Theo chuyên gia, người Mỹ phải cảnh giác để bảo vệ Hoa Kỳ không rơi vào ‘chế độ độc tài khoa học’
Người Mỹ cần cảnh giác và thực hiện quyền tự do ngôn luận để đẩy lùi sự kiểm soát xã hội được các chính phủ trên toàn thế giới đẩy mạnh trong đại dịch COVID-19 này, nếu không quốc gia có thể sẽ rơi vào một “chế độ độc tài khoa học”, theo ông Patrick Wood, giám đốc và người sáng lập của Công dân vì Tự do Ngôn luận (Citizens for Free Speech).
Trình bày trong chương trình “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV, ông Wood cho biết ông hình dung Hoa Kỳ và toàn thế giới sẽ hành xử giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nếu quyền tự do ngôn luận bị loại bỏ.
“Tự do ngôn luận là liều thuốc giải độc duy nhất cho những gì chúng ta đang chứng kiến trên thế giới ngày nay, để đẩy lùi tình trạng này, để chống lại nó,” ông Wood nói. “Ngày mà quyền tự do ngôn luận hoàn toàn bị phá hủy — và tôi nghĩ rằng đó là trường hợp của Trung Quốc, chắc chắn là quyền tự do ngôn luận ở đó đã bị phá hủy rồi — đó sẽ là ngày mà chúng ta thấy cả thế giới này bắt đầu hành xử như Trung Quốc về phương diện làm người dân biến mất, một cách riêng lẻ hoặc hàng loạt, như vậy, quý vị biết đấy, đó là vấn đề diệt chủng lớn hơn của việc đơn giản là loại bỏ những người mà quý vị không thích.”
Ông Wood đang đề cập đến việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc. Hôm 09/12, Tòa án Duy Ngô Nhĩ, một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London, đã ra phán quyết rằng chế độ Trung Cộng đã thực hiện hành vi diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi Giáo trong khu vực này.
Ông Wood cho biết, tự do ngôn luận luôn là một lực cản tự nhiên đối với chế độ chuyên chế, đồng thời lưu ý rằng mặc dù chế độ chuyên chế không có khả năng tự rút lui, nhưng quyền tự do ngôn luận vẫn có thể chống lại nó.
“Nếu không có tự do ngôn luận, thì tôi có thể khẳng định chắc chắn điều này … chúng ta sẽ kết thúc với tư cách là một quốc gia, với tư cách là một dân tộc, vì quyền tự do và tự chủ sẽ kết thúc,” ông Wood nói. “Mọi thứ chúng ta biết về cách làm của người Mỹ đều sẽ kết thúc. Và chúng ta sẽ hoàn toàn rơi vào một chế độ độc tài khoa học.”
“Chúng ta cần phải thực sự cảnh giác hôm nay, và theo quan điểm của tôi, mọi người cần phải đứng lên, lên tiếng, có được một chỗ ngồi tại bàn trong cộng đồng địa phương và những thứ khác và bắt đầu đẩy lùi những thứ này.”
Ông nói thêm, “Nếu chúng ta không thể lên tiếng ngay bây giờ, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể lên tiếng được nữa, nếu như bạo quyền thực sự giáng xuống chúng ta như một bệnh dịch.”
Ông Wood cũng tuyên bố rằng những người đang làm việc để thiết lập một hệ thống kiểm soát toàn xã hội và đang thực hiện các chính sách hà khắc nhân danh “sức khỏe cộng đồng” không phải là những người đứng đầu chính phủ, mà là những người “đứng ngay sau họ”, đang “đưa cho họ những chính sách đang được thực thi trong xã hội.”
“Trường hợp điển hình là khi [cựu] Tổng thống [Donald] Trump đứng lên hoặc khi Tổng thống [Joe] Biden đứng lên, người đứng bên cạnh ông ấy là ai ngoại trừ Tiến sĩ Anthony Fauci, và có thể là một số người trong nhóm của ông ấy. Và quý vị sẽ hỏi, vậy thì các chính sách COVID này có xuất phát từ suy nghĩ của ông Biden hay ông Trump hay không? Không, họ không có chuyên môn trong việc đó. Mà chúng xuất phát từ tâm trí của các nhà kỹ trị,” ông Wood tuyên bố, khi đề cập đến kỹ trị — một phong trào kinh tế — chính trị bắt đầu vào đầu những năm 1930 tại Đại học Columbia ở New York.
Khái niệm kỹ trị cho rằng giá cả không thể được sử dụng để kiểm soát mức độ phong phú của hàng hóa vì giá sẽ giảm khi mức độ phong phú của hàng hóa tăng lên. Do đó, một phương pháp khoa học để giúp cân bằng giữa sản xuất và phân phối phải được áp dụng, theo một ấn bản năm 1937 của tạp chí The Technocrat.
“Ai sẽ có quyền lực thực sự ở đây, đó không phải là hệ thống chính trị nữa,” ông Wood tiếp tục.
Ông Wood trước đây đã nói với chương trình “Crossroads” của EpochTV rằng ý tưởng về kỹ trị đã du nhập vào Trung Quốc cộng sản vào những năm 1970 nhờ ông Zbigniew Brzezinski, một nhà khoa học chính trị, đồng sáng lập Ủy ban Ba bên, và cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Jimmy Carter.
Điều đó gây ra sự pha trộn giữa ĐCSTQ và chủ nghĩa cộng sản nói chung với “hệ thống quản lý xã hội, quản lý toàn bộ nền kinh tế và con người kỹ trị này,” ông Wood giải thích vào thời điểm đó.
“Nếu quý vị nhìn sâu hơn, quý vị sẽ thấy rằng có một nhóm người, gồm một nhóm cốt lõi là các kỹ sư và các nhà khoa học, đang nỗ lực sử dụng công nghệ cao để nắm giữ toàn bộ xã hội, tất cả mọi người trong đó, và để kiểm soát cũng như thiết kế hệ thống kinh tế này.”
Ông Wood nói thêm rằng: “Những công ty Big Tech khổng lồ này chứa đầy các nhà kỹ trị, họ đã chiếm được chính phủ vì mục đích riêng của họ, nhưng khi mục đích đó hoàn thành, các chính phủ trên thế giới sẽ hoàn toàn chẳng là gì đối với những người này. Theo tôi, họ sẽ là những người đầu tiên bị ném ra khỏi chuyến xe buýt đó.”
Cô Isabel van Brugen là một ký giả từng đạt giải thưởng, hiện đang là một phóng viên tin tức tại The Epoch Times. Cô tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Báo chí tại trường City, Đại học London.
Anh Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV. Anh là một chuyên gia được công nhận về chiến tranh không hạn chế, chiến tranh hỗn hợp không cân xứng, hoạt động lật đổ, và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay. Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động lật đổ, và các chủ đề liên quan giúp anh có cái nhìn sâu sắc về mối đe dọa toàn cầu này và bối cảnh chính trị.
Bản tin có sự đóng góp của Ella Kietlinska
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: