Trong đại dịch, thiền định có tác dụng giúp cơ thể kháng virus

Từ những khám phá của khoa học, mọi người đều biết thiền định có thể giảm lo lắng và căng thẳng, cải thiện chức năng não. Nhưng không giới hạn ở đó, khoa học cũng đã khám phá ra tư thế ngồi yên một chỗ đặc biệt này lại có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, dù ở bất cứ độ tuổi nào.

Khoa học cũng đã khám phá ra thiền định có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, dù ở bất cứ độ tuổi nào. (Ảnh: en.minghui.org)
Khoa học cũng đã khám phá ra thiền định có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, dù ở bất cứ độ tuổi nào. (Ảnh: en.minghui.org)

1. Giúp gia tăng kháng thể

Năm 2003, một nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Medicine đã chứng minh khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của thiền định. Nói cách khác, thiền định có thể giúp sản xuất kháng thể nhiều hơn để tiêu diệt siêu vi gây hại và bảo vệ cơ thể.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia chia các đối tượng khỏe mạnh thành hai nhóm. Một nhóm (25 người) tham gia khóa thiền trong 8 tuần, và nhóm còn lại (16 người) không tham gia. Sau 8 tuần, các nhà nghiên cứu đã tiêm vaccine cúm cho hai nhóm và xét nghiệm kháng thể của họ. Kết quả cho thấy nồng độ kháng thể ở nhóm người tham gia thiền định là cao hơn đáng kể.

2. Tăng cường hoạt động của telomerase

Telomerase là enzyme giúp duy trì telomere – đoạn đầu mút giúp ổn định việc sao chép ADN, đồng thời ngăn ngừa sự thoái hóa nhiễm sắc thể, tức là tăng tuổi thọ tế bào, chống lão hóa và giảm nguy cơ gây ung thư. Trong khi khoa học không dễ dàng tiếp xúc tới các mã gen mà không cần tới các thiết bị tiên tiến, thì thiền định lại có thể.

Theo nghiên cứu vào năm 2016 được đăng trên tạp chí Biên niên sử của Học viện Khoa học New York, thiền định giúp tăng cường hoạt động của telomerase, giúp giảm nguy cơ ung thư và lão hóa. Hơn thế nữa, nghiên cứu phát hiện thiền định còn làm tăng số lượng tế bào CD4, là tế bào chịu trách nhiệm báo tin cho các tế bào miễn dịch khác để loại bỏ tác nhân xâm nhập.

Tóm lại nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng thiền định vừa cải thiện sức khỏe từ bên trong, vừa ngăn cản tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập ở lần lượt 2 cấp độ: nhiễm sắc thể và tế bào.

Một nghiên cứu khác về telomere cũng được thực hiện tại Trung tâm Ung thư Tom Baker tại Canada. Theo đó, nhóm bệnh nhân ung thư vú tham gia lớp thiền trong 8 tuần cho thấy telomere của nhóm này dài hơn nhóm đối chứng (không tham gia thiền). Telomere dài hơn tức là đoạn đầu mút đã tiêu hao chậm hơn, và chức năng ổn định ADN được duy trì lâu hơn.

3. Tăng cường bạch cầu trung tính

Năm 2000, các nhà miễn dịch học tại Viện nghiên cứu Scripps (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu hệ miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công, nhóm khí công lớn nhất Trung Quốc với 4 bài tập động công và 1 bài thiền đả tọa. Theo kết quả xét nghiệm mẫu máu từ 17 học viên, thì bạch cầu trung tính của họ hoạt động mạnh hơn nhiều và sống lâu hơn bình thường. Sau đây là một vài chi tiết:

Bạch cầu trung tính có nhiều thùy nhân hơn, có tới 7–8 thùy, trong khi người bình thường chỉ có 3–5 thùy. Một điểm tương đồng là các thùy này hoàn thiện hơn với các thùy được kết nối với nhau — khác với thùy nhân bạch cầu thường có sự tách biệt.

Bạch cầu trung tính sống lâu hơn đáng kể (trong phòng thí nghiệm) đối với mẫu máu của nhóm học viên — lên tới 60 giờ so với từ 2–3 giờ thông thường. Kết quả này là chứng minh gián tiếp cho tính kết nối cao của các tế bào bạch cầu trung tính.

Các chân của bạch cầu trung tính có độ bám dính mạnh và có thể duy trì ngay ở nhiệt độ phòng trong vòng 12 giờ — một khả năng khác của bạch cầu giúp chứng minh bạch cầu của các học viên có hoạt động mạnh hơn người bình thường.

Trên bề mặt, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhịp tim, tuần hoàn và trao đổi chất của người thiền định chậm lại. Điều này không những không cản trở sinh hoạt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tế bào, giúp xuất hiện nhiều tế bào đa nhân trung tính có nhiều thùy hơn khi về già. Ngoài ra, thiền định sẽ tạo ra các chất cao năng lượng lưu trữ trong từng tế bào; có thể đó là lý do khiến hoạt động của bạch cầu trung tính trở nên mạnh mẽ hơn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhịp tim, tuần hoàn và trao đổi chất của người thiền định chậm lại, điều này không những không cản trở sinh hoạt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tế bào... (Ảnh: The Epoch Times)
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhịp tim, tuần hoàn và trao đổi chất của người thiền định chậm lại, điều này không những không cản trở sinh hoạt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tế bào… (Ảnh: The Epoch Times)

Cơ chế thiền định tăng cường miễn dịch nằm ở đâu?

Hiện tại, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cơ chế thiền định thay đổi hệ thống miễn dịch như thế nào. Nhưng ít nhất, thiền định giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện chức năng não, và điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến cơ thể và hệ miễn dịch.

Khi chúng ta chịu áp lực, hoặc rơi vào những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ sinh tồn. Sau đó hệ miễn dịch sẽ bị đình trệ, và con người trở nên dễ mắc bệnh hơn. Nếu chúng ta có thể tự điều chỉnh cảm xúc, năng lượng sẽ bổ sung nhiều hơn vào hệ miễn dịch; từ đó sức đề kháng được tăng cường.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra thiền định có thể tăng cường hoạt động của vỏ não vùng trước trán, thùy đảo trước, và hồi hải mã phải. Đây là trung tâm chỉ huy hệ thống miễn dịch ở não, cũng có thể là sợi dây kết nối việc thiền định tăng cường sự giao tiếp giữa não và hệ miễn dịch — khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.

Trong đại dịch virus Trung Cộng hiện nay, khi mà người già trở thành đối tượng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết và cần được chăm sóc, thì thiền định chính là một câu trả lời phù hợp. Dành thời gian ngồi thiền cùng bố mẹ, ông bà sẽ giúp gia đình gần gũi, giảm bớt căng thẳng; đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của người lớn tuổi trong nhà.

Thiện Đức thực hiện

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn