.
Ông đã được trao Giải Nhất về Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Giải Vàng về Phục vụ Hàng không cho Quốc gia và Giải Thành tựu Trọn đời về Khoa học và Công nghệ Titan Trung Quốc.
Viện sĩ kiêm nhà di truyền và nhân giống cây trồng
Viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cựu hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, kiêm khoa học gia về di truyền và nhân giống cây trồng Vương Minh Hưu (Wang Mingxiu) đã qua đời tại Nam Kinh vào ngày 18/11 sau khi điều trị y tế không thành công.
Cáo phó chính thức ca ngợi ông là Đảng viên xuất sắc, là người tiên phong, lãnh đạo trong lĩnh vực cải tiến và nhân giống di truyền phổ biến ở Trung Quốc và thế giới.
Sinh năm 1932, ông Vương tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nông nghiệp Trung ương Trung Quốc vào tháng 07/1954 và cũng trong năm đó, ông bắt đầu sự nghiệp tại Học viện Lâm nghiệp Nam Kinh. Năm 1962, ông nhận được bằng Ứng viên Khoa học — Ph.D. (Tiến sĩ Khoa học) hoặc tương đương ở Liên Xô — từ Viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Moscow.
Ông từng giữ chức hiệu trưởng của Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh từ tháng 01/1984 đến tháng 01/1993 và trở thành viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vào năm 1994. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cho nghiên cứu của mình, bao gồm giải nhất Giải Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia và giải nhất Giải thưởng Quốc gia về Phát minh Công nghệ.
Nhà nghiên cứu chính sách quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ
Ông Đinh Kiếm Bình (Ding Jianping), giáo sư tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, đồng thời là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Thượng Hải (SIER), sau một thời gian dài bị bệnh đã qua đời vào ngày 16/11 tại Thượng Hải, hưởng dương 66 tuổi.
Ông Đinh từ lâu đã tham gia nghiên cứu về tài chính quốc tế — đặc biệt là thị trường ngoại hối — và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Các đề xướng liên quan của ông đã được chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh của ĐCSTQ nhiều lần thông qua.
Để ghi nhận sự đóng góp của ông, Quốc Vụ viện ĐCSTQ trao cho ông Đinh một khoản trợ cấp đặc biệt.
Sáu giáo sư
Theo các cáo phó được đăng trực tuyến, ít nhất sáu giáo sư nổi tiếng đã qua đời từ ngày 16/11 đến ngày 22/11.
Ông Chúc Đông (Zhu Dong), giáo sư Khoa Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Tế Nam, đã qua đời vào ngày 22/11 tại Quảng Châu ở tuổi 41, sau khi can thiệp y tế không thể cứu sống ông.
Ông Chúc đã được Bộ Giáo dục trao tặng Giải thưởng Thành tựu Thanh niên của Bộ Giáo dục ở hạng mục Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ông Thạch Phúc Sinh (Shi Fusheng), sinh năm 1942, giáo sư phụ tá đã nghỉ hưu tại Cao đẳng Văn học thuộc Đại học Giang Tô, qua đời vào ngày 22/11 vì bạo bệnh. Ông là hội viên của Hội Nhà văn Giang Tô và là phó chủ tịch Hội Nhà văn Trấn Giang.
Giáo sư Thôi Dĩ Thái (Cui Yitai), sinh năm 1935, cựu bí thư Đảng ủy Đại học Y Thiên Tân, qua đời vào ngày 22/11 tại Thiên Tân do bạo bệnh.
Ông Thôi cũng nhận được một khoản trợ cấp đặc biệt từ Quốc Vụ viện. Ông là phó chủ tịch Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học Tính dục Trung Quốc, và vào năm 1988, ông chủ trì thành lập trung tâm chăm sóc cuối đời đầu tiên của Trung Quốc và giữ chức giám đốc của trung tâm này.
Giáo sư Trang Nguyên Vịnh (Zhuang Yuanyong), sinh năm 1933, cựu trưởng Khoa tiếng Pháp tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, đã không qua khỏi bạo bệnh và qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 19/11.
Ông Trang thường làm thông dịch viên cho các lãnh đạo và phái đoàn đại diện của ĐCSTQ, cũng là người biên tập cuối cùng cho bản dịch Pháp ngữ của Báo cáo Đấu thầu Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Ông dẫn chương trình “Tiếng Pháp cho người mới bắt đầu” trên CCTV và nhận được trợ cấp đặc biệt từ Quốc Vụ viện bắt đầu từ năm 1992.
Ông Hạng Tồn Đễ (Xiang Cunti), sinh năm 1933, là giáo sư và nhà nghiên cứu bệnh rừng tại Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc, qua đời ngày 18/11.
Ông Hạng từng giữ chức phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh Rừng quốc gia, phó giám đốc Ủy ban Bệnh Thực vật Trung Quốc và chủ tịch Hiệp hội Bệnh Thực vật Hắc Long Giang. Ông cũng là người nhận được trợ cấp chính phủ từ Quốc Vụ viện của ĐCSTQ.
Ông Lâm Gia Hữu (Lin Jiayou), sinh năm 1937, nhà sử học kiêm giáo sư tại Đại học Tôn Trung Sơn, sau một thời gian dài bị bệnh đã qua đời vào ngày 16/11 tại Quảng Châu. Ông Lâm từng là giám đốc Viện nghiên cứu Tôn Trung Sơn của Đại học Tôn Trung Sơn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại của Đại học Tôn Trung Sơn, đồng thời là phó chủ tịch Quỹ Tôn Trung Sơn.
Viêm phổi chưa được chẩn đoán — Có thể là một sự che đậy khác
Những ca tử vong xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với một đợt bùng phát bệnh về đường hô hấp, dẫn đến một số lượng lớn trẻ em phải nhập viện kể từ giữa tháng Mười.
Nhiều trẻ em ở Trung Quốc nhiễm bệnh viêm phổi, có triệu chứng sốt, thậm chí một số em còn có dấu hiệu bị “phổi trắng,” tương tự như những trường hợp nhiễm COVID-19 nặng.
Các ca bệnh tiếp tục gia tăng trong tháng Mười Một, khiến các bệnh viện trên cả nước bị quá tải.
Các cơ quan y tế của Trung Quốc tuyên bố rằng những ca nhiễm trùng như vậy là do bệnh viêm phổi do mycoplasma gây ra và đề nghị công chúng không hoang mang lo sợ.
Vào ngày 21/11, ProMED, một chương trình theo dõi các bệnh mới nổi thuộc Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Quốc tế (ISID), đã mô tả đợt bùng phát đang diễn ra ở Trung Quốc là “bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán.”
Báo cáo của ProMED cho biết: “Không rõ đợt bùng phát này bắt đầu từ khi nào, vì việc có quá nhiều trẻ em bị nhiễm nhanh đến vậy là điều bất thường.”
Sốt được cho là triệu chứng chính ở các ca bệnh nhi. Các em thường không ho, nhưng phát hiện nhiều nốt ở phổi.
Theo một bài đăng khác của ProMED, các nốt ở phổi được quan sát thấy ở Trung Quốc không phải là hiện tượng thường thấy của căn bệnh viêm phổi do mycoplasma. Viêm phổi do Mycoplasma thường gây ra “thâm nhiễm loang lổ” thay vì các nốt ở phổi.
Một số bác sĩ ở Bắc Kinh nghi ngờ làn sóng lây nhiễm hiện nay không phải do viêm phổi do mycoplasma mà do bệnh COVID-19 gây ra vì các loại thuốc có thể điều trị bệnh viêm phổi do mycoplasma không hữu hiệu trong việc điều trị dứt điểm bệnh này.
Khi cơ quan y tế Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo về sự lây lan của bệnh viêm phổi do mycoplasma, nhà virus học Lâm Hiểu Húc (Sean Lin) sống tại Hoa Kỳ đã nói với The Epoch Times hôm 03/11 rằng mầm bệnh thực sự có thể là một biến thể mới của virus corona chủng mới.
“COVID chưa bao giờ thực sự biến mất ở Trung Quốc,” ông Lâm nói. “Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc không dám nhắc đến căn bệnh này nữa, sử dụng bệnh ‘cúm A’ hay ‘viêm phổi do mycoplasma’ để ngụy trang cho đợt bùng phát mới của COVID-19.”
Ông nói rằng bệnh viêm phổi do mycoplasma thường không gây ra nhiễm trùng phổi hay còn gọi là “phổi trắng,” và việc kiểm soát bệnh viêm phổi do mycoplasma bằng các loại kháng sinh cụ thể là rất dễ dàng.
Ông nói, “Vì vậy, từ góc độ chuyên môn mà xét, thì căn bệnh này hẳn là do một biến thể của virus corona chủng mới [gây ra]. Một cuộc tấn công kết hợp của nhiều hơn hai loại virus hoặc vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.”
Đại dịch có mục tiêu rõ ràng
Kể từ tháng Mười Hai năm ngoái, nhiều nguồn tin chính thức ở Trung Quốc đã đưa tin về nhiều ca tử vong trong giới chuyên gia và quan chức cao cấp của ĐCSTQ, giám đốc điều hành công ty, cảnh sát trẻ và trung niên, một số người trong số họ đã được ca ngợi là “đảng viên xuất sắc.” Tuy nhiên, ĐCSTQ đã che đậy dịch bệnh và nguyên nhân tử vong của họ.
Người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Đại Pháp, Ngài Lý Hồng Chí, đã chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 chủ yếu nhắm vào ĐCSTQ và những người mù quáng đi theo ĐCSTQ, bảo vệ ĐCSTQ, và làm việc cho ĐCSTQ. Cho đến nay đã có một số lượng lớn người tử vong vì căn bệnh này, trong đó có nhiều người trẻ.
Hồi tháng 03/2020, Ngài Lý đã viết một bài kinh văn có tựa đề “Lý Tính” trong đó ông cho biết đại dịch có mục tiêu rõ ràng.
“Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn.”
Ngài Lý viết, “Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times