Thầy thuốc kể chuyện: Tìm kiếm bình yên trong tâm hồn chính là tìm về với chính mình
Nhiều người tâm bất an, thất thường, bối rối, loanh quanh trong tôn giáo, tìm kiếm thiên hương, thiên đường và thế giới cực lạc. Trở về nhà ở nơi đâu? Hầu hết mọi người dành cả cuộc đời để tìm kiếm thứ gì đó mang lại cho họ sự bình yên trong nội tâm.
Một bác sĩ trẻ là chị cả trong gia đình, cô chăm sóc các em rất chu toàn và dốc tâm vào sự nghiệp y khoa. Cô cùng chồng cũng là bác sĩ mở phòng khám chữa bệnh, và phòng khám có rất đông bệnh nhân. Thời gian trôi qua, hạnh phúc của hai người dần dần lạc trôi vào một nơi quên lãng, rồi bị bỏ mặc và cũng dần dần biến mất. Tình đời bạc bẽo, tình người hiểm ác. Người chồng và một cô y tá khác ân ân ái ái, xây tổ ấm tình yêu riêng, vì vậy người chị cả phải một mình chèo chống duy trì phòng khám và nuôi nấng hai đứa con.
Hôn nhân vì một người mà kết thúc trong cô đơn tịch mịch. Và cũng vì người chồng bội bạc đó mà chị ngày càng trở nên cô độc hơn. Họ đã từng yêu thương nhau, nay họ lại là kẻ thù của nhau, ái tình đã trở thành kẻ tuẫn đạo của hôn nhân.
Phòng khám của người chị, tuy có kinh nghiệm y thuật phong phú nhưng không hiểu sao lại ngày càng đìu hiu vắng khách. Sau mười năm thì lại càng vắng vẻ tựa như có thể giăng lưới trước cửa để bắt chim, nên không thể tiếp tục kinh doanh, chỉ có thể đóng cửa. Chị đi đến các phòng khám khác để ứng tuyển làm bác sĩ chuyên môn. Sau nhiều lần trắc trở, không thể thỏa thuận được các điều kiện hợp đồng, cuối cùng chị đành chịu cảnh thất nghiệp.
Chị nay đã 58 tuổi, con đường nhân sinh nên đi về đâu? Chị tiến vào đạo Phật, tham gia các khóa học Phật giáo, nghe kinh, tụng kinh, nhưng đã mấy năm trôi qua mà Bồ Tát vẫn không đến gõ cửa nhà. Chị buồn khổ, bồn chồn bất an. Sự bình an, hạnh phúc nơi bỉ ngạn dường như đã quá xa tầm với!
Sư trụ trì khuyên chị hãy buông bỏ những chấp trước. Kết quả là chị càng bị ám ảnh bởi việc “phóng hạ” những chấp trước của mình. Chị đã mất rất nhiều thời gian đi tìm kiếm đáp án cho cuộc đời, nhưng kết quả chỉ có một câu trả lời: sự hỗn loạn. Chị thường hỏi tôi: “Bồ Tát ở đâu? Sao không từ bi với khốn cảnh của tôi?” Hơn 30 năm tín ngưỡng Phật giáo của chị đã sụp đổ!
Phải chăng là thời kỳ mạt pháp, chư Thần, chư Phật, chư Bồ Tát không còn quản chuyện nơi nhân thế nữa? Hay là họ cũng đang trong kiếp nạn? Thế nên chị cả chuyển sang Cơ Đốc giáo, có gì tốt hơn chăng?
Chị như con chiên lạc lối, lang thang bên ngoài nhà Chúa, cầu nguyện, van xin Chúa thương xót. Chị vẫn còn rất mê mờ, còn Chúa thì mãi không có hồi ứng. Phải chăng thời mạt thế đạo đức con người băng hoại, ngay cả Chúa cũng không còn lắng nghe lời cầu nguyện của thế nhân? Chị hỏi tôi, “Bác sĩ ơi, tôi phải làm sao đây?” Chị không còn biết nên đi đâu về đâu. Một tâm hồn trống rỗng trong một thể xác mỏi mệt.
Tôi nói, “Thuyền đậu ở bến tàu là an toàn nhất, nhưng đó không phải là mục đích đóng thuyền, và cũng không phải là ý chỉ của Thượng Đế khi tạo ra con người.” Tôi khuyên chị rằng, “Trước tiên, chị nên giải quyết cuộc sống hiện tại, ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn, và những đám mây đen sẽ ngày càng dày đặc hơn.” Có lần tôi nghe chị nói muốn mở quán cà phê, hơn nữa chị lại có cửa hàng mặt tiền ở trung tâm thành phố. Tôi liền khuyên chị thực hiện ước mơ của mình, làm phong phú thêm cuộc sống và tăng nguồn tài chính cho chi phí sinh hoạt.
Chị cả nghe xong, mắt sáng lên. Chị gạt nước mắt, hào hứng tham gia lớp học pha chế cà phê và trang trí mặt tiền quán. Mô hình của quán cà phê đang dần dần xuất hiện, một cuộc sống hoàn toàn mới sắp bắt đầu.
Tuy vậy, hơn một năm nay, việc trang hoàng quán cà phê vẫn không hoàn thành. Chị nói, “Những cản trở khi mở quán khiến tôi khủng hoảng!” Tôi an ủi chị, “Vạn sự khởi đầu nan, bất kỳ việc gì cũng đều có một quá trình. Quán cà phê là ngôi nhà hạnh phúc của chị. Đừng vội khai trương. Hiện tại vẫn đang trong thời kỳ dịch bệnh. Chị cứ từ từ mà làm, từ từ mà ngắm, coi đó là niềm vui. Khai triển một cuộc sống mới, phải là trái tim mùa xuân đang dập dờn, không nên làm gợn sóng hồ nước mùa xuân.”
Cuối cùng chị cũng hiểu ra, nhướng mày hỏi, “Bác sĩ, tại sao chuyện gì đến tay cô, cô liền có thể hóa giải một cách dễ dàng như vậy?” Tôi mỉm cười trả lời, “Các vết nứt trong vạn vật đều là lối để cho ánh sáng chiếu vào. Trí tuệ nhân sinh lớn nhất là hãy buông bỏ tự ngã, không cần mọi thứ đều phải hoàn hảo. Chị yêu cuộc sống và cuộc sống cũng yêu chị. Chỉ cần cố gắng hết sức, tùy duyên, đừng quá cố chấp, thì chuyện gì chị cũng có thể làm được.”
Trời thay đổi thời tiết, con người thay đổi khuôn mặt, còn nhanh hơn việc lật từng trang sách. Một ngày nọ, người chị với vẻ mặt khổ sở đến báo rằng, chị bị viêm niệu đạo, đã uống kháng sinh suốt một tuần nhưng vẫn không khỏi; chị hoảng quá, sợ chết quá, còn đòi bác sĩ cho nhập viện. Chị nói không dám ngủ một mình, giống như quay lại thời thơ ấu bơ vơ.
Tôi nắm tay chị và nói, “Chị bác sĩ ơi, đừng sợ! Tôi sẽ kê đơn thuốc và chị sẽ sớm ổn thôi.” Vẻ mặt chị đầy nghi hoặc, bán tín bán nghi, hỏi: “Có thật không?” Đã từng là một bác sĩ tài giỏi, tại sao chị ấy lại hỏi như vậy? Ai đã đánh cắp trí tuệ của chị ấy?
Điều trị bằng châm cứu
Niệu đạo bị đau rát, châm huyệt Trung cực. Khó tiểu và đi tiểu nhiều lần, châm các huyệt Thủy phân, Âm lăng tuyền và Thái khê. Bụng dưới căng, châm các huyệt Thái xung, Tam âm giao. Đầu lưỡi đỏ, nước tiểu nóng rát, kinh tâm nóng, cần châm cứu huyệt Đại lăng. Khử trùng, thải độc và giải nhiệt, châm cứu các huyệt Ngoại quan và Dương trì.
Thuốc kháng sinh đã dùng là rất đắng và lạnh làm tổn thương dạ dày, khiến không ăn được, châm các huyệt Trung quản, Túc tam lý, Công tôn. Trị gan khí ứ, châm các huyệt Hợp cốc, Thái xung. Đối với chứng hoảng sợ và mất ngủ, châm các huyệt Bách hội, Ấn đường, Thái dương. Dưới lưỡi có vết bầm máu, khối đông máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn não, lượng máu lên não không đủ, làm cho hoảng loạn trầm trọng hơn, cần châm các huyệt Huyết hải và Tam âm giao. Nếu tứ chi vô lực, bắp chân đau mỏi thì nên châm cứu các huyệt Hợp cốc, Túc tam lý, Thái xung.
Kê đơn thuốc
Sử dụng thuốc Trung y khoa học – Đạo xích tán, để thanh nhiệt và lợi tiểu, điều trị sự truyền nhiệt từ tim đến ruột non, đi tiểu ngắn màu đỏ và rát, niệu đạo đau rát, và đau nhói khi đi tiểu. Nhiệt do Kinh Tâm gây ra sẽ thoát ra từ nước tiểu. Nếu cho thêm Hoàng liên đơn để thải độc, sẽ càng tốt hơn cho việc tả tâm hỏa [thanh lọc chứng bệnh lòng phiền, miệng khát, mạch nhanh, đầu nhức].
Dùng Long đởm tả can thang để thanh nhiệt ở hạ tiêu, trị nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu ngắn đỏ và nóng rát.
Trong phương thuốc đã có chứa Hoàng liên trợ giúp công tán màu đỏ. Vì vậy, không được thêm Hoàng liên vào.
Trong phương thuốc có chứa Sinh địa, bổ thận, thanh nhiệt và sinh tân [nước bọt], cường tim, lợi tiểu, ức chế sự phát triển của nấm. Pha thuốc với Đương quy lại có tác dụng dưỡng gan và bổ máu.
Chị đã dùng thuốc kháng sinh rồi, vậy không nên dùng Hoàng liên thải độc thang vì dễ gây tổn hại nguyên khí, để tránh sát hại sinh khí. Hơn nữa, chị cả còn bị gan khí ứ nên dùng Long đởm tả can thang thích hợp hơn dùng bột Bát chính, kiêm trị chứng gan hỏa thượng nhiễu, gây mất ngủ, đa mộng. Hơn nữa, trong bài thuốc này có bổ có dưỡng, đuổi tà mà không gây tổn hại chính khí.
Thêm Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) để thanh nhiệt và lợi tiểu, tiết hàng hỏa nghịch, thông lâm [lợi tiểu]. Chữa tiểu khó do nhiệt tà, nhiệt lâm gây tiểu ngắn, tiểu nhiều lần. Ngoài ra có thể thanh lọc khai thông phong nhiệt, chữa phong thủy tương bác gây nên tiểu khó, đau nhức các khớp chân tay. Có thể đun sôi nước và dùng như uống trà. Uống thuốc 3 lần một ngày trong 3 ngày. Sau mỗi lần đi tiểu, xịt nước Thiên la [nước ép từ thân xơ mướp] vào niệu đạo.
Liên tục trong ba ngày, tôi vừa châm cứu vừa cho chị uống thuốc, chứng viêm niệu đạo của chị đã khỏi.
Có một ngày, chị bị đau bụng dưới, chị hoảng hốt chạy đến phòng khám hỏi tôi, “Liệu tôi có bị ung thư không?” Tôi nói, “Đợi một lát, châm cứu xong sẽ ổn thôi.” Sau đó, tôi bảo chị ấy tự mình xoa huyệt Hợp cốc, đồng thời hít một hơi thật sâu. Cơn đau bụng giảm bớt ngay sau đó. Tôi giải thích, “Chị đã quá căng thẳng, cơ xương chậu của chị đang co thắt mà thôi.” Sau khi châm cứu, bụng dưới của chị đã không còn đau nữa.
Để xoa dịu sự căng thẳng của chị, tôi chia sẻ, “Một ngày nọ, Einstein đi tàu. Người soát vé kiểm tra vé. Nhưng ông dù có tìm kỹ đến mấy cũng không tìm thấy vé. Người soát vé lịch sự nói, ‘Giáo sư, không cần tìm, tôi biết ngài là ai?’ Nhưng Einstein vẫn tiếp tục tìm kiếm, thậm chí ông còn nằm bò trên sàn để tìm.
Khi người soát vé kiểm tra xong vé của tất cả hành khách, anh ta nhìn lại và thấy Einstein vẫn đang tìm vé. Người soát vé nói, ‘Giáo sư, ngài thực sự không cần phải tìm đâu, tôi tin rằng ngài nhất định có vé.’ Einstein trả lời: ‘Tôi cũng biết mình là ai, nhưng tôi quên mất mình đang đi đến ga nào?’” Chị nghe xong thì cười lớn! Một nụ cười có thể giải quyết được hàng ngàn nỗi lo âu.
Mọi khó chịu về thể chất của chị đã được giải quyết, và chị có thể ngủ ngon trở lại. Nhưng ngay khi chị thức dậy, sự khủng hoảng liền theo chị như bóng với hình, và dù chị có cầu nguyện với Chúa thế nào đi nữa, chị cũng không nhận được hồi đáp nào. Điều kỳ lạ là ngay khi chị cả bước vào phòng khám, cảm xúc đã an định lại. Nhìn thấy tôi, chị không còn hoảng sợ nữa, hơn nữa còn được tôi pha trò rất vui nên ngày nào chị cũng đến châm cứu.
Tôi nhìn chị cả một lúc lâu rồi nói, “Thời gian chị đến phòng khám nhiều nhất là một tiếng, còn lại phần lớn thời gian chị sẽ ở bên chính mình. Chị phải tập thoát khỏi hoảng loạn và tự cứu mình. Chị chính là bản sao của Einstein đi tàu tìm vé, đã lên tàu và quên mất ga xuống vậy.” Chị mím môi nói, “Nhưng tôi cũng không thể tìm thấy sự bình an trong tôn giáo. Tôi phải làm gì đây?”
Vốn tưởng chị là bác sĩ, có trí tuệ nhất định, tôi có nên nói không? Lưỡng lự một lúc, tôi nghĩ đã đến lúc mở khóa, “Chị có muốn thử sắp xếp lại cuộc đời của mình không? Hãy buông bỏ cái tâm bất bình đối với người chồng cũ có mối quan hệ tình yêu khác. Chứng hoảng loạn là một loại ma và cũng là một tên trộm, kẻ luôn tận dụng mọi cơ hội. Nó sẽ cướp đi tinh thần, tư duy và sức khỏe của chị. Một khi bị nó chinh phục, nó sẽ kiểm soát linh hồn và đày đọa cơ thể chị.
Cách tốt nhất chống lại sợ hãi là thay đổi suy nghĩ của bản thân. Hoảng loạn là một loại vật chất, khi hoảng loạn ập đến, chị hãy tức khắc bắt lấy nó, vứt bỏ nó, hãy cự tuyệt nó ngay lập tức và ngăn chặn nó xâm chiếm đầu não của chị.
Đối mặt với vật chất hoảng loạn, chị hãy dùng niệm lực lớn mạnh để hét lên một từ ‘diệt’ vô cùng uy lực trong tâm, giống như nổ tung một quả lựu đạn. Mỗi một lần thất bại, chị đừng nản lòng, hãy kiên trì nỗ lực, khích lệ bản thân và nói cố lên. Chị hãy tự an ủi bản thân và nói rằng mình đã cố gắng hết sức.
Sau khi nỗ lực, chị sẽ biết được rằng nếu kiên trì, chị sẽ vượt qua được. Sức mạnh thực sự của một người bắt đầu từ một thân một mình. Chị tự do bao nhiêu, thì chị cô đơn bấy nhiêu. Nếu chị không tháo nút thắt trong trái tim mình, thì hãy buộc nó thành một hoa văn.
Ý nghĩ đúng đắn của chị chính là bức tường bảo vệ. Bằng cách từ chối, ngăn chặn và tiêu diệt các vật chất gây hoảng loạn hết lần này đến lần khác, bức tường bảo vệ của chị sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, khi chị lấy lại được quyền tự chủ của bản thân, chị sẽ được tự do và sẽ không còn bị con ma hoảng sợ dày vò nữa. Nơi bình yên trong tâm hồn này chính là trở về nhà. Tu hành và tín ngưỡng tôn giáo không phải là gặp Phật Chủ hay Chúa, mà là gặp chính bản thân mình và quy y nơi chính mình. Phật ở trong tâm, thiên đường ở trong tâm.
Sau một tháng vật lộn, mặc dù thỉnh thoảng chị vẫn còn hoảng hốt nhưng chị đã có thể nhanh chóng hồi tâm. Cuối cùng, chị cũng thoát khỏi bóng tối, có thể vui vẻ và bận rộn với công việc ở quán cà phê. Sau đó, chị đều định kỳ đến phòng khám để châm cứu chăm sóc sức khỏe.
Tịnh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ