Tinh thần của nền độc lập và tương lai của Hoa Kỳ
“Chúng ta đang ở trong một cuộc Cách mạng, một cuộc cách mạng hoàn chỉnh, bất ngờ và đặc biệt nhất so với bất kỳ cuộc cách mạng nào khác trong lịch sử các quốc gia,” John Adams đã viết cho một người bạn vào đầu tháng 06/1776.
Adams đã đúng, nhưng cần phải dự đoán được tương lai mới có thể nhận ra điều này vào thời điểm đó.
Sau chiến thắng tốn kém của người Anh tại Bunker Hill vào một năm trước — như một cựu sĩ quan đã nhận xét rằng nếu có thêm một vài chiến thắng như thế nữa thì quân đội Anh Quốc sẽ bị tiêu diệt — George Washington đã đánh đuổi quân Anh khỏi Massachusetts, nhưng họ đang trên đường đánh trở về với hạm đội lớn nhất vượt qua Đại Tây Dương vào lúc đó.
Sau này khi được hỏi ai phải chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy các thuộc địa Hoa Kỳ giành độc lập, Adams thường thích đề cập đến vua George III.
Những đòi hỏi ngang ngược của ông ta đã khiến cho việc hòa giải không thể thực hiện được.
Và giờ đây, Hầu tước Germain, bộ trưởng phụ trách các thuộc địa Hoa Kỳ của nhà vua, muốn dẹp tan hoàn toàn cuộc nổi dậy bằng một trận đánh lớn có thể tiêu diệt quân đội Hoa Kỳ non trẻ và buộc những người Mỹ nổi loạn phải nghe lời.
Quý vị có thể nhận thấy lập luận đó.
Anh em nhà Howe, Tướng William, và Đô đốc Richard đã chỉ huy lực lượng quân sự áp đảo này.
Lục quân Lục địa, vốn không quá mạnh, thì rất tội nghiệp trong mắt thế giới: “Thiếu ăn,” như Washington sau này kể lại, “luôn luôn rách rưới, không lương.”
Tuy nhiên, anh em nhà Howe, bất chấp mệnh lệnh từ Whitehall, đã cố gắng tuyệt vọng để tránh các cuộc tàn sát. Họ van xin các nhà lãnh đạo thuộc địa xem xét lại cuộc nổi dậy.
Vào tháng Tám, sau cuộc tháo chạy của lực lượng Hoa Kỳ khỏi Gowanus Heights, Long Island, Howe đã bỏ qua việc truy kích Lục quân Lục địa.
Việc thể hiện sức mạnh cũng như sự cao thượng đó lẽ ra là đủ. Chắc chắn rằng, người Mỹ có thể thấy được chống cự là vô ích.
Đầu tháng Chín, Howe khởi xướng một trận chiến.
Benjamin Franklin và Adams – hai người mà nếu người Anh chiến thắng chắc chắn sẽ bị treo cổ – đã lãnh đạo đội quân Hoa Kỳ.
Là một người bạn của Franklin trong những ngày đầu, Hầu tước Howe đã bày tỏ tình cảm của mình với những người anh em Hoa Kỳ, rằng “nếu Hoa Kỳ sụp đổ, ông ấy sẽ cảm nhận và xót xa như mất đi một người anh em.”
Franklin đã cúi đầu, mỉm cười, và trả lời: “Thưa ngài Hầu tước, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để ngài không phải chịu đựng điều đó.” Adams kể lại nhiều năm sau này.
Bây giờ chúng ta có thể dễ dàng quên mất, nhưng mùa hè năm 1776 là thời điểm vô cùng tệ hại đối với cuộc cách mạng Hoa Kỳ.
Quyết định ở lại và cố gắng giữ New York của Washington là một sai lầm tốn kém và gần trí mạng. Vào bất kỳ lúc nào cho đến tháng 11, khi Lục quân Lục địa tìm cách chạy trốn đến New Jersey, anh em Howe vốn đang chỉ huy lực lượng hải quân hoàn toàn vượt trội cũng như một đội quân mạnh mẽ và đông đảo hơn đã có thể “đóng nắp chai” Manhattan và bao vây họ.
Không thể dập tắt cuộc nổi dậy
Một câu hỏi thú vị có cùng mô típ với cuốn sách tuyệt vời của Joseph Ellis có nhan đề “Cách mạng mùa hè: Sự ra đời của nền độc lập Hoa Kỳ” là nếu quân đội Hoa Kỳ bị tiêu diệt từ sớm, thì liệu cuộc nổi dậy có tan vỡ và kết thúc hay không.
Anh em Howe chưa bao giờ thử làm như vậy.
Như Ellis đã chỉ ra, mặc dù là những quân nhân tài giỏi, họ muốn trở thành những nhà ngoại giao hơn là những kẻ chinh phạt. Họ muốn trở về nước Anh với tư cách là những chính khách thành công đã xúc tiến cho hòa bình và hòa giải, hơn là chiến thắng một cuộc chiến và trở về như những anh hùng quân đội.
Franklin và Adams đã không cho là vậy, một phần vì họ tin tưởng rằng nền độc lập của Hoa Kỳ không phải là con tin của Lục quân Lục địa.
“Nếu kẻ thù bị đánh bại, nó có lẽ sẽ mang tính quyết định đối với họ. Nhưng đất nước đang phát triển của chúng ta có thể chịu được những Tổn thất đáng kể, và hồi phục, vì vậy một thất bại về phía chúng ta sẽ không phải là lúc mà chúng ta từ bỏ mục tiêu của mình,” Franklin nhận xét.
Hiệp ước Paris năm 1783 đã chính thức thừa nhận chiến thắng của Hoa Kỳ trong cuộc bao vây Yorktown năm 1781. Trong những năm sau đó, nhiều người ở London vẫn luôn tìm cách giải thích tại sao chúng lại xảy ra.
Một luồng suy nghĩ được ủng hộ bởi Germain và những người khác cho rằng nếu anh em Howe hành động mạnh mẽ hơn vào năm 1776, họ sẽ không chỉ tiêu diệt được Lục quân Lục địa — hầu như mọi người đều đồng ý rằng họ có thể làm được — mà còn có thể dập tắt cuộc nổi dậy và kết thúc chiến tranh.
Ellis thừa nhận rằng chúng ta không bao giờ biết chắc được điều gì có thể đã xảy ra.
Nhưng cuốn sách của ông lập luận một cách hùng hồn rằng “nhiều nghiên cứu lịch sử trong 40 năm qua đã cho thấy đó là một giả định rất có vấn đề”.
Để chiến thắng, nước Anh không chỉ cần tiêu diệt quân đội Hoa Kỳ mà còn cần phải khuất phục toàn bộ nhân dân Hoa Kỳ. Và việc đó, như Franklin đã nhận thấy, là một nhiệm vụ mà cả Âu Châu cũng không thể nào làm được.
Đó là một sự khích lệ, nhưng cũng là một suy nghĩ đúng mức.
Tâm trí của người dân
Vào ngày 4/7 năm nay, đã qua gần một phần tư thiên niên kỷ sau những kỳ tích mà Ellis kể lại, sẽ rất đáng giá để chúng ta hồi tưởng và kỷ niệm hào khí đã giúp cho nền độc lập Hoa Kỳ trở thành hiện thực, mà thậm chí còn hơn cả quân đội của Washington.
Chỉ một hoặc hai tuần trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ đã nói rằng nếu những người không hài lòng với chính phủ muốn thách thức nó, họ sẽ cần “những chiến đấu cơ F15 và có thể là một số vũ khí nguyên tử.”
Như tôi đã thấy đâu đó có người đáp lại tuyên bố bất thường trên rằng, nếu chủ nhân của đất nước này—là “Chúng ta, những người dân” chứ không phải người đang ở trong Tòa Bạch Ốc—muốn chống lại chính phủ Hoa Kỳ, họ sẽ không cần chiến đấu cơ F-15 hay vũ khí nguyên tử nào.
Họ cần các cuộc bầu cử hợp pháp tự do và công bằng.
Chính vì những nghi ngờ nghiêm trọng liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà hàng trăm công dân, với không ít những kẻ kích động và xúi giục của FBI, đã biểu tình trong Điện Capitol vào ngày 06/01.
Như C. Bradley Thompson đã nhắc nhở chúng ta trong cuốn sách mới có nhan đề “Tư duy cách mạng Hoa Kỳ”, đây là điều mà John Adams đã lặp đi lặp lại.
Viết cho đối thủ cũ của mình là Thomas Jefferson vào năm 1815, Adams đã đặt một câu hỏi quan trọng: “Cách mạng có ý nghĩa gì?”
Không phải chiến tranh, Jefferson trả lời.
“Đó không phải là một phần của cuộc cách mạng.”
Bản thân cuộc chiến, ông nói, “chỉ là ảnh hưởng và hệ quả” của cách mạng.
Cuộc cách mạng thực sự “đã nằm trong tâm trí của người dân, và đã có từ những năm 1760–1775, trong vòng 15 năm trước khi máu bị đổ xuống tại Lexington.”
Vài năm sau, Jefferson đã đề cập đến chủ đề này một lần nữa.
Ông nói “cuộc cách mạng Hoa Kỳ thực sự” được khởi xướng bởi một “sự thay đổi căn bản trong các nguyên tắc, quan điểm, tình cảm và cảm xúc” của người dân Hoa Kỳ.
Trong thời đại hiện nay khi mà chính phủ đang ngày càng xâm phạm vào các quyền và sự tự do của công dân, thật đáng để suy nghĩ về việc liệu tinh thần đó sẽ có một tương lai như thế nào.
“Ngài Tiến sĩ, chúng ta đã có gì — một nước Cộng Hòa hay nước quân chủ?” ai đó đã hỏi Franklin khi ông rời Hội nghị Lập hiến năm 1787.
“Một nước Cộng Hòa,” Franklin đã trả lời. “Nếu quý vị có thể giữ nó.”
Chúng ta có thể giữ nó không? Tôi ước gì mình chắc chắn về câu trả lời hơn là những gì tôi đang cảm thấy hiện nay.
Roger Kimball là biên tập viên kiêm nhà xuất bản của tạp chí The New Criterion và là nhà xuất bản của Encounter Books. Cuốn sách gần đây nhất của ông là “Ai là người thống trị? chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc và số phận của tự do trong thế kỷ 21.”
Quan điểm trong bài viết là của tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của The Epoch Times.
Do Roger Kimball thực hiện
Joe Nguyễn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: