Thất tình có thể dẫn đến ung thư! 3 cách hóa giải theo Trung y
Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều người yêu sớm, người thất tình và bị tổn thương vì tình yêu cũng rất nhiều. Tổn thương do thất tình gây ra đến mức nào, có thể vượt ra ngoài sức tưởng tượng của bạn!
Trong nhiều năm thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ Thư Vinh (người sáng lập Phòng khám Doctor Rong tại Anh quốc) thường gặp một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng. Khi truy tìm căn nguyên, thì bà phát hiện hơn một nửa nguyên nhân là do thất tình gây ra các căn bệnh ung thư này. Rất nhiều người sau khi bị thất tình thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chướng bụng, vú căng đau, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh v.v…, nếu không trị liệu kịp thời thì sẽ có khả năng chuyển biến xấu, dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác, thậm chí là không thể chữa trị.
Tại sao thất tình lại gây tổn thương đến cơ thể?
Nhiều người cho rằng, đau khổ khi thất tình chẳng phải chỉ là một sự tổn thương tâm lý sao? Làm sao nó có thể gây ra tổn hại cho thân thể được?
Trung y nhìn nhận rằng, tình chí (cảm xúc) và các tạng phủ là một thể, tình chí là hình thức biểu hiện bên ngoài của các chức năng tạng phủ, tạng phủ là vật dẫn truyền đạt của tình chí. “Hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui mừng, giận dữ, u sầu, suy nghĩ, đau buồn, sợ hãi, kinh hoảng) là bảy loại tình chí, chính là những hoạt động tinh thần của ngũ tạng khi nhận phải những kích thích từ bên ngoài. Hỉ và kinh nhập Tâm, nộ nhập Can, tư nhập Tỳ, bi, ưu nhập Phế, khủng nhập Thận (kinh hoảng và vui mừng sẽ đi vào tim, giận dữ đi vào gan, suy nghĩ đi vào lá lách, u sầu đi vào phổi, sợ hãi đi vào thận).
Khi các tạng phủ khỏe mạnh, sẽ có thể sản sinh ra các tình chí tương ứng, làm cho cuộc sống con người có nhiều tình cảm, cảm xúc và sở thích. Khi chức năng của tạng phủ có vấn đề, sẽ sản sinh những phản ứng tình chí thái quá hoặc không đủ; khi tình chí quá khích, thì ngược lại cũng sẽ làm tổn thương các cơ quan tạng phủ, tình chí trực tiếp gây ra bệnh trong tạng phủ, là nguyên nhân trực tiếp.
Ưu thương phế (u sầu tổn thương phổi): Khi rơi vào tình trạng đau buồn tột độ vì thất tình, phổi sẽ bắt đầu bị tổn thương, khả năng miễn dịch bắt đầu suy giảm, cơ thể sẽ dễ dàng bị các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, những vi sinh vật có hại ẩn trong cơ thể cũng sẽ sẵn sàng nổi dậy, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ bắt đầu mất cân bằng.
Nộ thương Can (giận tổn thương gan): Khi trong lòng đầy oán hận, tức giận, gan sẽ bắt đầu bị tổn thương, mất dần chức năng lọc máu, khí huyết lưu chuyển không thông, năng lượng bị tắc nghẽn, tiếp đó bắt đầu hình thành các cục u, khối u và phát triển thành ung thư.
Tư thương Tỳ (suy nghĩ, nhớ nhung tổn thương lá lách): Nếu khó quên tình cũ, suy nghĩ nhớ nhung mãi đêm ngày, dần dần sẽ tổn hại đến chức năng của lá lách. Ăn không biết ngon, ngày càng gầy ốm, gây viêm loét dạ dày, dẫn đến ung thư dạ dày, chức năng vận chuyển và chuyển hóa nước của lá lách cũng sẽ suy giảm. Điều này khiến cho trong cơ thể giống như mùa mưa dầm, các vi sinh vật gây hại sẽ phát triển mạnh mẽ…
Không thể thống kê hết tác hại của Tình chí, hy vọng có thể thức tỉnh những người đang trong mê đắm, là không nên khổ sở, buồn phiền, ưu thương vì thất tình.
3 cách tự điều trị tổn thương do thất tình theo Trung y, có thể ngăn ngừa ung thư
Những người đã từng trải qua nỗi đau thất tình trước hết cần học cách tự cứu mình, chỉ khi năng lực tự cứu của bản thân không đủ, mới cần tìm đến thuốc để điều trị.
Dưới đây xin giới thiệu vài phương pháp đơn giản trị liệu tổn thương do thất tình gây ra.
- Xoa bóp huyệt vị
Khi trong lòng bạn cảm thấy tức giận, uất ức, hãy xoa bóp huyệt Thái Xung và Bách Hội, giúp khai thông Can khí, hóa giải oán khí, bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư gan, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Khi buồn rầu bi thương, hãy xoa bóp huyệt Đản Trung để tống khí xấu tích tụ trong lồng ngực ra ngoài, ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư vú.
Khi cảm thấy khó quên tình cũ, không màng ăn uống, hãy xoa bóp huyệt Trung Quản, có tác dụng tăng cường tỳ vị, ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Nếu cảm thấy ngực căng tức, hãy xoa bóp huyệt Thiên Trì, loại bỏ khí và huyết tích tụ ở khoang vú, có thể ngăn ngừa ung thư vú.
- Ngồi thiền và đứng trạm trang
Ngồi thiền và đứng trạm trang (2 chân khoảng cách bằng vai hoặc đứng cách nào thoải mái nhất cho mình, gối hơi chùng) là phương pháp hay để chữa lành nỗi đau thất tình, mà không động tác nào khác có thể so sánh được. Ngồi thiền và đứng trạm trang có thể giúp bạn hòa vào vòng tay ôm ấp của Mẹ thiên nhiên, trong nháy mắt quên đi mọi phiền muộn trong lòng, xoa dịu vết thương, trở về vẻ thuần chân xinh đẹp.
- Phương pháp thực liệu: Cây hợp hoan, Hoàng hoa thái (Hoa thiên vàng)
Trong “Dưỡng Sinh Luận” của Kê Khang thời Tây Tấn có nói: “Hợp hoan quyên phẫn, huyên thảo vong ưu”, nghĩa là cây hợp hoan trừ bực tức trong lòng, cỏ huyên quên ưu tư lo lắng. Có thể thấy cây hợp hoan và cỏ huyên là thực liệu tuyệt vời có tác dụng xoa dịu nỗi đau tinh thần.
Cỏ huyên hay còn có tên là Vong ưu thảo, hoa của nó gọi là hoa thiên vàng, cũng được gọi hoa kim châm, kim châm thái, Hoàng hoa thái. Hoa thiên vàng được bán nhiều ở trong siêu thị, chợ; thường xuyên ăn hoa thiên vàng có tác dụng quên ưu sầu, ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư vú.
Trong “Thần Nông Bản Thảo Kinh” nói hoa của cây hợp hoan có thể “Chủ an ngũ tạng, an hòa tâm trí, làm cho người ta vui vẻ không sầu muộn.” Hoa hợp hoan có thể mua ở cửa hàng dược liệu, mỗi lần dùng 10gr đun nước uống, có thể giúp cho tâm tình vui vẻ, mà không có tác dụng gây nghiện.
Bí quyết phòng ngừa thất tình
◎Không nên yêu sớm, bởi vì lúc đó tâm trí chưa chín chắn, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 28-35, còn nam giới là 32-40 tuổi.
Kết luận
Đời người nhiều niềm vui nỗi buồn, mà vui hay buồn đều do tâm sinh ra.
Trong số thất tình (bảy loại tình chí) “Hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh” (vui mừng, giận dữ, u sầu, suy nghĩ, đau buồn, sợ hãi, kinh hoảng), thì “hỉ” (vui) là một cảm xúc tích cực, là cảm xúc mà chúng ta nên theo đuổi, niềm vui được sinh ra bởi tâm cảnh, nó có thể mang lại những cảm nhận tốt đẹp. Trong ngũ vị “toan, cam, tân, khổ, hàm” (chua, ngọt, cay, đắng, mặn), chỉ có “khổ” (đắng) là vị chúng ta không mấy yêu thích, nhưng trong Trung y nó lại là vị chủ đi vào tim.
Nói cách khác, tim ăn vào vị đắng, nhưng phát ra lại chính là niềm vui. Đây là điều huyền bí trong cuộc sống.
Trong ngũ tạng “Tâm, can, tỳ,phế,thận” (tim, gan, lá lách, phổi, thận) thì các tạng Can (肝), Tỳ (脾), Phế (肺), Thận (腎) đều có mang bộ “nguyệt 月”, cho thấy các tạng này đều có vật chất có máu có thịt; nhưng “Tâm” (心) không có bộ “nguyệt 月”, bởi vì Tâm cũng không phải là chỉ tạng Tâm. Trung y cho rằng tạng Tâm được cấu thành từ máu thịt, gọi là “tâm bao”, còn phần trống rỗng trong “tâm bao” mới gọi là “Tâm”, cũng chính là “Tâm” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thường nói tới, nó bao gồm cả biểu hiện chức năng của tim và những thứ thuộc về phương diện tinh thần.
Nội dung bài viết do Bác sĩ Thư Vinh - người sáng lập Phòng khám Doctor Rong tại Anh quốc cung cấp
Thẩm Thiếu Kỳ biên tập
Lam Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ