Bản tin đặc biệt

Tối cao Pháp viện có thể đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt trong vụ kiện ngày 06/01

Cựu Tổng thống Trump và Biện lý Đặc biệt Jack Smith đã đệ trình những bản tóm tắt đối lập về quyền miễn trừ tổng thống.

Lần thứ hai trong năm nay, Tối cao Pháp viện có thể nghe tranh luận trực tiếp về một lĩnh vực tương đối chưa được kiểm chứng của luật Hiến Pháp khi có liên quan đến cựu Tổng thống Donald Trump và đặt ra một tiền lệ mang tính bước ngoặt có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Hôm 13/02, Chánh án John Roberts tỏ ra quan tâm đến việc xem xét yêu cầu của cựu Tổng thống Donald Trump hôm trước đó đề nghị tạm dừng một phán quyết bác bỏ những tuyên bố về quyền miễn trừ tổng thống của ông tại Tòa Phúc thẩm Liên bang cho Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Hôm 14/02, Biện lý Đặc biệt Jack Smith đã phúc đáp, nói với Pháp viện rằng tòa án này nên từ chối yêu cầu của cựu Tổng thống Trump.

Trước đó trong tháng này, ba thẩm phán của Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Trump rằng nguyên tắc về quyền miễn trừ tổng thống bảo vệ ông khỏi sự truy tố của ông Smith liên quan đến các sự kiện trong ngày 06/01/2021.

Ông Smith đã yêu cầu Tối cao Pháp viện đẩy nhanh tiến trình kháng cáo quyền miễn trừ của Tổng thống Trump, nhưng hồi tháng 12/2023, Pháp viện đã từ chối, để Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn xử trí vấn đề này trước.

Tòa phúc thẩm này đã ấn định một khung thời gian eo hẹp cho cựu Tổng thống Trump trong việc yêu cầu Tối cao Pháp viện xem xét trước khi tòa án địa hạt này tiếp tục các thủ tục tố tụng tiền xét xử vừa bị chặn trước. Ban đầu được lên lịch vào ngày 04/03, phiên xét xử đó là một trong nhiều phiên tòa có thể ảnh hưởng đến lịch trình vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump và đặt ra nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp này với nền dân chủ của Mỹ quốc.

Vấn đề quyền miễn trừ tổng thống cũng làm nảy sinh nhiều thắc mắc về việc các tổng thống làm thể nào có thể tranh luận về các kết quả bầu cử, những mối đe dọa mà họ có thể gặp phải từ các chính phủ trong tương lai, và liệu việc phân lập quyền lực của Hiến Pháp có ngăn chặn các tòa án tham gia tranh luận về một số hành động nhất định của tổng thống trước Quốc hội hay không.

Tối cao Pháp viện có thể đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt trong vụ kiện ngày 06/01

Như cựu Tổng thống Trump đã lưu ý với Tối cao Pháp viện, vụ kiện này đặt ra một vấn đề mới có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những người ở cương vị điều hành trong tương lai.

“Tuyên bố rằng việc các tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố hình sự vì các hành động theo thẩm quyền của họ đưa ra một vấn đề mới, phức tạp, và quan trọng bảo đảm cho các đơn kháng cáo được xem xét cẩn thận,” bản tóm tắt hôm 12/02 của cựu Tổng thống Trump gửi Tối cao Pháp viện viết.

‘Phạm vi bên ngoài’

Quyền miễn trừ cho tổng thống khỏi bị xem xét lại về mặt tư pháp (judicial review) đã được duy trì trên phạm vi rộng kể từ vụ Marbury kiện Madison năm 1803. Mặc dù vụ kiện này đã xác lập quyền xem xét lại về mặt tư pháp (lời dịch giả: hay còn gọi là quyền tài phán tư pháp, là quyền xem xét lại tính hợp hiến của một đạo luật, một hành vi của tổng thống) đối với các quyết định của nhánh hành pháp, nhưng bản ý kiến ​​đa số của Chánh án John Marshall đã chỉ trích ý kiến cho rằng các tòa án có quyền tài phán đối với thẩm quyền tùy nghi hành động của một tổng thống.

Ông viết: “Phạm vi của tòa án là chỉ phân xử về quyền của các cá nhân, chứ không có quyền điều tra xem người ở cương vị điều hành đó, hay các viên chức hành pháp, thực hiện các nhiệm vụ mà họ có thẩm quyền tùy nghi hành động như thế nào.”

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 23/10/1967. (Đứng từ trái qua phải) các Thẩm phán Abe Fortas, Potter Stewart, Byron White, và Thurgood Marshall. (Ngồi từ trái qua phải) Thẩm phán John Marshall Harlan II, Thẩm phán Hugo Black, Chánh án Earl Warren, Thẩm phán William O. Douglas, và Thẩm phán William J. Brennan Jr. (-/AFP qua Getty Images)
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 23/10/1967. (Đứng từ trái qua phải) các Thẩm phán Abe Fortas, Potter Stewart, Byron White, và Thurgood Marshall. (Ngồi từ trái qua phải) Thẩm phán John Marshall Harlan II, Thẩm phán Hugo Black, Chánh án Earl Warren, Thẩm phán William O. Douglas, và Thẩm phán William J. Brennan Jr. (-/AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, các tình huống trong quyền miễn trừ tổng thống có phần không rõ ràng vì Hiến Pháp không định nghĩa một cách rõ ràng nguyên tắc này. Thay vào đó, một loạt các phán quyết của tòa án và ý kiến ​​của DOJ đã giải thích Hiến Pháp để đưa ra phác thảo chung về việc các tổng thống nên được bảo vệ khỏi bị truy tố như thế nào.

Bản tóm tắt của cựu Tổng thống Trump trích dẫn hai phán quyết của Tối cao Pháp viện — vụ Mississippi kiện Johnson và Nixon kiện Fitzgerald — trong đó cơ quan tư pháp này sử dụng các vụ kiện các cựu Tổng thống Andrew Johnson và Richard Nixon để xác định những giới hạn của các thẩm phán trong việc xem xét các hành động của tổng thống.

Trong vụ Mississippi kiện Johnson, Pháp viện đã bác bỏ yêu cầu của Mississippi về việc ngăn cản Tổng thống Johnson thi hành Đạo luật Tái thiết bởi vì, Pháp viện nói rằng họ “không có quyền tài phán đối với một dự luật cấm Tổng thống thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.”

Pháp viện cũng phân biệt giữa các nhiệm vụ cấp bộ trưởng, hoặc việc trực tiếp tuân thủ luật pháp, và các nhiệm vụ tùy ý thực thi, có liên quan đến việc tổng thống thực hiện việc đánh giá của mình để xem ông ấy nên thực hiện như thế nào các trách nhiệm do Quốc hội giao phó. Bản ý kiến ​​​​đa số của Chánh án Salmon P. Chase dẫn lời Chánh án Marshall khi mô tả việc can thiệp vào “các đặc quyền” của người trong cương vị hành pháp này là “một hành động ngông cuồng, quá vô lý, và quá phận.”

Cựu Thẩm phán Lewis Powell còn đi xa hơn trong vụ Nixon kiện Fitzgerald bằng việc phán quyết rằng Tổng thống Nixon có “quyền miễn trừ tuyệt đối” khỏi trách nhiệm dân sự liên quan đến “các hành động theo thẩm quyền” trong “phạm vi bên ngoài” thẩm quyền của ông. “Phạm vi bên ngoài” đó mở rộng bao xa là chủ đề đáng tranh luận. Trong trường hợp này, Pháp viện đã phán quyết rằng thẩm quyền đó bao gồm việc sa thải một nhân viên liên bang — ông A. Ernest Fitzgerald — người được cho là trả thù bất hợp pháp vì lời khai chứng mà ông đưa ra trước Quốc hội.

Tổng thống Richard Nixon (phải) và Phó Tổng thống Gerald Ford đối mặt nhau tại Oval Office vào ngày ông Nixon từ chức, ngày 09/08/1974. (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Tổng thống Richard Nixon (phải) và Phó Tổng thống Gerald Ford đối mặt nhau tại Oval Office vào ngày ông Nixon từ chức, ngày 09/08/1974. (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)

Phán quyết đó đã để ngỏ câu hỏi liệu một tổng thống có thể đối mặt với các cáo buộc hình sự hay không, nhưng đã phân biệt các vấn đề hình sự và dân sự.

Tòa án này nói: “Khi cần có hành động tư pháp để phục vụ các lợi ích chung của công chúng — như khi Pháp viện hành động không vi phạm sự phân lập quyền lực, mà để duy trì sự cân bằng hợp lý của quyền lực … hoặc để làm sáng tỏ lợi ích của công chúng trong một vụ truy tố hình sự đang diễn ra … thì việc thực thi quyền tài phán này đã được cho phép.”

Tuy nhiên, ngay cả sự phân biệt đó cũng đang bị nghi ngờ trước phản ứng của Tổng thống Trump đối với cuộc bầu cử năm 2020. Hồi tháng 12/2023, Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn phán quyết rằng ông không được miễn trừ khỏi các vụ kiện dân sự liên quan đến vụ ngày 06/01 vì ông đã hành động với tư cách là một ứng cử viên tổng thống, không phải đang thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình với tư cách là tổng thống.

Trong vụ án hình sự của mình, cựu Tổng thống Trump khẳng định rằng DOJ đang cố gắng buộc tội ông vì những hành động nằm trong nhiệm vụ “theo thẩm quyền” của ông và do đó ông sẽ nhận được quyền miễn trừ. Hồi tháng Một, luật sư của cựu Tổng thống Trump, ông D. John Sauer, đã cố gắng thuyết phục tòa phúc thẩm rằng Hiến Pháp yêu cầu Quốc hội đàn hặc và xét xử một tổng thống vì những hành động theo thẩm quyền của ông trước khi ông có thể bị buộc tội hình sự tại một tòa án.

Tối cao Pháp viện có thể đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt trong vụ kiện ngày 06/01

Vì Thượng viện đã tuyên trắng án cho Tổng thống Trump, nên ông Sauer lập luận, việc truy tố ông sẽ vi phạm nguyên tắc không xét xử hai lần.

Các thẩm phán tòa phúc thẩm bác bỏ những lập luận đó và phán quyết: “Vì mục đích của vụ án hình sự này, cựu Tổng thống Trump đã trở thành công dân Trump, với tất cả quyền biện hộ của bất kỳ bị cáo hình sự nào khác. Tuy nhiên, bất kỳ quyền miễn trừ hành pháp nào có thể đã bảo vệ ông ấy khi ông ấy còn là Tổng thống đều không còn bảo vệ ông ấy trước cuộc truy tố này nữa.”

Theo các thẩm phán, cựu Tổng thống Trump đã hiểu sai về vụ Marbury kiện Madison và sự phân lập quyền lực theo Hiến Pháp. Tòa án này cho biết: “Hiểu đúng là, nguyên tắc phân lập quyền lực có thể miễn trừ các hành động tùy nghi hợp pháp nhưng không ngăn cản việc truy tố hình sự liên bang đối với một cựu Tổng thống vì mọi hành động theo thẩm quyền.”

Trong các bản ghi nhớ pháp lý từ năm 1973 đến năm 2000, Bộ Tư pháp phản đối việc đàn hặc hoặc truy tố hình sự một đương kim tổng thống. Cựu Biện lý Đặc biệt Robert Mueller, người điều tra các cáo buộc về sự thông đồng Nga trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, khi đó là một ứng cử viên tổng thống, đã trích dẫn bản ghi nhớ năm 1973 là một lý do khiến ông không thể truy tố Tổng thống Trump. Tuy nhiên, những bản ghi nhớ đó không ràng buộc Tối cao Pháp viện trong việc quyết định liệu ông có thể bị truy tố với tư cách là một cựu tổng thống hay không.

Cựu Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, hôm 08/02/2024. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
Cựu Tổng thống Donald Trump nói trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, hôm 08/02/2024. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Các phán quyết Tối cao Pháp viện có thể đưa ra

Tối cao Pháp viện thường có sẵn một loạt các lựa chọn khi quyết định các vụ kiện, khiến cho người ta khó mà dự đoán trước được phán quyết của tòa án này.

Đầu tiên, các thẩm phán sẽ cần phải quyết định xem có chấp nhận yêu cầu hoãn thủ tục tố tụng của cựu Tổng thống Trump hay không, một việc có thể ngăn một cách hữu hiệu phiên xét xử của Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn tiếp tục diễn ra.

Trong phán quyết hôm 06/02, tòa phúc thẩm này cho biết họ sẽ thu hồi án lệnh của mình để thủ tục tố tụng ở tòa án này được tiếp tục nếu đến hết ngày 12/02 cựu Tổng thống Trump thông báo cho tòa án rằng ông đã nộp đơn kháng cáo lên Tối cao Pháp viện. Và ông Trump đã nộp (bản tóm tắt như được đề cập ở đầu bài viết).

Người kháng cáo thường có thể yêu cầu một phiên xem xét gồm toàn bộ các thẩm phán, tức là một phiên điều trần riêng với toàn bộ tòa phúc thẩm nếu họ thua kháng cáo ban đầu. Ba thẩm phán phúc thẩm đã cho biết yêu cầu của cựu Tổng thống Trump được có một phiên điều trần với tất cả các thẩm phán sẽ không làm trì hoãn quá trình tố tụng của tòa án này trừ phi yêu cầu của ông được tòa án này chấp thuận.

Tối cao Pháp viện có thể đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt trong vụ kiện ngày 06/01

Tối cao Pháp viện cũng có thể yêu cầu tòa án cấp dưới đưa ra phán quyết, hoặc đưa lại cho tòa phúc thẩm để đưa ra một phán quyết khác hoặc điều chỉnh phán quyết dựa trên những sai sót mà họ có thể tìm thấy trong bản ý kiến ​​của hội đồng ba thẩm phán.

Nếu Tối cao Pháp viện đồng ý xem xét việc Thẩm phán Tanya Chutkan từ chối bác bỏ vụ án, thì có thể Pháp viện sẽ xem xét lại nguyên tắc về quyền miễn trừ tổng thống và cách áp dụng nguyên tắc này cho cựu Tổng thống Trump. Khi làm như vậy, các thẩm phán có thể bác bỏ yêu cầu miễn trừ này và cho phép phán quyết của tòa phúc thẩm có hiệu lực, và hoàn toàn để Thẩm phán Chutkan tiếp tục phiên tòa xét xử này.

Tuy nhiên, điều đó dường như khó xảy ra do có nhiều rủi ro và câu hỏi liên quan. Cũng có thể cựu Tổng thống Trump sẽ viện dẫn quyền miễn trừ tổng thống trong các vụ án pháp lý khác của ông, có nghĩa là việc từ chối của tòa án này có thể chỉ khiến họ trì hoãn việc xem xét vấn đề này cho đến một ngày nào đó.

Một lựa chọn khả dĩ khác là các thẩm phán có thể đồng ý với lập luận của cựu Tổng thống Trump và đặt ra một tiền lệ mới, rộng hơn về phạm vi quyền miễn trừ tổng thống. Cách làm đó có lẽ sẽ buộc Thẩm phán Chutkan chấp thuận kiến nghị của cựu Tổng thống Trump yêu cầu bác bỏ và bảo vệ ông khỏi bị truy tố trong tương lai liên quan đến các hoạt động của ông vào ngày 06/01.

Tổng thống Donald Trump đến cuộc tập hợp “Ngừng Đánh cắp Cuộc bầu cử” ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 06/01/2021. (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)
Tổng thống Donald Trump đến cuộc tập hợp “Ngừng Đánh cắp Cuộc bầu cử” ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 06/01/2021. (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)

Vấn đề phức tạp hơn nữa là câu hỏi về việc liệu cựu Tổng thống Trump có đúng khi khẳng định rằng tất cả các hoạt động mà ông bị truy tố là “theo thẩm quyền” hay không.

Ông John Malcolm, phó chủ tịch Viện Chính phủ Lập hiến tại Quỹ Di sản, cho biết ông không chắc sự khẳng định này của ông Trump là đúng.

Ông Malcolm nói với The Epoch Times: “Có một số hoạt động nhất định mà tôi nghĩ ông ấy có thể nói một cách chính đáng là diễn ra trong phạm vi ngoài văn phòng tổng thống của mình.”

“Tuy nhiên, có một vài trong số các hoạt động đó không thực sự là một phần nhiệm vụ của ông với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ. Đó là những gì ông ấy đang làm để cố gắng giành chiến thắng với tư cách là một ứng cử viên tổng thống … và những gì ông ấy làm với tư cách là một ứng cử viên là khác với nhiệm vụ theo thẩm quyền của ông ấy với tư cách là tổng thống.”

Ông Malcolm từng làm lục sự cho nhiều thẩm phán và là một trợ lý luật sư Hoa Kỳ tại Atlanta.

Ý nghĩa đối với các tổng thống tương lai

Tuy nhiên khi các tòa án ra phán quyết về quyền miễn trừ của cựu Tổng thống Trump thì các quyết định của họ có thể sẽ gây ra những hệ quả sâu rộng cho các chính phủ trong tương lai.

Chẳng hạn, Thẩm phán Florence Pan của Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã đặc biệt hỏi ông Sauer liệu một tổng thống có thể tránh bị truy tố hình sự vì bán lệnh ân xá hay ra lệnh cho Biệt đội SEAL 6 ám sát một đối thủ chính trị hay không. Ông Sauer cho biết người đó chỉ có thể bị truy tố về tội ám sát nếu Quốc hội đàn hặc và kết tội người đó trước.

Tối cao Pháp viện có thể đặt ra tiền lệ mang tính bước ngoặt trong vụ kiện ngày 06/01

Luật sư Hiến Pháp Gayle Trotter nói với The Epoch Times rằng Thẩm phán Pan đã đưa ra những giả thuyết “cực đoan” không nhất thiết phải tính đến các quyết định của tòa án. “Tôi tin rằng những loại ví dụ cực đoan đó thực sự đi xa hơn giới hạn thông thường và là sự hoa mỹ trong từ ngữ.”

Bà suy đoán rằng các thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ không “xem xét” đến những loại ví dụ đó.

Một phán quyết của Tối cao Pháp viện cũng có thể xác định rõ ràng hơn vai trò của Quốc hội trong việc buộc các tổng thống phải chịu trách nhiệm về những cáo buộc vi phạm pháp luật.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 16/10/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 16/10/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Cựu Chưởng lý Hoa Kỳ Neama Rahmani cho biết ông nghĩ rằng yêu cầu đàn hặc trước là một “sự gồng mình một cách hợp lý và hợp pháp.”

Ông cũng mô tả việc biện hộ về quyền miễn trừ tổng thống là một “lập luận khá thiếu thuyết phục” trong khi ông không chắc rằng bất kỳ hành động nào đang được xem xét là “một phần nhiệm vụ theo thẩm quyền của ông [Trump].”

Trong khi đó, bà Trotter đồng tình với ông Sauer rằng việc thông qua Quốc hội là con đường thích hợp để xét xử cựu Tổng thống Trump. Bà nói: “Nếu có đi nữa thì điều đó đã được xét xử theo hướng có lợi cho ông Trump tại Thượng viện.”

Cựu Tổng thống Trump cảnh báo rằng việc chấp nhận kiểu truy tố này sẽ mở ra “những chu kỳ tố cáo lẫn nhau mang tính phá hoại.”

“Mối đe dọa về việc truy tố hình sự trong tương lai bởi một Chính phủ đối lập về mặt chính trị sẽ làm lu mờ mọi hành động theo thẩm quyền của Tổng thống trong tương lai — đặc biệt là những quyết định gây tranh cãi về mặt chính trị nhất,” ông viết trong bản tóm tắt hôm 12/02 của ông gửi lên Tối cao Pháp viện.

“Các đối thủ chính trị của Tổng thống sẽ tìm cách gây ảnh hưởng và kiểm soát các quyết định của ông ấy hoặc bà ấy thông qua việc tống tiền thực sự hoặc hăm dọa tống tiền, ngầm hay công khai, bằng bản cáo trạng của một Chính phủ thù địch trong tương lai đối với những hành động không đáng để dẫn đến bất kỳ sự truy tố nào như vậy.”

Cuối cùng, Tối cao Pháp viện có thể đưa ra một phán quyết hẹp hơn với việc áp dụng quyền miễn trừ tổng thống đối với một số cáo buộc trong vụ kiện cựu Tổng thống Trump ở Hoa Thịnh Đốn chứ không phải đối với những cáo buộc khác. Nếu đúng như vậy, việc này vẫn có thể vẫn sẽ tạo tiền lệ hệ trọng mà các chính phủ trong tương lai sẽ làm theo.

Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Form Newsletter Subscription
Form Newsletter Subscription