Uống nước lúc 1 giờ chiều để thanh lọc máu, nuôi dưỡng ruột non, ngăn ngừa bệnh tim

Trung y giảng rằng “cấp tắc trị kỳ tiêu, hoãn tắc trị kỳ bản” (khi cấp bách thì trị triệu chứng, khi không gấp thì trị tận gốc). Một ngày có 12 thời thần, Trung y tin rằng mỗi giờ đều ứng với các cơ quan khác nhau và có quy tắc dưỡng sinh khác nhau. Giờ Mùi (1~3 giờ chiều) là thời điểm ứng với ruột non, làm thế nào để chúng ta có thể dưỡng sinh và ngăn ngừa bệnh tật vào thời điểm này?

Đến giờ Mùi, giờ ngủ trưa nên kết thúc rồi. Sau khi thức dậy, có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng, uống một tách trà, rồi bắt đầu học tập hoặc làm việc. Đối với người già, sau khi ngủ trưa có thể tập một chút khí công, chơi cờ, đọc sách. Làm một số việc nhà cũng là một lựa chọn rất tốt.

“Ruột non” là cơ quan chính hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời phụ trách “phân thanh biệt trọc.” “Phân thanh” chính là hấp thụ chất dinh dưỡng rồi vận chuyển chúng đến toàn bộ cơ thể qua máu. “Biệt trọc” là đưa một số chất thải và cặn bã đến ruột già, sau đó thải ra ngoài cơ thể.

Khả năng tiêu hóa, hấp thu của người cao tuổi bị suy yếu, vậy nên cần nhàn nhã tự tại, ruột non mới có thể hoàn thành công việc tốt hơn mà không bị áp lực. Chức năng hấp thu của ruột non ở người trẻ rất tốt, chất dinh dưỡng có thể được tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng. Vậy nên trong thời điểm này (giờ Mùi), não được nuôi dưỡng đầy đủ, đầu óc minh mẫn, học tập và làm việc rất hiệu quả.

Tim và ruột non giống như “phu thê”

Dù là từ góc độ Trung y hay Tây y, thời điểm này đều có mối quan hệ rất lớn với trái tim. Vào giờ Mùi, máu rất giàu chất dinh dưỡng và có độ nhớt tương đối cao, làm tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, lúc này nên nhớ uống nước, đặc biệt là những người lớn tuổi có độ nhớt trong máu cao. Lượng nước này có thể được hấp thụ qua ruột non và đi vào máu, làm loãng máu và tạo điều kiện cho việc đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể.

Trung y cho rằng tim và ruột non có mối liên hệ trong ngoài, ngoài chính là dương, trong chính là âm. Dương có vấn đề thì âm cũng sẽ có vấn đề, cho nên một khi ruột non có vấn đề thì tim cũng có vấn đề.

Tim và ruột non giống như một đôi phu thê. Tim thuộc về âm (thê tử), chủ quản bên trong, nếu có vấn đề thì khó phát hiện. Ruột non thuộc về dương (trượng phu), chủ quản bên ngoài, có vấn đề gì thì sẽ dễ dàng lộ ra. Một số người đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhưng không phát hiện ra vấn đề gì về tim, nhưng một ngày nọ lại lên cơn đau tim và qua đời. Vì vậy, các vấn đề về tim có thể được phát hiện sớm bằng cách quan sát kinh tuyến ruột non.

Nếu cảm thấy bối rối hoặc tức ngực, đừng xem nhẹ

Một số người lớn tuổi, hoặc là bị bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường và có người trong gia tộc mắc bệnh tim, nếu luôn có cảm giác hồi hộp, tức ngực hoặc mặt đỏ bừng không rõ nguyên nhân, thì nên chú ý đến trái tim của mình. Bởi vì có thể đã có điều gì đó không ổn với trái tim hoặc kinh mạch của trái tim vào lúc này.

Nếu không tìm thấy nguyên nhân hoặc có bất thường khi khám tại bệnh viện, thì đó là do các thiết bị hiện tại không thể phát hiện được những thay đổi bệnh lý ở mức vi mô như vậy. Cũng giống như khối u, các thiết bị không thể phát hiện được vào thời kỳ đầu. Đợi đến khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, một số thậm chí còn đến giai đoạn cuối mới được phát hiện. Do đó, ngay cả khi không phát hiện vấn đề gì về tim, cũng nên bắt đầu chú ý đến việc chăm sóc trái tim của mình.

Không ăn quá giờ Ngọ giúp nuôi dưỡng ruột non và chữa bệnh tim

Chăm sóc tim cũng đòi hỏi sự điều chỉnh từ nhiều khía cạnh khác nhau như chế độ ăn uống, cuộc sống hàng ngày, công việc và tập thể dục, v.v. Sau giờ Mùi, chức năng tiêu hóa bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, không nên ăn nhiều đồ ăn. Vậy nên, thời xưa có câu “quá Ngọ bất thực” (không ăn quá giờ Ngọ). Điều này cũng là dựa trên những thay đổi trong cơ thể con người.

Con người hiện đại có thói quen sinh hoạt không tốt, thường ăn một bữa tạm vào buổi trưa rồi mới ăn no vào buổi tối. Điều này không phù hợp với đạo dưỡng sinh nên nhiều người mới bị nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, tim mạch, béo phì, ung thư.

Vinh Đại Phu

Toàn Phong biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn