Trung Cộng trấn áp Big Tech, Big Tech trấn áp người dân Mỹ
Năm ông lớn về công nghệ (Big Five), bao gồm – Amazon, Apple, Facebook, Google, và Microsoft – về cơ bản đã kiểm soát nước Mỹ. Tại Hoa Kỳ, đại dịch đã khiến 200,000 doanh nghiệp phải đóng cửa vĩnh viễn. Người dân bị mất việc làm, mất đi sinh kế và quá nhiều người đã mất đi cả sinh mạng của mình.
Nhưng đại dịch này lại hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các công ty Big Tech (năm công ty công nghệ lớn). Trên thực tế, [lại] khá là ngược lại, đại dịch dường như đã giúp ích cho họ. Amazon vừa công bố báo cáo quý đầu tiên của năm 2021. Thu nhập ròng của công ty tăng 48.4%. Tổng doanh thu tăng 27.2%. Lãnh đạo Tim Cook của Apple đã chứng kiến doanh thu của công ty tăng vút 54% lên 89.6 tỷ USD.
Theo như báo cáo gần đây của Reuters, Facebook có “tổng doanh thu, chủ yếu là nhờ bán quảng cáo, đã tăng khoảng 56% lên 29.08 tỷ USD trong quý thứ hai từ con số 18.69 tỷ USD trong một năm trước đó.” So với báo cáo của quý đầu tiên trong năm ngoái, tổng doanh thu của Google đã tăng 34.2%. Năm ngoái (2020), báo cáo doanh thu của công ty này đạt 41.2 tỷ USD; còn báo cáo của năm hiện tại đạt đến 55.3 tỷ USD. Với giá trị thị trường là 2.15 nghìn tỷ USD, Microsoft cũng thế, không hề bị ảnh hưởng.
Các công ty Big Tech tạo thành một mối đe dọa trực tiếp đến nền dân chủ. Trong nhiều năm qua, các chính trị gia Hoa Kỳ đã nỗ lực chia nhỏ nhóm Big Five này, nhưng không đạt được chút thành công nào. Tuy nhiên, khi những nhân vật tầm cỡ như Amazon và Apple ngày càng trở nên quyền lực hơn, thì cơ hội giải thể thành công những nhân vật không kém phần quan trọng như Facebook và Microsoft ngày càng trở nên mỏng manh hơn.
Ở Trung Quốc thì sao?
Cách Hoa Kỳ khoảng 7,200 dặm, một cuộc trấn áp các công ty Big Tech đang diễn ra, và kết quả đó là một sự kiện đặc biệt tàn nhẫn. Trên thực tế, cuộc trấn áp này đã diễn ra trong nhiều tháng. Hồi tháng 04/2021, Trung Cộng đã nhắm vào Jack Ma, ra lệnh phải nhanh chóng tái cấu trúc Ant Group, một tập đoàn công nghệ tài chính của vị tỷ phú này. Ba tháng sau, nhà cầm quyền này lại nhắm mục tiêu vào đại công ty gọi xe Didi, một sự kiện mà trước đây tôi đã đưa tin cho The Epoch Times.
Tại Trung Quốc, mọi thứ đều phát xuất từ cách mà [công chúng] nhìn nhận bạn. Hơn bất cứ điều gì, Trung Cộng luôn muốn tỏ ra quyền lực cả trong và ngoài nước. Như ông Shuyao Kong, một ký giả của tạp chí tài chính tiền tệ Decrypt, gần đây đã viết rằng, “không phải là do thiệt hại mà các Big Tech đã gây ra, mà là những đại công ty mới này đang nắm trong tay sự ảnh hưởng được [công chúng] nhận thức.” Ký giả Kong lập luận rằng điều mà Trung Cộng đặc biệt lo ngại “là nhận thức được rằng các Big Tech quá khổng lồ để có thể thất bại, và do đó vượt ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền.” Một câu chuyện như vậy, nếu được phép tiếp tục, chắc chắn sẽ làm suy yếu “sự kiểm soát toàn diện của Trung Cộng đối với nền kinh tế.”
Ông Kong, người đã được đào tạo tại Trung Quốc, quả thực đã phân tích rất đúng. Nhận thức chính là thực tiễn, và thực tiễn ở Trung Quốc lại rất khắc nghiệt. 2021 quả thực là năm Kỷ Sửu, nhưng cũng là năm mà ông Ma và những người anh em tỷ phú của ông đã được tham gia một khóa đào tạo cấp tốc về thực tiễn.
Ở quê nhà thì sao?
Trở lại Hoa Kỳ, các công ty Big Tech dự định đem đến cho người dân Hoa Kỳ một khóa học cấp tốc về thực tiễn. Như Reuters đã đưa tin gần đây, những ông lớn như Facebook và Microsoft đang hợp tác để sáng lập ra một “tổ chức chống khủng bố.”
Đúng vậy, Facebook, một công ty có lịch sử bí mật theo dõi [thông tin] người dùng, sắp tới sẽ khống chế công chúng Mỹ. Theo Reuters, tổ chức chống khủng bố mới này sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào “các loại nội dung theo chủ nghĩa cực đoan được chia sẻ giữa các công ty trên một cơ sở dữ liệu quan trọng, nhằm mục đích trấn áp các nội dung của những người theo thuyết thượng tôn da trắng và các lực lượng dân quân cực hữu.”
Tương tự Facebook, Microsoft cũng có một lịch sử hoàn toàn không quá mới mẻ. Liệu các công ty Big Tech có thực sự nên thành lập các bộ phận chống khủng bố hay không? Câu trả lời là không, và lý do phức tạp hơn khi chuyện này mới xuất hiện. Theo như báo cáo của Reuters, cho đến gần đây, “Cơ sở dữ liệu trên Diễn đàn Internet Toàn cầu nhằm Chống lại Chủ nghĩa khủng bố (GIFCT) đã tập trung vào các video và hình ảnh từ các nhóm khủng bố được công bố trong danh sách của Liên Hiệp Quốc.” Thuật ngữ “khủng bố” này chủ yếu được dành cho các thành viên của “các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Nhà nước Hồi giáo, al Qaeda và Taliban.”
Song, giờ đây, thuật ngữ này sẽ được áp dụng thường xuyên hơn tại Hoa Kỳ. Trong nỗ lực to lớn để xác định danh tính của những kẻ khủng bố này, Twitter và Google cũng sẽ tham gia. Tất nhiên là, với những cá nhân nguy hiểm đang sinh sống tại Hoa Kỳ, và một số trong nhóm người này có thể tạo thành một mối nguy hiểm đối với xã hội. Họ phải được ngăn chặn để không gây tổn hại đến người dân Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, thuật ngữ “khủng bố” này là một thuật ngữ khá thú vị. Khi nghĩ đến một tên khủng bố, quý vị sẽ hình dung ra điều gì? Tôi hình dung ra một thành viên của tổ chức khủng bố ISIS, hoặc một một tổ chức khác tương tự. Hãy nghĩ kỹ lại. Trong một bài báo khá xuất sắc, ký giả Michael Tracey thảo luận về thực tế chính phủ Hoa Kỳ đã gán cho các bị cáo phi bạo lực hôm 06/01/2021 là “những kẻ khủng bố.” Ông gợi ý rằng, việc gán thuật ngữ này, là sự sỉ nhục triệt để để đối với các quyền tự do dân sự. Hầu như chắc chắn là vậy. Ký giả Tracey đề cập đến một bị cáo tên là Paul Hodgkins, một người đàn ông “có hành vi phạm tội khi đi lảng vảng xung quanh Phòng họp của Thượng viện trong khoảng 15 phút.”
Tuy nhiên, ông ấy bị “Chính phủ Hoa Kỳ dán nhãn là kẻ khủng bố.” Ký giả Tracy viết tiếp, “Chính các công tố viên đã thừa nhận rằng, ông Hodgkins không hề có hành vi bạo lực về thể chất và đã không sử dụng vũ khí.” Hơn nữa, ông Hodgkins “chưa bao giờ chính thức bị buộc tội” dính líu đến bất kỳ hành động khủng bố nào, “ít nhất theo cách mà Chính phủ sẽ phải chứng minh được sự nghi ngờ hợp lý này.”
Tuy nhiên, các công tố viên, rõ ràng có ý định bẻ cong các định nghĩa đến mức không thể nhận ra, “hiện [họ] đã đưa ra một thuyết” buộc tội “ông Hodgkins và các bị cáo bất bạo động khác vào ngày 06/01/2021” là đã hoạt động “trong bối cảnh được cho là của chủ nghĩa khủng bố.” Đúng vậy, bối cảnh, như họ nói, là tất cả. Đó là sự khác biệt giữa việc lảng vảng và việc trở thành một “kẻ khủng bố” thực sự.
Điều này đưa chúng ta trở lại với tổ chức chống khủng bố mới. Nhìn chung các công ty Big Tech có thành kiến khuynh tả rõ ràng, còn chính phủ Hoa Kỳ đang bận rộn xác định lại các thuật ngữ như “khủng bố,” có mọi lý do để tin rằng sẽ có nhiều người dân Hoa Kỳ hơn nữa bị nhắm mục tiêu, một cách bất công, và phi lý. Ông Paul Hodgkins có thể không phải là người chính trực nhất trong số những công dân Hoa Kỳ, nhưng ông ấy không phải là kẻ khủng bố. Nhưng hãy thử nói điều đó với các thành viên của chính phủ liên bang và-các đối tác mới Big Five của họ trong lĩnh vực (phòng chống) tội phạm xem.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và là nhà viết tiểu luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo lớn như The New York Post, The Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, Public Discourse, và những tờ báo có tên tuổi khác. Ông cũng là ký giả chuyên mục của tờ Cointelegraph.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: