Thiên cổ Anh hùng Đường Thái Tông (P6): Mười tám vị học sỹ
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.1)
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P2): Nam chinh Bắc chiến đánh đâu thắng đó
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P3): Bắt Tiết Cử , Phá Lưu Vũ Chu
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.4): Đại thắng tại Thanh Thành
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.5): Võ Lao Thần uy
Năm Trinh Quán thứ mười hai (638 năm), Thái Tông Thiểm (nay là thuộc huyện Thiểm, Hà Nam ) và Lạc (Lạc Dương) thăm lại các địa danh xưa, gợi nhớ hiện tại và quá khứ, và viết nên kiệt tác bất hủ”Hoàn Thiểm thuật hoài” (cảm hoài khi trở về Thiểm Tây):
Phiên âm Hán Việt:
Khái nhiên phủ trường kiếm,
Tế thế khải yêu danh.
Tinh kỳ phân điện cử,
Nhật vũ túc thiên hành.
Biến dã truân vạn kỵ,
Lâm nguyên trú ngũ doanh.
Đăng sơn huy võ tiết,
Bối thủy tung thần binh.
Tại tích nhung qua động,
Kim lai vũ trụ bình.
Dịch nghĩa:
Bất đắc dĩ phải cầm thanh trường kiếm,
Cũng chỉ vì tế thế cứu dân chứ không phải vì danh vì lợi.
Cờ xí rợp trời chiến trường sóng gió,
Quân tình cấp bách tác phong dũng mãnh.
Khắp nơi đều có thiên binh vạn mã, quân doanh giăng kín nơi nơi.
Chiến trường như leo núi, binh pháp linh hoạt như thần.
Sự hy sinh của cuộc chiến xưa,
Nay mới được hòa bình thống nhất.
Vào lúc đất nước dần yên ổn, Thái Tông quyết tâm nghiên cứu kinh sách và mở một viện bảo tàng văn học để tiếp đãi học sỹ bốn phương. Hành Đài Tư Huân Lang Trung Đỗ Như Hố cùng mười tám vị học sỹ hay cùng Thái Tông đàm luận kinh sách thánh hiền, thường say mê thảo luận đến khuya mới nghỉ ngơi.
Xưa (các nước chư hầu trước thời Tây Hán), nước Sở coi trọng người tài đức, Sở Nguyên Vương coi trọng Thân Công và Mục Sinh. Vào thời Hán Cảnh Đế, Lương Hiếu Vương tiếp đãi kẻ sĩ, coi trọng đạo đức, càng trọng hơn những người có tài tranh biện, chẳng hạn như Trâu Dương và Mai Thừa. những quy phạm tiêu chuẩn mà người xưa để lại trong quá khứ có thể khiến người đời sau phải ngưỡng mộ. Vì trọng đức và tu dưỡng bản thân, khắp nơi đều thấy người hiền minh. Nghĩ nhớ đến người tài, muốn lưu giữ lại, tìm kiếm những trụ cột, cùng chung chí khí. Vì thế mà gửi gắm hy vọng sẽ thiết lập được sự chính quy và bù đắp những thiếu sót. Học tập không mệt mỏi giống như Học Cung thời Tề Tuyên Vương vậy, tổ chức yến tiệc giống như ở Hoàng Kim Đài ở nước Yên. Mười tám vị Đại học sỹ đến từ Giang Nam và Hà Bắc, chế định quy các quy phạm, các quy tắc, đề xướng văn phong (lối hành văn),cho các học sỹ ở quán này.
Vào tháng 12 năm Vũ Đức thứ 4 (tức năm 621), tướng cũ của Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát khởi binh tạo phản, Thái Tông thống lĩnh toàn quân của mình thảo phạt về phía đông đánh ở Hà Bắc để đối phó với Lưu Hắc Thát, kẻ địch mạnh cuối cùng trong cuộc chiến thống nhất của nhà Đường. Vào tháng đầu tiên của năm thứ năm năm Vũ Đức (622). Thái Tông đầu tiên chia quân để cắt đứt con đường vận chuyển lương thực quân địch và hai bên đã cầm chân nhau trong hai tháng. Lưu Hắc Thát bị bức cho phải nóng lòng chiến đấu ngay, bèn dẫn 20 vạn bộ binh và kỵ binh áp sát.
Thái Tông đích thân dẫn đầu đội kỵ binh tinh nhuệ, đầu tiên đánh bại kỵ binh của địch, sau đó dùng thừa thắng xuất kích san bằng bộ binh của đối phương, quân địch tan rã và chặt đầu hơn 1 vạn người. Trước đó, Thái Tông đã cử người đắp đập để chặn thượng nguồn con sông và làm cho nước sông cạn xuống, để cho Lưu Hắc Thát có thể băng qua được sông. Đợi đến lúc tác chiến thật sự thì hạ lệnh đào đập,nước lớn đổ ào ạt, làm cho sông sâu hơn một trượng. Quân địch đã bị đánh bại, và khi tháo chạy vào giữa sông thì tất cả chúng đều bị nước nhấn chìm. Chỉ có Lưu Hắc Thát và hơn 200 kị binh chạy sang Đột Quyết, nhưng tất cả người của ông ta đều bị bắt, như thế Hà Bắc đã được bình định. Lúc bấy giờ, Từ Viên Lãng đóng quân ở Từ châu và Cổn châu, Thái Tông liền dẫn quân thảo phạt, như vậy các quận các ấp như vùng Hoàng Hà, Tế Thủy, Trường Giang, Hoài Thủy v.v… đều đã được bình định.
Vào mùa thu năm Vũ Đức thứ bảy (năm 624), Khả Hãn thứ hai của người Đột Quyết từ Nguyên Châu nổi lên, xâm nhiễu Quan Trung. Chuyện kể rằng Cao Tổ nói:”Chỉ vì quân Hồ thấy gia quyến thân thuộc cùng người làm trong phủ của chúng đều ở hết tại kinh đô, khi quân Đột Quyết đến, thiêu đốt, cướp phá khiến cho Trường An không còn là kinh đô nữa, như thế quân giặc Hồ mới tự dừng lại.”
Cao Tổ muốn dời đô để tránh quân Đột Quyết nên đã cử Trung thư thị lang Vũ Văn Sỹ Cập đi về núi phía nam nơi mà có thể ở được khảo sát, lập tức muốn dời đô về nơi đó. Tiêu Vũ và mọi người đều cho rằng không nên, tuy nhiên không ai dám can dán thẳng thừng. Nhưng Thái Tông trực tiếp khuyên Cao Tổ không nên dời đô, hãy cho Thái Tông một hai năm thời gian, nếu như không đánh bại được Kiết Lợi của Đột Quyết thì lúc đó hãy bàn việc dời đô.
(Thái Tông tự thuật nói:”Hoắc Khứ Bệnh, tướng quân của nhà Hán, có chí hướng quyết tâm tiêu diệt Hung Nô, khiến cho Hung nô phải xưng thần và trở thành nước phiên dậu cho nhà Hán, nay quân họ Hồ quấy nhiễu liên miên không dứt, bệ hạ lại muốn dời đô, việc này xin để thần đi giải quyết Hiệt Lợi, cho thần một hai năm thời gian, nếu không đánh bại được quân địch thì cứ theo kế sách mà dời đô cũng chưa muộn, thần không dám can gián”. Cao Tổ tức giận và sai Thái Tông đem hơn 30 kỵ binh đi tuần tra xem xét sạn đạo (đường nhỏ ven vách núi). Ngày hôm sau, Thái Tông lại dâng tấu xin đừng dời Đô, sau đó Cao Tổ đã nhận lời khuyên và không dời đô nữa.
Long chủng thiên mã(những con ngựa trời ban mang dong giống như rồng)
Thái Tông biết xem ngựa, biết nhìn ngựa, ông có được thần tuấn mã trong các loài ngựa mà định thiên hạ. Thái Tông cực kỳ yêu thích chiến mã, và chúng đã nam chinh bắc chiến lập nên những chiến công bất hủ cho vương triều Đại Đường và đánh bại vô số kẻ địch. Thái Tông có bài thơ”Vịnh ẩm mã”:
“Tuấn cốt ẩm trường kinh, bôn lưu sái lạc anh; tế văn liên phún tụ, loạn hạnh nhiễu đề oanh. Thuỷ quang yên thượng trắc, mã ảnh lưu trung hoành; phiên tự thiên trì lý, đằng ba long chủng sinh.”
Dịch nghĩa: Bài vịnh về ngựa uống nước:”Chiến mã uống nước sông Kinh, Ngựa phi chạy làm cho nước vẩy lên quanh cả đàm cổ ngựa, kết tụ thành các đường viền nhỏ, cỏ hạnh um tùm vây quanh chân ngựa. Mước trong phản chiếu yên ngựa, hình ảnh ngựa tung hoành trong dòng nước; đảo qua đảo lại như đang ở trong thiên trì, ngựa phốc bay lên như con rồng vậy.”
Để tưởng nhớ con ngựa chiến đã từng cứu Thái Tông gặp nạn, Thái Tông cũng đã ra lệnh cho khắc “chiêu lăng lục tuấn” (6 con tuấn mã ở Chiêu Lăng): “Ngựa mà Trẫm đã cưỡi, nó đã cứu giúp trẫm khi gặp nạn, lấy đá khắc đúng hình dáng của ngựa, bày trí nó ở hai bên trái và phải, kéo bức màn để che đi ý nghĩa.” (“Sách phủ nguyên quy”, quyển 42). Vì vậy, thợ thủ công Diêm Lập Đức và họa gia Diêm Lập Bản đã dùng phù điêu để khắc họa 6 con chiến mã và đặt chúng ở phía đông và phía tây ở phía trước hai bên Chiêu Lăng. Họa gia huyền thoại Diêm Lập Bản đã phụng chỉ mà vẽ ra “lục tuấn đồ” (Bức tranh sáu con ngựa). Người thợ thủ công Diêm Lập Đức đã sử dụng nó như một bản thiết kế và chạm khắc nó như một bức phù điêu, được đặt ở phía đông và phía tây trước hai bên Chiêu Lăng.
Từ xưa đến nay, ngựa tốt đều có danh hiệu, có tên tuổi, sáu con ngựa được phân ra đặt tên là: Quyền mao qua, thập phạt xích, bạch đề ô, đặc lặc phiêu, thanh truy, táp lộ tử. Vào năm Trinh Quán thứ mười một, Thái Tông đích thân đã viết “Lục mã đồ tán” (tán tụng bức tranh 6 con ngựa). Trong các trận giao chiến khốc liệt của sáu con ngựa này, nhiều con bị trúng tên, bị thương nặng, chúng vẫn bảo vệ, cõng lấy Thái Tông và cuối cùng đã giúp Thái Tông chiến thắng kẻ thù.
Khi Đường Thái Tông dấy binh, bản đồ của hoàng đế được phác thảo ra, Hứa Lạc Nhân đã dâng tặng một con ngựa cho Thái Tông ở tại Võ Lao Quan (Hổ Lao Quan ), con ngựa có đầu màu đen và toàn thân màu vàng. Thái Tông thấy con ngựa của mình rất thần tốc, vì vậy bất cứ khi nào chỉ huy trận chiến, ông đều cưỡi con ngựa này. Thái Tông cho rằng “đây là con ngựa đứng đầu”, nó từng được gọi là “Lạc nhân qua”, và tên gọi của nó là “Quyền mao qua”. Khi Thái Tông cưỡi chú ngựa này đi bình định Lưu Hắc Thát, nó bị sáu mũi tên ở phía trước và hai mũi tên ở phía sau. Thái Tông đã khen ngợi và nói: “Nguyệt tinh án bí, thiên tứ hoành hành. Hồ thỉ tải tập, phân ai khuếch thanh.” đại ý nghĩa là sau khi chú ngựa trời này hiện diện, thì chiến loạn được dừng lại.
“Thập phạt xích” có màu đỏ tươi, là một con hãn huyết bảo mã (ngựa quý lông đỏ son), là con ngựa được Thái Tông cưỡi khi đi bình định Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức. Trong trận chiến đó nó bị trúng bốn mũi tên ở phía trước và một mũi tên ở phía sau. Thái Tông ca ngợi nói: “Triển giản vị tĩnh, phủ việt thân uy, chu hán sính túc, thanh tinh khải quy”. Đại ý nghĩa là bên cạnh dấu chân ngựa lưu lại mồ hôi màu đỏ tươi, cùng với cờ xí màu xanh ca khúc khải hoàn trở về.
“Bạch đề ô” màu đen tuyền, bốn móng của nó màu trắng, nó đã được Thái Tông cưỡi khi đi bình định Tiết Nhân Cảo, lúc đó Thái Tông đã cưỡi con “Bạch đề ô” mà đột kích xuyên đêm, khiến cho Tiết Nhân Cảo không thể vào thành để cố thủ, sau đó Tiết Nhân Cảo buộc phải đầu hàng. Thái Tông khen ngợi và nói: “Ỷ thiên trường kiếm, truy phong tuấn túc. Tổng bí bình lũng, hồi yên định thục.” Ý là đem truy phong tuấn mã (nhanh như gió) so sánh với thanh binh khí ỷ thiên trường kiếm. Con ngựa này theo Thái Tông chiến đấu ở Lũng Tây đến Tứ Xuyên, và đắc được chiến thắng thần tốc.
Đặc Lặc Phiêu, với bộ lông màu trắng vàng và cái miệng màu đen, được Hoàng đế Thái Tông cưỡi khi đi bình định Tống Kim Cang. Tống Kim Cang có một đội quân rất tinh nhuệ, và dàn quân trận dài bảy dặm từ phía bắc đến phía nam. Thái Tông đã cùng chú ngựa này của mình đích thân xông trận, toàn quân của họ Tống kia đại bại tan tác, qua trận này Thái Tông đã ca ngợi nói: “ứng sách đằng không, thừa thanh bán hán, nhập hiểm thôi địch, thừa nguy tế nạn”,ý nghĩa là khí thế của con ngựa này như bay lên không trung với mọi thứ thế oai dũng, ra vào chổ hiểm đẩy lùi quân địch, hùng dũng trợ giúp trong lúc nguy nan.
“Thanh truy mã” là con ngựa mang màu xanh trắng, Thái Tông đã cưỡi con ngựa “Thanh truy mã” này, tự mình dẫn quân tiên phong lao vào chiến tuyến của kẻ thù, một phát bắt được Đậu Kiến Đức, trong trận đó “Thanh truy” trúng năm mũi tên. Thái Tông đã khen ngợi và nói: “Túc khinh điện ảnh, thần phát thiên cơ. Sách tư phi luyện, định ngã nhung y.” Có thể thấy rằng dáng người của chú ngựa này mạnh mẽ như đang bay và hình ảnh phi nước đại trong trận chiến thật oai phong. Chiến thắng ở Võ Lao Quan đã giúp Đại Đường giành thắng lợi trong cuộc chiến thống nhất trong những năm đầu.
Cái tên “Táp lộ tử” bắt nguồn từ ngôn ngữ Đột Quyết, nó được dịch sang tiếng Hán là “Sa bát lược” và “Thủy ba la” nó có nghĩa là dũng cảm và mạnh mẽ, và đó là danh hiệu của Khan Hãn của người Đột Quyết. Tên thật là ngựa chiến màu tím của Dũng Kiện Khả Hãn. Khi Thái Tông đánh nhau ác liệt với Vương Thế Sung, con ngựa này thân trong mưa tên mà trúng tên, sau đó Khâu Hành Cung đã rút mũi tên cho nó và con ngựa bị chết mất. Thái Tông khen ngợi chú ngựa này và nói: “Tử yến siêu dược, cốt đằng thần tuấn, khí triệp tam xuyên, uy lăng bát trận.” Khí thế thần thái của chú ngựa này quả là có được sức sống ngoan cường.
(Còn tiếp)
Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.7): Mối họa từ trong Vương tộc