Khổng Tử viết: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh cung chi

(Dịch: Cầm quyền phải có đức, giống như sao Bắc đẩu ở nơi cố định cho các ngôi sao vây quanh.) – Thiên Vi Chính, sách Luận Ngữ

Một quốc gia, một dân tộc trở nên vĩ đại và trường tồn không phải nằm ở những công trình vĩ đại, những chiến công hiển hách. Dù công trình vĩ đại đến đâu cũng hoang phế theo thời gian, những chiến công hiển hách mấy rồi cũng sẽ chôn vùi theo cát bụi lịch sử. Ngày nay ai còn biết những tượng Nhân sư và Kim Tự Tháp khổng lồ kia vì lẽ nào mà xây dựng? Dân Mông Cổ cũng không trở thành một dân tộc lớn sau khi sự mênh mông của đế chế Thành Cát Tư Hãn cáo chung. Chỉ có sự sâu dày của nền văn hóa và những tinh hoa đạo đức ngàn đời bất diệt mới quyết định một tộc người có xứng đáng trường tồn cùng đất nước của họ hay không.

May mắn thay đất nước ta đã hấp thụ thành công những tinh túy của nền văn minh Tam giáo, mà nổi bật nhất là Nho giáo.

 

Bên cạnh những chiến công hiển hách để bảo vệ thành tựu văn minh, các bậc danh nhân quân tử không hề thua kém các võ tướng trong hơn nghìn năm bể dâu, đã ghi vào trong sử xanh những dấu ấn không phai mờ, hình thành nên bản sắc dân tộc của chúng ta hôm nay.

Với tinh thần đó, Epoch Times Tiếng Việt giới thiệu Chuyên đề Khoa bảng nước Nam và những cái Nhất thú vị do Minh Bảo biên soạn với những câu chuyện, giai thoại truyền kỳ về các vị khoa bang, trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam, những bậc thầy của thiên hạ, những tác gia danh tiếng nhất… cũng như các danh Nho nức tiếng trong lịch sử. Hành trạng của các bậc đại khoa xuất thân từ cửa Khổng sân Trình sẽ luôn là những giai thoại thú vị và đầy cảm hứng cho các thế hệ muôn đời sau noi theo, cùng xây dựng một dân tộc, một nước Việt to lớn hơn, đáng kính trọng hơn trên thế giới.

Các tác gia danh tiếng nhất

Nguyễn Trãi và Bình Ngô Đại Cáo

Lê Thánh Tông và những vầng thơ Tiên bất hủ

Lê Quý Đôn và các tác phẩm Nho học trứ danh

Đào Duy Từ, bậc đại nho và binh pháp tác gia

Mạc Thiên Tứ và Hà Tiên thập cảnh vịnh

Phan Huy Chú và Lịch triều hiến chương loại chí

Trịnh Hoài Đức và Gia Định thành thông chí

Nguyễn Du và danh tác Truyện Kiều

Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên

Các danh nho được triều đình Trung Hoa coi trọng

Khương Công Phụ - Trạng nguyên duy nhất là tể tướng Trung Quốc

Mạc Đĩnh Chi - Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Nguyễn Trung Ngạn - Đại thần văn võ toàn tài

Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trạng nguyên, nhà Lý học, nhà tiên tri nổi tiếng nhất nước Nam

Vũ Duệ - Trạng nguyên, nhà Lý học hàng đầu nước Nam

Nguyễn Đăng Cảo - Thủ khoa, nhà Lý học hàng đầu nước Nam

Hồ Sỹ Dương - Ba lần thủ khoa, nhà Lý học và quân sự hàng đầu nước Nam

Lương Thế Vinh - Trạng nguyên đa tài và giỏi Toán​

Nguyễn Khuyến

Những giai thoại truyền kỳ thú vị nhất

Lý Đạo Tái - Trạng nguyên trở thành Tổ sư Thiền Tông

Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh - trạng Me đè trạng Ngọt

Phạm Đôn Lễ - Tam nguyên thành tổ nghề dệt chiếu

Phùng Khắc Khoan - Đại nho bác học đa tài và tổ nhiều nghề nhất

Nguyễn Khuyến - Tam nguyên chơi chữ nhiều giai thoại nhất

Nguyễn Công Trứ - Nho tướng thi đỗ muộn nhất và nhiều giai thoại nhất

Công danh sớm nhất, muộn nhất

Nguyễn Hiền - Trạng nguyên trẻ nhất lịch sử

Nguyễn Nghiêu Tư - Trạng nguyên lớn tuổi nhất

Form Newsletter Subscription