Tại sao ở Ấn Độ lại thiếu oxy?
Đối mặt với tình trạng suy hô hấp do virus corona (còn gọi là virus Trung Cộng) gây ra, danh sách bệnh nhân gánh chịu đau khổ ngày càng gia tăng ở Ấn Độ và các nước đang phát triển khác liên quan đến oxy y tế. Khả năng cung cấp oxy y tế còn xa mới đủ cho nhu cầu trên toàn thế giới nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang dâng cao tại Ấn Độ.
Thiếu oxy ở Cộng Hòa Congo; Xếp hàng chờ trước các bệnh viện ở Venezuela; Đầu cơ ở Peru; Chợ đen ở Brazil … đây là những tiêu đề của các báo cáo trên khắp thế giới trong nhiều tuần gần đây của hãng AFP. Điều này chỉ ra một cách tàn nhẫn rằng oxy–thứ quan trọng để cứu bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng suy hô hấp, có nồng độ oxy trong máu suy giảm một cách nguy hiểm, đang rất thiếu thốn ở nhiều nước có thu nhập thấp hoặc trung bình như Mỹ Châu Latin, Phi Châu và Ấn Độ.
UNIAID–một tổ chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chịu trách nhiệm về việc mua các giải pháp điều trị, giải thích rằng oxy là rất quan trọng đối với việc điều trị hiệu quả bệnh nhân Covid-19 và việc tiếp cận với oxy là rất dễ dàng ở Âu Châu và Bắc Mỹ, nhưng lại là khó khăn ở những quốc gia này do chi phí, cơ sở hạ tầng hạn chế và những rào cản về giao nhận sản phẩm.
Theo WTO, 1/5 bệnh nhân mắc Covid-19 cần hỗ trợ thở oxy.
Vào tháng 02/2021, WHO ước tính rằng hơn nửa triệu người cần 1.2 triệu bình oxy mỗi ngày ở các quốc gia này. UNITAID ước tính cần 1.6 tỷ USD để mua bình chứa oxy cho các nước nghèo nhất trong năm nay: “Tình huống khẩn cấp toàn cầu yêu cầu sự hỗ trợ toàn cầu.”
Theo tổ chức này, những thách thức chính về oxy y tế liên quan đến khoảng 20 quốc gia, bao gồm Malawi, Nigeria và Afghanistan.
Có hai cách chính để sản xuất oxy
– Oxy y tế: chúng ta có thể thu được oxy bằng cách tách các thành phần khí có trong không khí, bao gồm 78% nitơ, 21% oxy và 1% các phân tử nhỏ như argon hoặc heli, ông Régis d’Hérouville, Giám đốc điều hành của Air Liquide Santé France, một công ty con của Tập đoàn khí công nghiệp Pháp cho biết.
O2 (oxy) được phân tách từ không khí sau khi nén, lọc và làm sạch. Sau đó, nó cần phải tuân theo các quy tắc phân tích và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt do dược sĩ tiến hành. Khi oxy được cô đặc hơn 99.5% thì nó là một loại thuốc.
Nó được vận chuyển ở dạng cô đặc, tức là chất lỏng, trong các thùng chứa cách nhiệt, ở nhiệt độ dưới -182°C; hoặc ở thể khí trong bình chứa thể tích nhỏ hơn.
“Việc cung cấp oxy lỏng là phương thức đáp ứng nhu cầu đáng kể nhất. Một lít oxy lỏng tương đương với 800 lít oxy thể khí. Oxy cũng có thể được cung cấp trong các bình điều áp để giúp bệnh nhân di chuyển. Trong trường hợp này, một lít oxy thể khí ở 200 bar tương ứng với 200 lít oxy có thể được dùng trực tiếp cho bệnh nhân,” ông d’Hérouville giải thích.
– Oxy được tạo ra bằng cách cô đặc: đó là loại oxy đậm đặc ở mức 93%. Nó được sản xuất trong thời gian thực bằng thiết bị điện di động để chiết xuất và lọc sạch oxy từ không khí xung quanh hoặc bởi các hãng lớn hơn cung cấp cho nhu cầu oxy của toàn bộ bệnh viện.
“Trong bối cảnh không có cơ sở hạ tầng để sản xuất oxy lỏng, thiết bị cô đặc rất hữu ích. Nhưng vấn đề là chúng có quy mô phù hợp với một nhu cầu giới hạn nhất định, điều này khiến khó đáp ứng với mức tiêu thụ oxy tăng đột ngột gấp năm, thậm chí là sáu lần, như chúng ta đã thấy ở một số bệnh viện Pháp trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Ngoài ra, chúng tiêu tốn rất nhiều năng lượng cùng với chi phí bảo trì cao,” ông d’Hérouville chia sẻ thêm.
Ba nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu
Ngoài Trung Quốc, ba nhà cung cấp oxy y tế hàng đầu thế giới là: Linde của Đức liên doanh với tập đoàn Praxair của Hoa Kỳ, Air Liquide của Pháp và Air Products của Hoa Kỳ.
Oxy y tế hầu hết được sản xuất bởi rất nhiều doanh nghiệp địa phương và khu vực, nhưng vì một trong những vấn đề chính gây trở ngại là khó vận chuyển trên quãng đường dài.
Lý do tại sao oxy sạch có sẵn nhiều ở các nước công nghiệp là vì để cung cấp cho các lĩnh vực khác ngoài y tế, chẳng hạn như thép và hóa chất.
Tại Ấn Độ, các chuyến bay chở hàng bắt đầu giao các bồn oxy đến các nơi có nhu cầu. Chuyến tàu “Oxygen Express” đầu tiên được đưa vào hoạt động hôm 22/04.
Theo Cao ủy Anh Quốc tại New Delhi, tổng cộng chín container chứa đầy thiết bị, bao gồm 495 bình oxy cô đặc, 120 máy thở phòng độc không xâm nhập và 20 máy thở thủ công sẽ được chuyển đến Ấn Độ trong tuần này (30/4-7/5).
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã thông báo rằng họ sẽ nhập cảng 23 đơn vị sản xuất oxy di động từ Đức.
Pháp đã cử 8 đơn vị sản xuất và các bồn chứa oxy hóa lỏng để cung cấp cho 10,000 bệnh nhân mỗi ngày.
Nga hôm 27/04 đã công bố viện trợ khẩn cấp, bao gồm 20 đơn vị sản xuất oxy và 75 máy hô hấp nhân tạo.
Theo dữ liệu ngày 27/04, số người tử vong do Covid-19 đã vượt qua 200,000 người ở Ấn Độ, với hơn 3,000 trường hợp tử vong lần đầu tiên được báo cáo trong 24 giờ.
Do Epoch Times thực hiện với sự đóng góp của AFP
Tịnh Liên biên dịch
Xem thêm: