Tại sao giá vàng biến động?
Việc giá vàng biến động theo thời gian không phải điều gì đó bí mật. Tuy nhiên, ít ai hiểu được lý do đằng sau sự biến động đó. Một số người tin rằng lạm phát làm tăng giá vàng, trong khi những người khác cho rằng các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến các mức giá.
Mặc dù những yếu tố này thường ảnh hưởng đến giá vàng, nhưng chúng không phải là những lý do chính. Vậy tại sao giá vàng biến động? Ở đây chúng tôi sẽ giải thích lý do và cách thức cơ chế tăng giá của vàng ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của quý vị.
Mặc dù không một nguyên nhân nào có thể xem như lý do duy nhất khiến giá vàng biến động, nhưng có ba thủ phạm chính: hành vi của nhà đầu tư, cung, và cầu.
Các yếu tố này thường chồng chéo lên nhau, gây ra phản ứng dây chuyền; ví dụ, nguồn cung vàng thường ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư, làm tăng nhu cầu. Ngược lại, hành vi của nhà đầu tư cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung. Tất cả các yếu tố này đều cùng nhau gây ảnh hưởng và đóng một vai trò trong sự biến động của giá vàng.
Hành vi của nhà đầu tư
Vàng thường được xem như một mặt hàng phòng hộ chống lạm phát, có nghĩa là giá thường ổn định hoặc tăng theo thời gian. Vì giá vàng hiếm khi giảm, nên nhiều người đầu tư vào vàng để bảo vệ tài sản của họ trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn. Khi đồng USD bắt đầu mất giá, thì các nhà đầu tư đổ xô vào vàng, khiến giá tăng.
Điều quan trọng cần lưu ý là lạm phát không nhất thiết ảnh hưởng đến giá vàng, mà là bản thân việc các nhà đầu tư mua toàn bộ cổ phiếu cùng một lúc, và hành vi của nhà đầu tư làm giảm nguồn cung vàng, khiến giá tăng.
Ảnh hưởng của giá trị đồng USD
Giữa những năm 1998 và 2008, giá trị của đồng USD đã giảm đáng kể, khiến nhiều người đầu tư vào vàng để bảo đảm an toàn. Khi nhiều người chuyển sang đầu tư vào vàng, thì giá tăng gần gấp ba, đạt 1,000 USD/ounce. Xu hướng đầu tư vào vàng tiếp tục bùng nổ cho đến năm 2012 dẫn đến một đợt tăng giá khác.
Đến cuối năm 2012 thì giá vàng đã đạt 2,000 USD/ounce. Dòng chảy các nhà đầu tư vàng tăng lên khiến giá tăng chóng mặt, từ vài trăm USD một ounce lên 2,000 USD trong vòng chưa đầy 15 năm.
Đồng USD và giá trị của nền kinh tế có xu hướng tương quan với hành vi của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường không mua vàng nếu giá trị của đồng USD vẫn mạnh và nền kinh tế tốt, và việc thiếu các nhà đầu tư thường làm giảm giá trị của vàng.
Tuy nhiên, nếu giá trị của đồng USD giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, thì các khoản đầu tư vào vàng sẽ tăng mạnh và thường tăng giá trị. Hành vi của nhà đầu tư có tác động mạnh đến giá vàng và là một trong những lý do chính khiến giá vàng biến động.
Nguồn cung
Dù quý vị có tin hay không, gần như mọi mẩu vàng được khai thác vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù vàng được khai thác ngày nay rất nhiều, nhưng kim loại này vẫn vô cùng giá trị và duy trì được mức giá của nó. Tuy nhiên, hoạt động khai thác vàng đang trở nên ngày càng phức tạp và tốn kém hơn mỗi năm.
Các nhà khai thác phải đào sâu hơn, đi xa hơn, và khai thác lâu hơn để tìm vàng có thể sử dụng được. Điều này một phần là do những trữ lượng vàng dễ tiếp cận nhất đã đang lưu hành rồi. Mặc dù vậy, việc có ít vàng chưa khai thác hơn kết hợp với thời gian khai thác dài hơn, các điều kiện làm việc nghiêm ngặt hơn, và có ít mỏ vàng có thể sử dụng được hơn đã khiến ngành này trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Chi phí khai thác tăng cũng có tác động đáng kể đến giá vàng.
Vì sản xuất vàng đắt hơn bao giờ hết, nên người ta phải bán vàng với giá cao hơn. Mặc dù đã có rất nhiều vàng được khai thác nhưng một lượng đáng kể vàng đã khai thác ấy là vàng đã có chủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vàng dự trữ ngày nay lớn gấp 60 lần so với lượng vàng khai thác được hàng năm.
Nguồn cung giảm song song với nhu cầu cao dẫn đến giá tăng.
Nhu cầu
Giống như hầu hết mọi mặt hàng, nhu cầu về vàng đóng một vai trò quan trọng trong giá của kim loại quý này. Nhu cầu càng cao, thì giá càng cao.
Sự bùng nổ đầu tư vàng từ năm 1998 đến năm 2012 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về nhu cầu. Khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) vàng và vàng thỏi, thì giá đã tăng lên đáng kể.
Nếu nhu cầu không tăng, rất có thể giá vàng vẫn ở mức dưới 500 USD/ounce.
Vàng hấp dẫn các nhà đầu tư vì kim loại quý này lưu giữ được giá trị theo thời gian; mặc dù giá vàng thỉnh thoảng vẫn giảm, nhưng việc vàng giảm giá là vô cùng hiếm và khi việc giảm giá xảy ra thì giá cũng không giảm nhiều. Khi sự bùng nổ đầu tư vào vàng kết thúc hồi năm 2012, giá vàng đã giảm xuống một chút, nhưng chỉ vài trăm USD. Một ounce vàng vẫn có giá khoảng 1,800 USD ngày nay — chỉ giảm 200 USD trong 9 năm. Mặc dù nhu cầu giảm, nhưng vàng vẫn có thể duy trì phần lớn giá trị của mình.
Các ngân hàng trung ương và ảnh hưởng của ngân hàng trung ương đến giá vàng
Mặc dù hành vi của nhà đầu tư cùng với cung và cầu là những yếu tố quan trọng nhất góp phần khiến giá vàng biến động, nhưng đó không phải là những yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chi phí. Lượng vàng trong ngân hàng trung ương cũng góp phần khiến giá vàng biến động.
Các ngân hàng trung ương có một trữ lượng vàng đáng kể cất trong kho dự trữ của họ. Khi dự trữ vàng phát triển mạnh trong khi nền kinh tế đang hoạt động tốt, thì các ngân hàng trung ương giảm lượng vàng nắm giữ, và vàng trở thành tài sản không hoạt động đối với các ngân hàng trong thời kỳ kinh tế cao điểm.
Trong những thời kỳ như thế, vàng có rất ít hoặc không có bất kỳ lợi tức nào và chiếm hữu không gian có hạn trong kho dự trữ của các ngân hàng trung ương. Nếu các nhà đầu tư không quan tâm đến việc đầu tư vào vàng, thì các ngân hàng trung ương sẽ không có lý do gì để lưu giữ vàng, điều này sẽ khiến mỗi ounce vàng giảm giá.
Các ngân hàng cố gắng duy trì lượng vàng họ đưa ra thị trường để tác động đến biến động giá. Hiệp định Washington về Vàng hạn chế các ngân hàng bán hơn 400 tấn một năm để hạn chế giá vàng. Lượng vàng mà một ngân hàng bán ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí vàng.
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến giá vàng
Một yếu tố thiết yếu khác trong giá vàng là chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ kiểm soát chính sách tiền tệ và tác động đến tốc độ tăng cung tiền đồng thời quyết định tỷ lệ lạm phát. Vì vàng thường được xem là một công cụ phòng ngừa lạm phát nên kim loại quý này thường trở nên đắt đỏ hơn khi lạm phát gia tăng.
Tỷ lệ lạm phát cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là giá vàng thấp hơn. Khi đồng USD bắt đầu mất giá trị, nhiều người hoảng sợ và cố gắng tìm cách bảo vệ tài sản của họ. Nhiều người bắt đầu đầu tư vào vàng vì kim loại quý này thường duy trì được giá trị của mình bất chấp lạm phát cao.
Khi đầu tư vào vàng trở nên phổ biến hơn, thì nhu cầu tăng lên, làm tăng mức giá chung. Giá tăng vọt do dòng nhà đầu tư tăng và nhu cầu lên cao, chứ không phải là vì lạm phát.
Bất ổn địa chính trị: Cách những căng thẳng trên thế giới ảnh hưởng đến giá vàng
Một trong những lý do lớn nhất khiến công chúng đầu tư vào vàng là để bảo vệ tài sản của họ trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, tình trạng không chắc chắn về địa chính trị và những căng thẳng trên thế giới cũng thúc đẩy người ta đầu tư vào vàng vì kim loại quý này nổi tiếng là một mặt hàng phòng ngừa khủng hoảng. Đầu tư vào vàng vượt trội hơn so với hầu hết các khoản đầu tư khác trong thời kỳ khủng hoảng.
Khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia đối địch, nhiều công dân lo sợ về tương lai kinh tế của họ và tìm đến vàng như một biện pháp bảo vệ. Vì vàng duy trì được giá trị nên rất có thể các nhà đầu tư sẽ lưu giữ được tài sản của họ nếu đồng tiền của quốc gia họ sụp đổ. Nếu người dân mất niềm tin vào chính phủ của họ, thì giá vàng có xu hướng tăng do nhu cầu tăng.
Các quốc gia không nhất thiết phải ở bên bờ vực chiến tranh để khiến người dân mất hy vọng vào chính phủ của họ. Các sự kiện thảm khốc như tấn công khủng bố và dịch bệnh trên toàn quốc cũng thúc đẩy mọi người đầu tư vào vàng. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, giá vàng đã tăng 28%.
Mặc dù Hoa Kỳ không ở bên bờ vực chiến tranh, nhưng nhiều người vẫn thấy bất an về tương lai của họ. Nếu bi kịch xảy ra, thì sự bất an này sẽ khiến người dân đầu tư vào vàng để bảo vệ tài sản của họ.
Giá vàng cũng tăng vọt trong thời kỳ Brexit. Vì nhiều người bất an về tương lai của Vương quốc Anh sau khi rút khỏi Liên minh Âu Châu, nên nhiều công dân đã đổ tiền vào vàng và các kim loại quý khác. Mặc dù không có cách nào để biết chắc chắn, nhưng có khả năng Brexit đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến giá vàng tăng.
Oxford Gold Group giúp các nhà đầu tư bảo vệ và tăng trưởng tài sản của họ bằng cách mua vàng và bạc vật chất cho tài khoản hưu trí cá nhân của họ và được giao hàng tận nhà một cách dễ dàng và an toàn như mua trái phiếu hoặc cổ phiếu. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư đã chuyển sang sự an toàn của vàng và bạc tại Oxford Gold Group.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times