‘Tiền mặt không thể biến mất’: Tại sao tiền vật chất vẫn tồn tại trên đời?
Người ta nói rằng tiền biết nói, nhưng cuộc trò chuyện về một xã hội không tiền mặt đã dần trở thành “xoay quanh đồng tiền.”
Từ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, cho đến ví kỹ thuật số trên điện thoại di động—phương thức mà người Úc chọn thanh toán hiện nay đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tiền mặt có đang trở nên lỗi thời hay không.
Trong khi nghiên cứu cho thấy nguy cơ này có thể xảy ra thì Giáo sư kinh doanh Steve Worthington lại nói rằng không phải vậy.
Ông nói với AAP: “Tôi thấy tiền mặt sẽ không biến mất trong vài thập niên tới.”
Theo dữ liệu của RBA, vào năm 2022, tiền mặt chỉ được sử dụng trong 13% tổng số lần thanh toán ở Úc. Điều này “phản ánh phần nào tác động của đại dịch COVID-19 lên hành vi thanh toán của người dân.”
Thời kỳ phong tỏa đã đẩy nhanh sự suy giảm [về sử dụng tiền mặt] vốn đã diễn ra ít nhất kể từ năm 2007, thời điểm mà gần 70% các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt.
Mặc dù vậy, Giáo sư Worthington tin rằng sẽ rất lâu nữa thì người Úc mới không còn sử dụng tiền giấy và tiền xu, chủ yếu vì tiền giấy và tiền xu có thể dễ dàng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc mất điện.
“Tiền mặt không thể biến mất,” ông nói.
“Khi hệ thống viễn thông bị hỏng hoặc hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng bị hỏng thì quý vị sẽ gặp khó khăn.”
Phó giáo sư tài chính Angel Zhong đã ước tính tương lai được đẩy mạnh bởi sự đổi mới công nghệ sẽ sớm diễn ra vào năm 2030. Ông cũng cho biết xã hội không dùng tiền mặt về mặt chức năng là điều không tránh khỏi ở Úc.
Khi một số doanh nghiệp chỉ chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sau thời gian phong tỏa, người tiêu dùng đã học cách tận dụng sự tiện lợi của các phương thức thanh toán này.
Giáo sư Zhong cho biết: “Thật dễ dàng — quý vị chỉ cần mang theo điện thoại, thiết bị di động, hoặc đồng hồ của mình.”
Bà nói, đã đến lúc mọi người trở thành nô lệ của điện thoại, nhưng điều đó không có nghĩa là tiền mặt sẽ biến mất.
Giáo sư Zhong cho biết tiền tệ vật chất vẫn rất quan trọng đối với người Úc cao niên, cư dân trong khu vực, người tị nạn, và người khuyết tật.
Giáo sư Worthington chỉ ra, cùng với khả năng tiếp cận, tiền mặt vẫn là một lựa chọn mang lại cho mọi người quyền tự do lựa chọn trong một thế giới số hóa nếu họ không muốn tiết lộ danh tính của họ trên mạng thêm nữa.
Ông nói: “Một trong những nhược điểm của việc hoàn toàn không dùng tiền mặt là chúng ta ngày càng để ngỏ cho nhiều trò lừa đảo và gian lận.”
Theo một nghiên cứu của ông Lachlan Schumburgk, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Đại học Adelaide, ông tin rằng việc quản lý ngân sách trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể dễ dàng hơn đối với những người thanh toán bằng tiền mặt.
Ông Schomburgk nhận thấy mọi người chi tiêu nhiều hơn số tiền họ vất vả kiếm được khi chọn cách thanh toán không dùng tiền mặt.
Ông nói với AAP, việc đếm những tờ tiền và đồng xu trước khi trao chúng buộc mọi người phải xem họ đang mất những gì, đề cập đến điều mà các nhà tâm lý học coi là “nỗi đau khi phải trả tiền.”