Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.7): Mối họa từ trong Vương tộc
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.1)
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P2): Nam chinh Bắc chiến đánh đâu thắng đó
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P3): Bắt Tiết Cử , Phá Lưu Vũ Chu
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.4): Đại thắng tại Thanh Thành
- Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.5): Võ Lao Thần uy
- Thiên cổ Anh hùng Đường Thái Tông (P6): Mười tám vị học sỹ
Phần thứ hai: Bình định mối họa trong nội bộ
Vào năm Đại Nghiệp thứ 13 (năm 617), Thái Tông mưu lược cùng Lý Uyên đã khởi binh. Lý Uyên từng nói với Thái Tông rằng: “Đại nghiệp thành công như hôm nay, tất cả thiên hạ này đều là do con giành được, vì thế nên lập con làm Thái Tử.” Thái Tông một mực bái tạ chối từ.
Sau khi Cao tổ đăng cơ rồi, vẫn luôn muốn lập Thái Tông làm Thái tử. Thái Tông kiên quyết từ chối không nhận mà bẩm rằng: “Trưởng ấu có thứ tự, quốc gia có quy củ, đây là cái lý xưa nay không đổi. Hơn nữa trên có huynh trưởng, Thế Dân sao dám nhận! Lý Thế Dân bèn nhường huynh trưởng lập làm Đông cung.” Cao tổ liền phong con trưởng là Lý Kiến Thành làm Thái Tử, con thứ Lý Thế Dân được lập làm Tần Vương, người con trai thứ 4 là Lý Nguyên Cát được lập làm Tề Vương. Tước phong của Thái Tông là cao đến không còn gì cấp phong được nữa, Cao Tổ đã sáng tạo ra một danh xưng xưa nay chưa từng có đó là tước hiệu “Thiên Sách thượng tướng”, vị trí này là ở trên các Vương, nắm toàn bộ binh quyền.
“Tất cả thiên hạ của Cao Tổ, đều là công lao của Thái Tông.” (Tư trị thông giám). Lúc công lao sự nghiệp của Thế Dân ngày càng hưng thịnh, Cao Tổ đã hứa riêng với Thái Tông là sẽ lập ông làm Thái tử, Kiến Thành biết được bí mật này, y đã cùng Tề vương Lý Nguyên Cát âm mưu làm loạn.” (trích trong Cựu Đường Thư ‧ Cao tổ nhị thập nhị tử truyện)
Lý Nguyên Cát và Lý Kiến Thành
Con người Lý Nguyên Cát, tướng mạo xấu xí, tính tình tàn ác. Lúc mới được sinh ra, mẫu thân là Thái Mục hoàng hậu rất ghét vẻ bề ngoài của y nên không muốn nuôi dưỡng. Lúc đó bà hầu gái là Trần Thiện Ý tự muốn nuôi dưỡng y, vì thế Nguyên Cát tránh được chết yểu. Khi lớn lên, Nguyên Cát trở thành một con người hung tàn, sống cuộc sống xa hoa dâm dật. Thường lấy nô bộc, cùng các thê thiếp, và binh lính mặc áo giáp giao chiến với nhau làm trò tiêu khiển, đánh đấm lẫn nhau, khiến cho nhiều người tử thương. Sau đó có lần Nguyên Cát đích thân tham gia trò chơi thì bị đâm trọng thương, Nguyên Cát định giết sạch đám người tiêu khiển đó, bà hầu gái Trần Thiện Ý ngăn y lại khuyên không nên giết người vô cớ. Năm Vũ Đức thứ 2 (năm 619), Lưu Vũ Chu tiến sát Tịnh Châu. Nguyên Cát lấy làm sợ hãi, y đã nói với Tư Mã Lưu Đức Uy rằng: “Khanh đem những binh lính già yếu giữ lấy thành, ta đem những binh lính trẻ khỏe đi nghênh chiến, vì xuất quân vào ban đêm, nên y mang theo thê thiếp của y rồi vứt bỏ quân lính mà trốn chạy về kinh sư, Tịnh Châu bị rơi vào tay địch. (Cựu Đường Thư ‧ Cao tổ nhị thập nhị tử truyện)
Con người Lý Kiến Thành, thường hay kể công mỗi khi lập được chút công lao gì đó, tính tình lười nhác nhưng lại hay đa nghi, tham luyến tửu sắc. “Vương Khuê và Ngụy Trưng từng nói với Kiến Thành rằng: “Điện hạ vì có địa vị là con trưởng, thích làm theo ý mình mà không e dè hậu quả, công lao có đủ nhưng đừng hay đi kể lể, tiếng tăm về nhân đức còn chưa được truyền xa. Ngược lại Tần Vương lại có công lao nổi trội, uy chấn tứ hải, lòng người đều hướng về, điện hạ làm sao yên được đây?” (Cựu Đường Thư Ẩn Thái tử Kiến Thành truyện)
Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát hay hối lộ các Phi Tử của Cao Tổ, cũng có tư thông với một số phi tử. Khi Thái Tông bình định đông đô, có phi tử muốn xin Thái Tông lấy các bảo vật trong cung nhà Tùy, lại còn thường hay mua quan bán tước cho họ hàng thân thích của mình, những việc làm đó đều bị Thái Tông cự tuyệt hết. Thái Tông đã biểu thị rằng: “Tất cả bảo vật đều đã thu giữ, để dâng lên Cao Tổ, còn các chức quan tương ứng thì giao cho những người có năng lực đảm nhiệm. “Nhóm sủng phi của Cao Tổ rất oán hận đối với Thái Tông, thường ở trước mặt Cao Tổ nói những điều tốt có lợi cho Thái tử và Nguyên Cát, còn đối với Thái Tông thì hay buông lời công kích và gièm pha.
Lòng đố kị đến nỗi cuồng loạn
Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát sinh lòng đố kỵ, muốn dùng trăm phương ngàn kế để trừ khử Thái Tông.
1. Lên kế hoạch ám sát
Có một lần, Thái Tông theo Cao Tổ đi đến phủ của Nguyên Cát, Nguyên Cát đã lệnh cho tướng hộ vệ là Vũ Văn Bảo mai phục trong phòng, tùy thời để hành thích Tần Vương. Nhưng khi ấy Lý Kiến Thành lo rằng có Phụ Hoàng cùng đi, nên khó mà thành công được, bèn ngăn Nguyên Cát lại.
2. Tự ý chiêu binh mãi mã
Đô đốc Dương Văn Cán của Khánh Châu đã bị Kiến Thành mua chuộc, hai anh em Kiến Thành và Nguyên Cát tự mình chiêu mộ các dũng sĩ. Kiến Thành sai Sử Lang tướng Nhĩ Thất Hoán cùng Hiệu Úy Kiều Công Sơn trợ giúp Dương Văn Cán khởi binh. Hai người đó đã rất sợ hãi, và tố giác việc Thái tử mưu phản với Cao Tổ. Cao Tổ giận dữ, muốn đem Kiến Thành giáng xuống làm Thục Vương. Sau đó nhờ Nguyên Cát cùng các phi tần trong cung cầu xin, Kiến Thành mới được miễn tội và được trở lại kinh thành.
3. Âm mưu hạ độc
Vào một đêm nọ, Kiến Thành đã thiết đãi yến tiệc mời Thái Tông tham dự, đã chuẩn bị sẵn rượu độc. Thái Tông đã uống mấy ly, đột nhiên cảm giác đau trong tim, rồi thổ huyết khá nhiều. Hoài An Vương Lý Thần Thông đã nhanh chóng đỡ Thái Tông về Tây Cung, đại nạn lần này Thái Tông vẫn không chết.
4. Ngăn trở con đường thoái lui
Khi Thái Tông bị thổ huyết, Cao Tổ muốn để Thái Tông lánh về Lạc Dương, Cao Tổ nói rằng: “Thế Dân tài giỏi thao lược, bình định thiên hạ, tất cả đều là công lao của con. Ta muốn lập con kế thừa ngôi vị, nhưng con kiên quyết từ chối. Còn Kiến Thành thì đã trưởng thành, đã được lập làm Thái Tử kế vị cũng lâu rồi, nay ta không đành lòng phế truất nó. Xem ra huynh đệ các con hình như không thể dung hòa được, nếu cùng sinh sống ở Kinh Thành, e rằng sẽ xảy ra chuyện lộn xộn không ngớt, Nay ta để Thế Dân đi về Lạc Dương, sẽ làm Vương tại vùng đất phía đông Thiểm Tây.”
Kiến Thành cùng Nguyên Cát bí mật bàn bạc với nhau: “Nếu Tần Vương đến Lạc Dương, rồi có đất đai địa bàn binh lính đầy đủ, như vậy e rằng về sau khó có thể khắc chế được; chi bằng hãy để hắn ở lại Trường An,thì một phát có thể trừ khử hắn dễ dàng hơn rồi.” Về sau đúng là Cao tổ thay đổi chủ ý. Và Thái Tông bị bức bách không biết phải như thế nào mới được ổn, cuối cùng việc đi Lạc Dương không thành.
5. Cố ý tặng loại ngựa hung dữ
Cao tổ chuẩn bị kế hoạch đi săn ở phía nam kinh thành, lệnh cho 3 con trai trong lần đi săn này thử thi thố tài năng xem ra sao. Kiến Thành có một con ngựa bất kham của người Hồ (Hồ mã), chú ngựa này rất to béo khỏe khoắn, nhưng tính khí thất thường khó để thuần phục, Kiến Thành cố ý tặng cho Thái Tông và nói: “Nhị đệ giỏi về cưỡi ngựa, cưỡi nó thử một lần xem sao.” Trong lúc đi săn khi Thái Tông đang trên đà truy đuổi một con hươu hoang, ngựa Hồ bỗng nhiên nhảy xốc lên khiến Thái Tông suýt té ngã, nhưng may Thái Tông quay người lại, vững vàng mà nhảy xuống đứng vững bên đường; ngựa Hồ dừng lại, sau đó Thái Tông lại một lần nữa cưỡi lên ngựa mà đi tiếp, liên tục bị ba lần như thế. Thái Tông nghĩ: “Hắn dự trù mượn con ngựa Hồ này để hại ta, nhưng mà con người ta sống chết có số cả rồi, chỉ dựa vào bọn họ mà có thể làm hại được ta sao?”
6. Xúi giục Phi Tần
Lý Kiến Thành xúi giục Phi Tần của Cao Tổ hãm hại Lý Thế Dân rằng: “Tần Vương tự xưng là, ta đây tiếp thụ thiên mệnh, chính là sẽ làm chúa tể của thiên hạ.” Cao Tổ nghe vậy bèn vô cùng giận dữ, lúc trước mặt có Kiến Thành và Nguyên Cát đã trách cứ Thái Tông rằng: “Ngươi có lòng mưu cầu đế vị vội vàng như vậy sao”. Thái Tông bèn lột mũ xuống (Vương mão), rồi quỳ xuống đất dập đầu với Cao Tổ, xin đem bản thân mình giao phó cho quan phủ chấp pháp điều tra kiểm chứng. Vừa hay có tấu báo lên rằng quân Đột Quyết đang tấn công xâm lược, Cao Tổ bèn vội chuyển qua cùng Thái Tông bàn cách đối phó với quân xâm lược Đột Quyết nên không truy cứu chuyện đó nữa.
7. Mưu đồ bắt cóc
Cao Tổ đến Thái Hòa Cung nghỉ mát, Thái Tông và Nguyên Cát đi cùng. Nguyên Cát nói với Kiến Thành rằng: “Chờ đệ đến Thái Hòa Cung rồi, liền phái các lính tinh nhuệ bắt hắn lại. Đem hắn nhốt vào hầm không cho ra ngoài, chỉ mở một cái cửa hầm để đưa đồ ăn thôi.”
8. Tước đoạt binh tướng
Quân Đột Quyết tiến vào chiếm giữ bờ nam sông Hoàng Hà,vây đánh Ô Thành. Lý Kiến Thành tiến cử Lý Nguyên Cát thay mặt Thái Tông dẫn quân bắc phạt, lệnh cho các mãnh tướng như Tần Thúc Bảo, Uất Trì Kính Đức, Trình Tri Tiết, Đoàn Chí Huyền cùng các tướng lĩnh khác của phủ Tần Vương quy về Nguyên Cát thống lĩnh, chọn lựa các tinh binh cùng tướng giỏi ở phủ Tần Vương xung hết về phủ Tề Vương. Người có trí mưu tài lược của Phủ Tần Vương là Phòng Huyền Linh cùng Đỗ Như Hối, đã bị Kiến Thành cùng Nguyên Cát vu khống hãm hại và bị đuổi đi.
Võ tướng Uất Trì Cung dũng mãnh thiện chiến nhất, Lý Kiến Thành đưa đi một xe vàng bạc hòng tặng cho Uất Trì Cung để mua chuộc nhưng Uất Trì Cung từ chối không nhận. Sau đó Lý Nguyên Cát bèn sai người đi hành thích, thích khách không dám đi. Nguyên Cát bèn dùng cách khác vu khống hãm hại Uất Trì Cung, khi Uất Trì Cung sắp bị giết, lúc đó Thái Tông đã lấy tính mạng của mình ra bảo đảm nên Uất Trì Cung được may mắn thoát chết. Nguyên Cát dùng vàng bạc gấm vóc dẫn dụ Hữu Nhị Hộ Quân – Đoàn Chí Huyền, Đoàn Chí Huyền không nhận. Sau đó Nguyên Cát còn vu khống hãm hại tổng quản Tả Nhất Mã Quân – Trình Trí Tiết, nhưng Cao Tổ lại tha tội và cho Trình Trí Tiết đi làm Thứ sử ở Khang Châu.
Trước tình hình như thế khiến cho các quan nhân trong phủ Tần Vương đều tỏ ra sợ hãi. Khi ấy Phòng Huyền Linh cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ thương lượng bàn bạc với nhau rằng: “Hận thù đã hình thành, một khi mối họa bộc phát ra, phủ Tần Vương không thể vãn hồi nỗi, sự tồn vong của xã tắc đã trở thành vấn đề lớn rồi. Và đi thuyết phục Tần Vương tiếp nhận sách lược và hành động bình định và nắm giữ binh quyền như Chu Công và Thái Thúc năm xưa, để an định nội bộ Hoàng Thất và quốc gia. Thời khắc này đây chính là cốt lõi cho sự tồn vong, tình thế hiện tại nguy cấp vô cùng!”
9. Muốn nhanh chóng diệt trừ
Nguyên Cát thỉnh cầu Cao Tổ diệt trừ Thái Tông, Cao Tổ nói: “Tần Vương có công lao cực kỳ to lớn trong việc bình định thiên hạ, không có biểu lộ ra tội trạng gì, nếu như muốn giết nó, thì dựa vào lý do gì?” Nguyên Cát nói: “Tần Vương thường xuyên chống lại chiếu lệnh. Lúc vừa mới bình định Lạc Dương, kiêu căng ngạo mạn thỏa thuê đắc chí, không muốn tranh thủ thời gian hồi kinh bẩm báo, tự ý ban thưởng tiền tài và vật phẩm thu được, tự mình dựng lập ân đức cá nhân. Vi phạm, chống đối đã đến mức độ như này rồi, chẳng lẽ như thế còn chưa phải phản nghịch sao? Lý Nguyên Cát một mực mong muốn nhanh chóng giết chết Tần Vương, không buồn đến lý do gì hết! Lúc ấy Cao Tổ im lặng không nói gì.
10. Bày xếp tử địa
Kiến Thành nói với Nguyên Cát rằng: “Nay chúng ta đã đoạt hết binh lính tinh nhuệ của Tần Vương, đệ đệ đã thống lĩnh mấy vạn quân rồi, khi ta cùng Tần Vương đến hồ Côn Minh, nhân lúc thiết đãi yến tiệc tiễn biệt đệ đệ, thì chúng ta lập tức mệnh lệnh các dũng sĩ bắt hắn giết đi, rồi loan tin báo rằng Tần Vương vì bạo bệnh nên qua đời đột ngột, khi ấy Phụ Hoàng sẽ không thể không tin.”
Thời khắc soán vị sắp đến, Lý Kiến Thành nói với Lý Nguyên Cát rằng, “Ta lại phái người khuyên nói với Phụ Hoàng, muốn ông ấy đem triều chính giao hết cho ta. Sau khi đăng cơ, lập tức phong cho đệ làm Hoàng Thái đệ. Và đám người Uất Trì Kính Đức đã rơi vào trong tay đệ, đến lúc đó muốn chôn sống bọn chúng hay làm gì tùy đệ xử lý.” Nhưng Lý Nguyên Cát tự bản thân hắn lại càng có tính toán thâm sâu hơn: “Chỉ cần diệt trừ Tần Vương xong, thì việc cướp đoạt ngôi vị Thái Tử lại dễ dàng như trở bàn tay.”
Thừa Vương Chí nghe được âm mưu này, bèn mật báo với Thái Tông, làm cho Thái Tông may mắn tránh khỏi được độc thủ của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát.
(Còn tiếp)
Thiên cổ anh hùng Đường Thái Tông (P.8): Sự biến Huyền Vũ môn
Tổ nguyên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của văn hóa thần truyền huy hoàng 5000 năm.Học Hải biên dịch Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: