Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thúc đẩy dự luật tài trợ vi mạch bán dẫn trị giá 52 USD
Hôm 26/07, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để thúc đẩy Dự luật Vi mạch bán dẫn và Khoa học nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ với Trung Quốc.
Thượng viện đã bỏ phiếu để hạn chế tranh luận về luật gọi là “Dự luật Vi mạch bán dẫn và Khoa học”, trong một cuộc bỏ phiếu có kết quả 64-32. Thượng viện giờ sẽ tiến tới một cuộc bỏ phiếu và dự luật có khả năng được Thượng viện thông qua, sau đó được chuyển đến Hạ viện để bỏ phiếu trước khi đến bàn của Tổng thống để xin chữ ký.
Dự luật nói trên là một phiên bản dung hòa của hai dự luật mà các thành viên Quốc hội đã làm việc trong hơn một năm. Dự luật này sẽ cung cấp nguồn tài chính để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước.
“Sáng nay, Thượng viện sẽ đề ra một ranh giới rõ ràng rằng cuộc khủng hoảng vi mạch bán dẫn của Mỹ, và cam kết đang giảm dần của Mỹ đối với khoa học và đổi mới sẽ không tiếp tục dưới sự giám sát của chúng tôi,” Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) cho biết tại sàn Thượng viện trước khi bỏ phiếu hạn chế tranh luận.
“Đó là một bước tiến quan trọng đối với an ninh kinh tế của chúng ta, an ninh quốc gia của chúng ta, chuỗi cung ứng của chúng ta, và trên thực tế là, đối với tương lai của nước Mỹ.”
Công chúng tin rằng Quốc hội sẽ hành động nhanh chóng để thông qua dự luật trước kỳ nghỉ thường niên vào tháng Tám hàng năm.
Chất bán dẫn, được sử dụng trong sản xuất mọi thứ, từ máy điện toán cá nhân đến hỏa tiễn siêu thanh, đã trở thành điểm đáng lo ngại chính trong hai năm qua khi một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đã tàn phá khả năng có được vi mạch bán dẫn của Hoa Kỳ.
Nếu được Hạ viện thông qua, đạo luật sẽ cung cấp 52 tỷ USD cho sản xuất chất bán dẫn để giúp tái phát triển công nghệ quan trọng. Dự luật cũng sẽ chi hàng tỷ USD nữa để khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ liên quan.
Quốc hội đã thông qua Đạo luật Tạo ra Những ưu đãi Hữu ích để Sản xuất Chất bán dẫn (CHIPS) hồi tháng 01/2021. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đã không đạt được một thỏa thuận về cách phân bổ ngân sách cho sáng kiến này, với việc Đảng Cộng Hòa thúc đẩy thêm các khoản tín thuế doanh nghiệp mới còn Đảng Dân Chủ thúc đẩy thêm năng lượng xanh và tài trợ nghiên cứu.
Tình trạng bế tắc đó đã dẫn đến việc tạo ra hai dự luật bị đình trệ, Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới do Đảng Cộng Hòa (USICA) hậu thuẫn và Đạo luật Hoa Kỳ CẠNH TRANH do Đảng Dân Chủ hậu thuẫn, hiện đã được kết hợp thành Dự luật Vi mạch bán dẫn và Khoa học.
Ông Schumer nói rằng Dự luật Vi mạch bán dẫn và Khoa học hiện tại sẽ giữ lại phần lớn nguồn tài trợ ban đầu được kêu gọi trong USICA, mặc dù không rõ mức độ mà các đợt giảm thuế và các sáng kiến nghiên cứu “xanh” vẫn được giữ lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hài lòng với dự luật, và dự luật này đã có tác dụng hợp nhất các yếu tố từ cả hai đảng chống lại những gì họ cho là chủ nghĩa nghiệp đoàn (corporatism). Đáng chú ý là, cả Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (Độc Lập-Vermont) và Thượng nghị sĩ Mike Lee (Cộng Hòa-Utah) đều chỉ trích dự luật là phúc lợi doanh nghiệp mà sẽ làm xuất hiện các tập đoàn công nghệ lớn và làm tổn thương người lao động Mỹ một cách không cần thiết.
Ông Schumer nói rằng phiên bản dự luật hiện đang được thúc đẩy bao hàm phần lớn các biện pháp khoa học và đổi mới đã được USICA thông qua, trong đó có các khoản đầu tư vào nghiên cứu khoa học.
Ông Schumer nói: “Tôi tin tưởng rằng thế hệ tương lai sẽ nhìn lại quá trình thông qua dự luật vi mạch bán dẫn và khoa học này như một bước ngoặt đối với sự lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ 21.”
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.