Tam Tự Kinh – Đọc sách luận bút (P11)
“Tam Tự Kinh” là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng đã được dùng làm sách giáo khoa trong trường tư thục từ thời nhà Tống, tương đương với sách giáo khoa tiểu học ngày nay, do đại Nho gia Tống triều Vương Ứng Lân tiên sinh soạn.
Xem lại P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9, P10
Nguyên văn
曰喜怒, 曰哀懼
愛惡欲,七情具
匏土革, 木石金
絲與竹, 乃八音
Âm Hán Việt
Viết Hỷ Nộ, Viết Ai Cụ,
Ái Ố Dục, Thất tình cụ.
Bào Thổ Cách, Mộc Thạch Kim,
Ty dữ Trúc, Nãi Bát âm.
Tạm dịch
Rằng: Vui, Giận, rằng: Buồn, Sợ,
Yêu, Ghét, Muốn, là Thất tình.
Bào, Thổ, Cách, Mộc, Thạch, Kim,
Ty và Trúc, là Bát âm.
Dịch nghĩa tham khảo
Vui mừng, tức giận, đau buồn, sợ hãi, yêu thích, ghét và ham muốn là Thất tình, là bảy loại cảm xúc bẩm sinh của mỗi người. Người Trung Quốc cổ đại dùng tám loại nguyên liệu gồm quả bầu, đất sét, da thuộc, gỗ, đá, kim loại, dây tơ, ống trúc để làm nhạc cụ và gọi đó là Bát âm. Do được làm từ các chất liệu khác nhau nên âm thanh phát ra từ các nhạc cụ đó cũng mang nét đặc sắc riêng.
Đọc sách luận bút
Từ Tứ quý Tứ phương, Ngũ hành Ngũ thường, Lục cốc Lục súc, giảng đến Thất tình và Bát âm. Người Trung Quốc thường nói rằng con người có ‘thất tình lục dục”. Mặc dù ở đây định nghĩa Thất tình, lấy ‘dục’ của ‘dục vọng’ quy vào trong Thất tình, nhưng thật ra là để tiện cho trẻ ghi nhớ. Thất tình xuất phát từ Đạo gia. Hoàng Đế Nội Kinh định nghĩa Hỷ 喜, Nộ 怒, Ưu 忧, Tư 思, Bi 悲, Khủng 恐, Kinh 惊 là Thất tình, cho rằng vui quá hại tâm, giận quá hại gan, ưu sầu và nhớ nghĩ quá độ hại tỳ vị, đau buồn quá độ làm hại phổi, sợ sệt và kinh hãi ắt hại thận. Cho nên người ưu tư quá độ thường ăn không ngon, bị kinh hãi trực tiếp tổn thương thận, mất kiểm soát bài tiết.
Mặc dù Thất tình ở đây khác với Thất tình trong Hoàng Đế Nội Kinh, nhưng vẫn là dùng Thất tình để nói. Khi vị thầy ở trường tư thục giảng giải, ông cũng sẽ dạy cho trẻ em những nhận thức cơ bản cổ xưa này, và sau đó giải thích thêm tại sao Nho gia đặc biệt lấy Ái Ố Dục xếp vào trong Thất tình, không hoàn toàn giống với y học. Bởi vì Nho gia đặc biệt coi trọng lấy tấm lòng nhân ái để đối đãi người khác, cảm xúc yêu thích, vui mừng, chán ghét, căm hận và các chủng dục vọng đều bắt nguồn từ tình riêng, không thể kiềm chế được cảm xúc, không chỉ khiến người ta trực tiếp tổn hại đến thân thể của mình mà còn vô cùng dễ dàng làm cho con người trở nên mất lý tính, vì yêu sinh hận, vì hận thậm chí đả thương giết người. Những cảm xúc này, phải biết cách khống chế, có như thế mới không mê mất tâm trí gây thành đại họa. Vì vậy, người xưa nói đến ‘Tình’ thì nhất định theo sau phải là chữ ‘Nghĩa’, có tình thì còn phải có nghĩa, có tình cảm nhưng không được quá phạm vi mà lễ cho phép. Không thể vì tình mà hại người hoặc tự hủy hoại bản thân mình.
Người xưa luôn đối xử với tình cảm rất lý trí. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã được dạy cách biết khống chế cảm xúc của mình, chỉ cần theo 5 đạo lý bất biến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để làm người là được. Con người ngày nay có thể vì tình mà giết người và tự sát, đối đãi hết sức không nghiêm túc với sinh mệnh, đối đãi với gia đình và hôn nhân cũng vô cùng không có trách nhiệm, thậm chí chỉ vì tình cảm có thể làm hại thân thể mà cũng không hiểu, đạo đức sụp đổ và tình cảm không biết khống chế, gây ra biết bao vấn đề của gia đình và xã hội, và những căn bệnh tinh thần hiện đại phức tạp khó chữa. Do đó, trong việc giáo đạo trẻ nhỏ, thời cổ đại biểu hiện là rất lý tính và cao minh.
Đề cập đến Bát âm là nói về nhạc cụ, thực chất là nói về tri thức liên quan đến nhạc thời cổ đại như âm luật nhạc khúc và phương diện vũ đạo. Âm nhạc cổ đại vốn dùng để trị bệnh và liên thông với Trời Đất, tự nhiên. Âm nhạc ngay chính có thể dự đoán sự hưng suy của một quốc gia. Các loại nhạc dâm loạn như tình ái nam nữ buồn bã, đau khổ, đồng nghĩa với sự bại vong quốc gia, trật tự hỗn loạn, đạo đức sụp đổ. Phản ánh trên thân thể con người là sẽ làm tổn thương tỳ vị, gan, thận và phổi, dẫn đến cơ thể bị rối loạn chức năng và sinh ra trăm thứ bệnh.
Cung 宫, Thương 商, Giốc 角, Chủy 徵, Vũ 羽 là nói đến âm luật Ngũ âm của thời cổ đại. Trong Nhạc Ký ghi: “Xem xét âm nhạc của một quốc gia có thể biết được tình hình chính trị của quốc gia này, qua đó cũng biết được nên trị vì như thế nào”. “Nhạc thời thái bình thịnh thế, điềm tĩnh lại vui vẻ, quốc gia ấy nhất định quốc thái dân an; nhạc thời loạn thế, đầy ai oán và phẫn nộ, quốc gia này nhất định làm điều ngang ngược; nhạc vong quốc đầy bi ai và ưu tư, dân chúng chỉ biết hãm trong cảnh khốn khó tuyệt vọng. Đạo lý của âm thanh và chính trị là tương thông với nhau. Trong Ngũ âm, Cung âm đại biểu cho Quân vương (vua), Thương âm đại biểu cho Thần (quan), Giác âm là Dân, Chủy âm là Sự (sự tình, chuyện), Vũ âm là Vật (đồ vật). Quân 君, Thần 臣, Dân 民, Sự 事, Vật 物, nếu năm điều này không loạn thì không có thanh âm nào là không hài hòa. Nếu Cung âm bị loạn, thì âm nhạc phóng túng lộn xộn, vua của quốc gia này nhất định kiêu căng vô độ; Thương âm bị loạn, tiếng nhạc xung đột nhau, thì chứng tỏ quốc gia này quan chức bại hoại; Giác âm bị loạn, thì âm nhạc đau buồn, dân chúng nhất định có nhiều oán hận; Chủy âm bị loạn, âm nhạc bi ai, quốc gia nhất định có nhiều chuyện không yên; Vũ âm bị loạn, giai điệu nghiêng ngả sắp đổ, chứng tỏ quốc gia tài chính thiếu thốn. Nếu Ngũ âm hỗn loạn toàn bộ, xâm phạm lẫn nhau thì gọi là ‘mạn’ 慢 (ngạo mạn, vô lễ), nước này diệt vong chia cắt cũng không xa.” (theo Nhạc Vũ Tiên Tung Chi Bát: Thẩm Nhạc Tri Chính, Họa Phúc Tiền Tri [1])
Từ đó có thể thấy, âm nhạc có thể dùng để dự đoán hưng suy tồn vong, họa phúc một sớm một chiều của một đất nước, Nho sinh thời xưa đều phải am hiểu âm nhạc mới có thể trị quốc, cũng có thể dưỡng sinh. Đây chỉ là nhập môn của âm nhạc.
Câu chuyện “Hoàng Đế và âm nhạc”
Đối với người Trung Quốc cổ đại, âm nhạc là công cụ để liên hệ với Thiên Thượng. Âm nhạc không chỉ để hưởng thụ và giải trí, mà còn là lễ tiết thần thánh để điều hòa mối quan hệ giữa Trời Đất.
Các nhạc cụ của Trung Quốc được phát minh từ rất sớm, trong cuốn Thi Kinh cũng thường xuyên nhắc tới các loại nhạc cụ. Theo các sách sử ghi chép, Phục Hy là người chế tạo ra đàn sắt, Nữ Oa chế tạo ra tiêu, Linh Luân chế tạo ra chuông, Thần Nông chế tạo ra ngũ huyền cầm.
Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân chế định ra nhạc luật (luật trong âm nhạc), đặt ra 12 luật (12 thang âm). Linh Luân ở trên núi Tây Sơn tìm được loại trúc thô thích hợp để làm nhạc cụ, ông dùng những cây rắn chắc nhất gọt thành sáo trúc. Khi ông thổi cây sáo mình vừa làm, có mấy con chim phượng hoàng đậu xuống quanh những cây ở gần ông, chim trống bắt đầu hót trước, âm đầu tiên của nó giống với âm phát ra từ cây sáo trúc của Linh Luân, sau đó lại hót tiếp 5 âm nữa, Linh Luân nhanh chóng gọt thành cây sáo có thể phát ra 5 âm đó. Phượng hoàng mái hót tiếp 6 âm, Linh Luân lại nhanh chóng gọt ra cây sáo trúc phát ra được 6 âm đó. Linh Luân sắp xếp trình tự của 12 âm đó xong, là hoàn thành 12 luật. Vì để bảo tồn lâu dài 12 âm này, Hoàng Đế đã hạ lệnh đúc ra 12 chuông đồng có thể tái hiện chính xác 12 âm của sáo trúc, sau đó, tất cả các thang âm của các nhạc cụ bắt buộc phải đúng với âm của chuông đồng.
Ngoài việc hạ lệnh cho Linh Luân chế tạo chuông ra, trong cuộc chiến với Xi Vưu, vì để nâng cao sĩ khí chiến đấu của binh sĩ, Hoàng Đế đã làm ra một loại trống trận đặc biệt, và đích thân đánh để cổ vũ uy thế của đội quân. Loại trống này được làm từ da được phơi khô của một loại quái thú ở Đông Hải có tên là “Quỳ”, còn dùi trống được làm từ khúc xương to nhất trên thân thể Thần Sấm. Khi Hoàng Đế đánh vào chiếc trống trận đặc biệt này, tiếng trống vọng xa hơn 500 dặm, làm trời đất thay đổi.
Ngoài ra, khi Hoàng Đế lên núi Thái Sơn gặp các Quỷ Thần trong thiên hạ, còn sáng tác ra khúc nhạc tên “Thanh Giác”, khúc nhạc này có khí thế hùng hồn, có thể “kinh thiên địa, khấp quỷ thần” (kinh động trời đất, quỷ thần khóc thầm), đây thực sự là bản nhạc trên Thiên thượng, người phàm không thể nghe được. Hơn nữa, sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, để chúc mừng thắng lợi, ông đã sáng tác ra bản nhạc có khí thế phi phàm có tên “Cương cổ khúc”.
Do Lưu Như thực hiệnTheo Chanhkien.orgQuý vị tham khảo bản gốc tại đây
Xem thêm: