Tế bào ung thư biến mất trong 3 tuần sau một trải nghiệm cận tử
Cô Anita Moorjani là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất trên New York Times, và cũng là một người từng mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối. Trong lúc hấp hối, cô đã có một trải nghiệm cận tử mà người bình thường chưa từng trải qua.
Tế bào ung thư biến mất trong 3 tuần
Vào thời điểm đó, cô Moorjani đã chiến đấu với căn bệnh ung thư hạch bạch huyết được 4 năm. Tế bào ung thư của cô đã lan rộng, và cơ thể cô xuất hiện nhiều khối u, có khối su với kích thước lớn như quả chanh. Cô chỉ nặng 38 pound (38.6kg), và tự mô tả mình “giống như một bộ xương có da trên kệ”.
Vào sáng ngày 2/2/2006, các cơ quan của Moorjani đã bắt đầu dừng lại và ngừng hoạt động, cô rơi vào hôn mê. Các bác sĩ đã thông báo cho gia đình cô rằng, cô chỉ còn sống được vài giờ nữa.
Vào đúng lúc này, điều kỳ diệu đã xảy ra. Moorjani tuy hôn mê, nhưng ý thức lại đột nhiên tỉnh lại.
Cô mô tả tình huống lúc đó rằng: “Tôi cảm thấy ‘tôi’ thoát ra khỏi cơ thể, và có thể nhìn thấy cơ thể mình đang nằm trên giường bệnh”. Cô giống như một người ngoài cuộc vô cùng tỉnh táo và có thể nhìn thấy khắp mọi nơi, có thể đồng thời xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào.
Cô cảm thấy linh hồn mình đã bước vào một thế giới khác, nơi mà cô cho rằng đó là thiên đường. Ở đó, cô thấy rất nhiều sinh linh đang chào đón cô, như thể mỗi người đều thấm đẫm lòng từ bi và tình yêu vô điều kiện của Thượng Đế, khiến cô nhận ra sự quý giá và vĩ đại của chính bản thân mình. Cô đã du hành rất lâu trong thế giới này mà không bị ràng buộc về thời gian-không gian, nhìn thấy cả tương lai và quá khứ.
Cô đột nhiên hiểu rằng mục tiêu cuộc sống và sự lựa chọn của mình đã bị sai lệch, cô đã đối mặt với mọi thứ một cách sợ hãi và tiêu cực, sống một cuộc sống bất kham, cuối cùng dẫn đến ung thư trong cơ thể. “Hơn nữa, tôi còn biết một cách xác thực rằng, khi trở lại cơ thể, bệnh ung thư sẽ khỏi rất nhanh”, cô nói.
Sau hơn 30 giờ hấp hối, Moorjani đã tỉnh dậy một cách thần kỳ. “Tôi sẽ không sao, hiện tại vẫn chưa đến lúc phải chết”, cô nói với gia đình bên giường bệnh như vậy.
Bốn đến năm ngày sau, khối u trong cơ thể cô đã thu nhỏ 70%; trong vòng ba tuần, các tế bào ung thư đã biến mất không dấu vết. Sau năm tuần hồi phục, cô đã được xuất viện về nhà.
Cô nói rằng thu hoạch quan trọng nhất từ trải nghiệm cận tử này là cô đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Nó khiến cô minh bạch mình nên sống như thế nào.
10 hiện tượng của trải nghiệm cận tử
Các nghiên cứu hiện đại về trải nghiệm cận tử đã có từ khoảng 50 năm trước, vào những năm 1970. Nhưng từ thời Hy Lạp cổ đại đã sớm có thể tìm thấy những mô tả về loại trải nghiệm này. [1]
Trải nghiệm cận tử (Near-Death Experiences, NDE) là những trải nghiệm phi thường sống động và thường xảy ra trong các điều kiện sinh lý khắc nghiệt, chẳng hạn như chấn thương, não ngừng hoạt động, gây mê sâu hoặc ngừng tim. Theo quan điểm lưu hành trong giới thần kinh học, bất kỳ hình thức ý thức hay thể nghiệm cảm giác nào đều không thể xảy ra dưới loại tình huống này. [2]
Mặc dù trải nghiệm cận tử là khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng thường bao gồm các đặc điểm sau đây:
- Cảm thấy rất thoải mái, không có đau đớn;
- Cảm giác như đang ở ngoài cơ thể, đôi khi có thể lơ lửng trong không khí và nhìn thấy cơ thể của mình;
- Trí óc hoạt động linh mẫn và nhanh hơn bình thường;
- Bị kéo vào đường hầm hoặc bóng tối;
- Nhìn thấy ánh sáng rực rỡ, đôi khi ở cuối đường hầm;
- Cảm thấy hòa bình và hạnh phúc tràn ngập, hoặc là tình yêu vô điều kiện;
- Cảm giác tiếp thu được kiến thức vô hạn;
- Nhìn lại được cuộc sống của mình hoặc nhớ lại các sự kiện quan trọng trong quá khứ;
- Dự đoán được các sự kiện trong tương lai;
- Gặp gỡ người thân, bạn bè đã qua đời hoặc các nhân vật tôn giáo khác;
Trải nghiệm chi tiết của cô Moorjani vừa vặn phù hợp với những đặc điểm này. Ngoài ra, cũng có một số người có trải nghiệm cận tử không giống như vậy, nó có thể khiến họ sợ hãi hoặc đau đớn.
Trải nghiệm cận tử không phải là ảo giác
Rất nhiều người mô tả trải nghiệm cận tử là ảo giác do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ví dụ do thiếu oxy, tăng CO2, giải phóng hormone và chất dẫn truyền thần kinh, hoặc động kinh, kích hoạt thùy limbic, rối loạn chức năng não, v.v. [3]
Lời giải thích phổ biến nhất cho trải nghiệm cận tử là giả thuyết não sắp chết, tức là ảo giác gây ra bởi hoạt động của não khi các tế bào bắt đầu tử vong.
Ông Sam Parnia, một giáo sư nổi tiếng về nghiên cứu trải nghiệm cận tử và hồi sức tim phổi cho biết, theo quan điểm khoa học, hiện tại không có nghiên cứu nào có thể cung cấp dữ liệu chính xác để liên hệ trải nghiệm cận tử với trạng thái bất thường của não.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Discovery vào năm 2021 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, giả thuyết về bộ não sắp chết nhìn thì có vẻ hợp lý, nhưng nó không giải thích được toàn bộ các đặc trưng có thể phát sinh trong trải nghiệm cận tử, chẳng hạn như tại sao mọi người lại có cảm giác thoát ly ra ngoài cơ thể. [4]
Ngoài ra, có rất nhiều bằng chứng cho thấy trong trải nghiệm cận tử, người ta có các thể nghiệm về cảm quan tri giác. Mà khoa học hiện đại thì cho rằng ý thức được tạo ra bởi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não, và con người sẽ không có loại thể nghiệm về cảm quan tri giác này trong những tình huống cận kề cái chết.
Một số người thì cho rằng, cảm giác bình tĩnh và hạnh phúc trong trải nghiệm cận tử là do tác dụng của thuốc, hoặc thậm chí là ma túy. Tuy nhiên, các tài liệu trên Tạp chí Y học Quốc tế đã chỉ ra rằng tuyên bố này không phù hợp với logic khoa học. [3] Giống như những cái ôm có thể mang lại hạnh phúc, một số loại thuốc cũng có thể mang đến cảm giác như vậy, nhưng nói rằng những cái ôm mang lại hạnh phúc vì người được ôm đang dùng ma túy, vậy thì không hợp lý.
Các khoa học gia ở Ý và Thụy Sĩ đã tiến hành hai nghiên cứu riêng biệt để so sánh chất lượng của ký ức về trải nghiệm cận tử và ký ức về các sự kiện thật hay tưởng tượng. Tất cả các kết quả đều phát hiện rằng, ký ức về trải nghiệm cận tử không giống như ký ức về các sự kiện thật hay tưởng tượng. Những kỷ niệm về trải nghiệm cận tử gần gũi hơn, và dường như còn “chân thực hơn” so với những sự kiện trong đời thực. [5] [6]
Một trong những nghiên cứu tiết lộ rằng, sóng não khi nhớ lại trải nghiệm cận tử tương tự như sóng của ký ức thực và khác với sóng của ký ức đối với những việc tưởng tượng. Ký ức về trải nghiệm cận tử rõ ràng hơn ký ức thực và ký ức hôn mê, đồng thời chứa nhiều thông tin tham chiếu và cảm xúc hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trải nghiệm cận tử không thể được coi là ký ức với các sự việc tưởng tượng.
Nói một cách khách quan, mặc dù có rất nhiều hiện tượng mà giới y học không thể giải thích được, nhưng những người hoài nghi hiếm khi cáo buộc người có trải nghiệm cận tử bịa ra những câu chuyện ngoài luồng. Thậm chí có thể nói rằng, cảm giác của họ khi từng đến đó khẳng định là đã xảy ra. Có rất nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử đã được ghi chép đầy đủ bởi một số chuyên gia y tế có uy tín hoặc được kính trọng.
Ông Eben Alexander là một bác sĩ giải phẫu thần kinh đã giảng dạy và hành nghề tại nhiều bệnh viện và trường học danh tiếng, bao gồm cả Trường Y Harvard. Ông đã trải qua trải nghiệm cận tử sau khi bị viêm màng não và hôn mê nghiêm trọng, và sau đó hồi phục trong một thời gian ngắn. Vì quá quen thuộc với lĩnh vực thần kinh học, nên phân tích rút ra của ông Alexander bằng cách nghiên cứu hồ sơ bệnh án của chính mình là, trong khi thể nghiệm trải nghiệm cận tử thì ông đang ở trong tình trạng hôn mê sâu, não của ông lúc đó đã hoàn toàn ngừng hoạt động. Ông tin rằng lời giải thích duy nhất cho những gì ông đã cảm thấy và nhìn thấy là linh hồn ông đã thực sự rời khỏi thể xác. Chỉ là các phương pháp kiểm tra của khoa học hiện đại không thể chứng thực hiện tượng này.
Vì sao trải nghiệm cận tử có thể chữa bệnh?
Một khía cạnh ấn tượng khác trong câu chuyện của cô Moorjani là sau trải nghiệm cận tử, căn bệnh ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối của cô đã khỏi trong một thời gian rất ngắn, các tế bào ung thư trong cơ thể cô đã biến mất.
Không chỉ cô Moorjani và ông Alexander, còn có rất nhiều người sau khi trải qua trải nghiệm cận tử đã xuất hiện kỳ tích, hoặc có sự thay đổi cuộc đời. Lý do cho những kỳ tích này là gì?
Trong trải nghiệm cận tử, mọi người thường cho biết niềm tin của họ đối với ý nghĩa của cuộc sống đã có sự gia tăng. Đồng thời, họ ít sợ hãi hơn về cái chết, có lòng vị tha, lòng trắc ẩn và cảm giác trách nhiệm hơn, còn có thể bao dung đối với người khác, v.v. [3] Những thay đổi về mặt sinh lý do tư duy thăng hoa này mang lại có thể là một trong những nguyên nhân giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Các nhà nghiên cứu từ Khoa tâm lý học, Tâm thần học, Hành vi sinh học và Miễn dịch học của Đại học California đã cùng công bố một nghiên cứu trên tạp chí Biên niên sử về Y học Hành vi (Annals of Behavioral Medicine). Họ đã quan sát 43 phụ nữ và nhận thấy rằng, những phụ nữ coi trọng hoặc chú trọng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống hơn so với trước đây, so với những phụ nữ không quá coi trọng những mục tiêu ý nghĩa trong cuộc sống, tế bào tiêu diệt tự nhiên của họ có độc tính mạnh hơn, cũng có nghĩa là chức năng của tế bào đã mạnh hơn. Điều này có nghĩa là khả năng chống lại bệnh ung thư và virus của họ cũng cao hơn. [7]
Tế bào têu diệt tự nhiên là các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chúng có thể tiêu diệt các tế bào khối u và tế bào ung thư máu, cũng như các tế bào bị nhiễm virus trên phạm vi rộng. Chúng giống như cảnh sát có súng, sẽ bắt và tiêu diệt những kẻ ngoài vòng pháp luật ở bên trong cơ thể. Sự suy giảm hoạt động hoặc số lượng của chúng có thể dẫn đến sự phát triển và di căn của ung thư, cũng như bị nhiễm virus. Ngoài ra còn có rất nhiều căn bệnh, chẳng hạn như hội chứng mệt mỏi mãn tính, trầm cảm, hội chứng suy giảm miễn dịch và một số bệnh tự miễn dịch, cũng có liên quan đến các tế bào tiêu diệt tự nhiên. [8]
Niềm tin và sự coi trọng đối với ý nghĩa cuộc sống đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. [9] Hiểu được ý nghĩa của cuộc sống sẽ giúp con người đối diện với cuộc sống một cách tích cực hơn, tâm hồn cũng thanh thản hơn, những điều này đều giúp bệnh nhân ung thư lấy lại cảm giác kiểm soát được căn bệnh ung thư và cuộc sống của mình. Còn những người mất đi niềm tin vào ý nghĩa của cuộc sống thường ngại đối mặt với cuộc sống một cách tích cực, họ có mức độ trầm cảm và căng thẳng tương đối cao, và tự nhiên bệnh của họ cũng không dễ thuyên giảm.
Một nghiên cứu của Đại học Yale được công bố trên tạp chí Chăm sóc hỗ trợ giảm nhẹ (Palliative Supportive Care) vào năm 2014 đã theo dõi 52 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Họ phát hiện ra rằng, cảm giác hạnh phúc về mặt tinh thần có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, thậm chí còn nhiều hơn tác động của sức khỏe thể chất. [10]
Không chỉ bệnh ung thư, mà sự cải thiện tinh thần sau trải nghiệm cận tử cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện các bệnh khác. Đại học Brigham Young ở Hoa Kỳ đã kiểm tra 100 người theo tín ngưỡng trong độ tuổi 15-59 và nhận thấy rằng: Ở những người có trạng thái tinh thần tốt hơn, thì nguy cơ mắc bệnh tim liên quan đến huyết áp, viêm nhiễm, đường huyết và các chỉ số mỡ máu cũng thấp hơn. [11]
Tác giả: Lý Lộ Minh