Thăm dò ý kiến ở Hồng Kông cho thấy sự ủng hộ đối với phong trào 04/06 đang giảm dần
Năm nay đánh dấu lễ tưởng niệm 33 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989; đây là ngày 04/06 đầu tiên không có sự hiện diện của Liên minh Hồng Kông Ủng hộ Các Phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc (HK Alliance, hay Liên minh HK), sau khi tổ chức này tan rã.
Một cuộc thăm dò của Viện Nghiên cứu Dư luận Hồng Kông (HKPORI) cho thấy tỷ lệ người Hồng Kông ủng hộ việc minh oan cho phong trào 04/06, được gọi là “đảo ngược lập trường chính thức về sự kiện”, trong các câu hỏi khảo sát là ở mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, trong khi tỷ lệ những người đồng ý rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giải quyết phong trào 04/06 một cách thích đáng, lại được xác lập ở mức cao kỷ lục mới.
Các học giả và cựu tình nguyện viên của tổ chức HK Alliance tin rằng những kết quả này và xu hướng di cư, cũng như những gì người dân cảm nhận trong bầu không khí xã hội hiện nay có mối liên hệ với nhau — chúng cũng liên quan đến trình tự của các câu hỏi.
Viện HKPORI, đã công bố một đánh giá về Sự kiện 04/06, vốn là một phần nằm trong bản ‘Đánh giá giữa kỳ về một quốc gia hai hệ thống trong 25 năm qua’.
Trong bản đánh giá này, có 40% người dân vẫn ủng hộ các nguyên tắc chính sách của tổ chức HK Alliance, tỷ lệ này đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2002, và mức thấp đứng thứ hai trong các bản đánh giá tương tự là vào năm 1997.
Mặc dù số người ủng hộ việc minh oan vẫn cao hơn mức 30% của phe đối lập, nhưng khoảng cách giữa nhóm ủng hộ và không ủng hộ là hẹp nhất trong lịch sử.
Đánh giá được thực hiện bằng cách lấy mẫu khảo sát ngẫu nhiên
Viện HKPORI đã phỏng vấn 1,003 người Hồng Kông qua điện thoại trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến ngày 20/05/2022.
Kết quả cho thấy, chỉ có 40% số người ủng hộ việc minh oan cho phong trào 04/06, đạt mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997 trong một câu hỏi tương tự.
Sau khi tiết lộ dữ liệu này, tỷ lệ phần trăm những người ủng hộ việc minh oan cho phong trào 04/06 là 47.1% vào năm 2013, được ghi nhận là cao nhất trong lịch sử tại thời điểm đó.
Những người ủng hộ Sự kiện 04/06 (việc minh oan) đã giảm liên tiếp trong năm thứ hai, từ 59.4% vào năm 2020, giảm mạnh còn 39.6% trong năm nay (2022). Những người không ủng hộ đã tăng vọt từ 22.9% vào năm 2020 lên 29.8% trong năm nay.
Nhiều người được phỏng vấn nói rằng họ không biết hoặc không chắc chắn.
Sự ủng hộ cho việc minh oan đang nguội dần
Mặc dù số người ủng hộ việc minh oan cho phong trào 04/06 giảm mạnh liên tiếp trong năm thứ hai, nhưng cựu giáo sư phụ tá ngành Khoa học Xã hội Ứng dụng tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, Giáo sư Chung Kiếm Hoa (Chung Kin-wah), chỉ ra rằng gần 40% người dân ủng hộ cho phong trào 04/06, đó là một tỷ lệ không hề nhỏ. Vì con số này chỉ cao hơn một chút so với những người không ủng hộ, cao hơn 10%, chúng ta chỉ có thể đánh giá hiệu quả tuyên truyền của ĐCSTQ bằng cách quan sát diễn biến của xu hướng này trong năm tới.
Giáo sư Chung cho rằng dĩ nhiên là những con số trong các cuộc phỏng vấn này đã bị ảnh hưởng bởi sự tan rã của HK Alliance, việc thiếu người vận động để minh oan cho phong trào 04/06, cũng như sự ra đi của nhiều người Hồng Kông.
Ông Lâm Triệu Bân (Ben Lam Siu-pan), cựu ủy viên hội đồng quận trước đây từng là một tình nguyện viên của tổ chức HK Alliance, cho rằng việc tan rã của tổ chức này không có mối liên hệ trực tiếp với sự sụt giảm số người ủng hộ phong trào nói trên.
Theo quan điểm của ông, một phần là do nhiều người Hồng Kông đã vỡ mộng về ĐCSTQ; họ không còn cần ĐCSTQ phải minh oan cho phong trào 04/06 một cách thấu đáo nữa, vì minh oan có nghĩa là ĐCSTQ đã hoàn thiện bản thân và nhận ra những sai lầm của chính mình. Tuy nhiên, giờ đây, rất nhiều mộng tưởng của người dân Hồng Kông đã tan thành mây khói, họ không còn cần ĐCSTQ minh oan cho bất cứ điều gì nữa.
Trong khi đó, ông Lâm quan sát các cuộc thăm dò tương tự như bản sắc Hồng Kông, và bản sắc Trung Quốc, cũng như bảng câu hỏi về phong trào 04/06 được thực hiện trong những năm gần đây, tất cả đều cho thấy xu hướng của tiến trình “làm suy yếu dư luận giữa những người ủng hộ dân chủ.” Điều này bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng bản sắc Trung Quốc và sự suy giảm bản sắc của người Hồng Kông trên lãnh thổ này, và do đó tỷ lệ những người ủng hộ việc minh oan cũng suy giảm.
Ông Lâm phân tích rằng việc thay đổi xu hướng của người dân bắt nguồn từ sự sụt giảm của “những người ủng hộ phong trào dù vàng” (những người ủng hộ dân chủ) đang ở tại Hồng Kông.
Trong tình cảnh Khủng bố Đỏ, nhiều công dân ủng hộ dân chủ đã không dám trả lời các câu hỏi đó, dẫn đến tỷ lệ phản hồi thấp.
Giá trị thực của những người ủng hộ việc minh oan cho phong trào 04/06 được xếp ở mức thấp kỷ lục (40%), trong khi sự ủng hộ cho cách mà ĐCSTQ đã giải quyết phong trào 04/06 đã tăng lên 30%.
Ngoài ra, con số 22.8% là tỷ lệ người dân cảm thấy rằng chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm đúng trong sự kiện 04/06. Tỷ lệ này là cao nhất kể từ khi nghiên cứu tương tự được bắt đầu vào năm 1993.
Số người cảm thấy rằng ĐCSTQ đã làm sai giảm xuống mức thấp lịch sử, chỉ còn 45.3%.
Ngoài ra, có đến 31.8% cho rằng họ không biết hoặc rất khó để nói; con số này cao thứ hai trong lịch sử, xếp sau con số của năm 2002.
Đối với những người tin rằng sinh viên Bắc Kinh đã làm một việc đúng đắn trong sự kiện 04/06, con số này đã giảm xuống còn 35.5%, trong khi 20.9% cho rằng sinh viên Bắc Kinh đã làm điều sai quấy, và 43.6% người được phỏng vấn không chắc chắn hoặc cảm thấy rất khó để xác định. Sự khác biệt này là lớn nhất kể từ năm 2000, với nhiều người hơn lần đầu tiên phản hồi [bảng câu hỏi này] kể từ năm 2002.
Giáo sư Chung cho biết, “Kể cả việc giảm tỷ lệ những người ủng hộ cho phong trào 04/06, kết quả trên có thể gây thất vọng cho một số người, vì họ coi các cuộc thăm dò dư luận là nền tảng duy nhất để phản ánh dư luận. Tuy nhiên, số người ủng hộ phong trào 04/06 vẫn cao hơn 10% so với những người không ủng hộ, đồng thời, có nhiều người hơn vẫn tin rằng đó là hành động sai trái của chính quyền, chứ không phải lỗi do các sinh viên. Có lẽ sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong tương lai, người dân có thể trả lời các câu hỏi một cách chủ động hơn. Rốt cuộc, một điều thường thấy trong các cuộc thăm dò dư luận là một số người sẽ điều chỉnh câu trả lời của họ theo xu thế.”
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng nhận thức của người dân vẫn không thay đổi hay không, Giáo sư Chung bày tỏ: “Chúng ta có thể nói về điều đó chỉ khi một ngày nào đó, [chúng ta] lại có cơ hội tập hợp cùng nhau để tổ chức tưởng niệm. Ông cho rằng cuộc thăm dò của viện HKPORl phản ánh rằng sự thay đổi trong cảm nhận của người dân Hồng Kông đối với chính quyền Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông là ít đến mức nào.
Ủng hộ cho việc thúc đẩy tiến trình dân chủ ở đại lục suy giảm
Cuộc khảo sát trên cũng đề cập đến quan điểm về trách nhiệm của người Hồng Kông đối với sự phát triển kinh tế và chính trị ở Trung Quốc đại lục.
Mặc dù cuộc khảo sát cho thấy có nhiều người đồng ý rằng Hồng Kông cần có trách nhiệm thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Trung Quốc, nhưng những người không đồng ý chiếm 35.6%, xếp vị trí cao thứ hai trong lịch sử, chỉ đứng sau năm 2020.
Năm nay, 45.1% cảm thấy Hồng Kông vẫn cần phải có trách nhiệm đối với tiến trình dân chủ tại đại lục. Khoảng cách giữa hai luồng ý kiến được thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ khi những cuộc khảo sát tương tự diễn ra vào năm 1993. Người dân bày tỏ sự không chắc chắn hoặc khó khăn trong việc đưa ra quyết định của họ đã tăng lên 19.4%, một tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận.
Ông Lâm cho biết những con số trên có liên quan đến tình hình chính trị ở Hồng Kông. Hồng Kông đã từng có sự tự do, “với một nửa hệ thống dân chủ, Hồng Kông vẫn có thể hỗ trợ các phong trào xã hội của Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, hiện tại đã không còn có tự do và dân chủ ở Hồng Kông, thành phố này hầu như không thể tự giúp chính mình. Hồng Kông hẳn không có nhiều để cho đi, phải vậy không?” Ông cũng tin rằng số người cảm thấy không có trách nhiệm đối với các phong trào xã hội của Trung Quốc sẽ vượt qua số người ở phe đối lập trong vòng vài năm tới.
Giáo sư Chung phân tích rằng những người cảm thấy có trách nhiệm thúc đẩy nền dân chủ của Trung Quốc thuộc hai nhóm; những người có mối liên hệ với người dân Trung Quốc và luôn muốn cố gắng giúp đỡ họ, và các doanh nhân thực dụng, nhìn nhận tình hình từ quan điểm kinh doanh của họ.
Ông Chung tiếp tục, “Tôi nghĩ rằng hầu hết [những người trong] nhóm đầu tiên đều thất vọng đến mức tuyệt vọng. Đối với nhóm còn lại, không còn nghi ngờ gì nữa, họ chỉ muốn kiếm tiền thật nhanh và tháo chạy khỏi đây.”
Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra với khoảng cách giữa người cho rằng cần có trách nhiệm và người không chịu trách nhiệm? Ông Chung cho biết thế hệ trẻ trong tình hình Hồng Kông hiện tại không nghĩ rằng họ có bất kỳ nghĩa vụ nào đối với Trung Quốc.
Ủng hộ cải thiện phát triển kinh tế Đại lục
Tỷ lệ giữa việc cảm thấy có nghĩa vụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, thay vì không cam kết, đã tăng lên trong năm thứ hai liên tiếp. Số người cảm thấy có trách nhiệm đã tăng vọt từ 45% vào năm 2020 lên 56%, trong khi [tỷ lệ của] phe đối lập lại giảm xuống 33%; 11.4% đã phản hồi là “không chắc chắn hoặc khống quyết định được”, con số này được ghi nhận là cao nhất kể từ năm 2004.
Trong cuộc khảo sát, mọi người được hỏi rằng họ cảm thấy Trung Quốc cần gì hơn, phát triển kinh tế hay phát triển dân chủ.
Tỷ lệ những người không quyết định được hoặc không chắc chắn đạt mức cao nhất kể từ năm 2002 là 9.2%.
Tỷ lệ những người tin rằng Trung Quốc nên chú trọng vào phát triển kinh tế hơn là phát triển dân chủ lần lượt là 34.9% đến 30.4%. Đây là lần đầu tiên có hiện tượng như vậy.
Câu hỏi này được ra khảo sát từ năm 1993. Trong hầu hết các năm, kết quả cho thấy phần đông [người dân] cho rằng Trung Quốc nên tập trung hơn vào việc thúc đẩy dân chủ hơn là phát triển kinh tế, với biên độ khá lớn. Trong vài năm trước năm 2020, tỷ lệ ủng hộ tiến trình dân chủ là từ 13% đến 20%. Con số này bị thu hẹp vào năm 2021, xuống chỉ còn 6 điểm phần trăm.
Nhân quyền ở Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục
Trong một câu hỏi về nhân quyền ở Trung Quốc, một nửa số người được phỏng vấn cho rằng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã được cải thiện hơn so với năm 1989. Con số này tăng lên lần thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, 22.9% cho rằng tình hình tệ hơn năm 1989, tỷ lệ này giảm sâu trong năm thứ hai liên tiếp, từ mức 42.6% vào năm 2020.
Số người không chắc chắn và không quyết định được đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1993 với 11.1%.
Khi so sánh cuộc khảo sát về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc này với cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 1989, chỉ có kết quả trong năm 2020 cho thấy có rất ít người (38%) tin rằng tình hình nhân quyền đã được cải thiện.
Về kết quả trong những năm còn lại, số người cho rằng tình hình [nhân quyền] đang tốt hơn lên so với những người bỏ phiếu cho rằng [nhân quyền đang] tệ đi, là ngang bằng nhau hoặc là không chắc chắn.
Nhìn về tình hình nhân quyền trong 3 năm tới, 36.7% người dân tin rằng nhân quyền sẽ được cải thiện trong tương lai, trong khi có 25.6% nghĩ ngược lại — con số này cho thấy sự sụt giảm mạnh trong năm thứ hai liên tiếp, từ 43.7% vào năm 2020, và 33% vào năm 2021. Những người không chắc chắn đã tăng cao kỷ lục nhất, đứng ở mức 18.3%.
Xem xét tổng thể một số câu hỏi, số lượng người dân trả lời “không chắc chắn” hoặc “không biết” đã đạt mức cao kỷ lục trong 20 năm qua, kể từ khi loại khảo sát như thế này xuất hiện vào năm 1993.
Giáo sư Chung giải thích rằng những con số này phản ánh chiến lược tự điều chỉnh hoặc đối phó của người dân.
“Cố gắng giữ im lặng” là cách họ thể hiện lo ngại rằng dữ liệu khảo sát có thể bị rò rỉ hoặc có thể đó là biểu hiện của sự từ bỏ trong hoàn cảnh hiện tại, thêm vào đó là thái độ “hãy làm những gì các ông muốn. Tôi không muốn có bất cứ sự dính líu nào với các ông.”
Ông Chung nhận ra rằng do nhận thức của người dân về đúng sai đối với việc minh oan cho sự kiện 04/06 đã bám rễ trong nhiều năm, nên khả năng xảy ra một phản ứng mang tính chiến lược là hợp lý hơn cả.
Số người trong tình trạng không chắc chắn đã tăng lên đáng kể.
Cuộc khảo sát của viện HKPORI và tiền thân của nó, Chương trình Quan điểm Công chúng của Đại học Hồng Kông, ban đầu gồm các câu hỏi về “điểm số của HK Alliance trước ngày 04/06” và “quý vị có nghĩ rằng tổ chức HK Alliance nên được giải tán” kể từ năm 1993.
Tuy nhiên, hai câu hỏi này đã biến mất sau nhiều vụ bắt giữ các thành viên của ủy ban thường vụ của HK Alliance, sau khi tổ chức này buộc phải giải thể theo Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông vào năm ngoái.