Nghiên cứu: Mất ngủ kinh niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, trầm cảm
Một đêm ngủ ngon giấc không chỉ mang lại giấc ngủ ngon. Nghiên cứu mới cho thấy các kiểu ngủ có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu cho biết, những người trưởng thành mắc chứng mất ngủ kinh niên trong ít nhất một thập niên sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm cao hơn đáng kể.
Tuy nhiên, thông tin này không hẳn là xấu. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người trưởng thành nếu có thể ngủ những giấc ngắn vào cuối tuần để bù cho việc mất ngủ thì sẽ ít có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn này.
Hơn một nửa người Mỹ có vấn đề liên quan đến thói quen ngủ
Nghiên cứu được công bố trên Tập san Psychosomatic Medicine (Y học Tâm thần Thân thể) cho thấy có 4 kiểu ngủ khác biệt như sau:
- Người ngủ ngon: Những người có “sức khỏe giấc ngủ tối ưu trên mọi phương diện”
- Người mất ngủ: Những người bị chứng mất ngủ lâm sàng, bao gồm thời gian ngủ ngắn, kiệt sức vào ban ngày và khó đi vào ngủ
- Người ngủ bù vào cuối tuần: Những người có thể ngủ không đều hoặc ngắn hơn trong tuần nhưng thời gian ngủ dài hơn vào cuối tuần hoặc những ngày không làm việc
- Người ngủ vặt: Những người này thường ngủ ngon nhưng vẫn thường xuyên ngủ gà ngủ gật trong ngày
Hơn một nửa số người tham gia thuộc loại người mất ngủ hoặc người ngủ vặt, cả hai đều là kiểu ngủ dưới mức tối ưu.
Dữ liệu tiết lộ rằng những người mất ngủ kinh niên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm và suy nhược cao hơn từ 72% – 88% so với những người ngủ ngon. Nhìn chung, việc mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính lên 28% – 81%.
Nghiên cứu trên cho thấy việc “ngủ vặt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày” có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và suy nhược.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những người có trình độ học vấn thấp hơn và những người thất nghiệp hay bị mất ngủ, trong khi người lớn tuổi và người về hưu hay ngủ vặt hơn.
Các kiểu ngủ đã được chứng minh là khó thay đổi
Nghiên cứu trên cũng cho thấy các kiểu ngủ có xu hướng khó thay đổi.
Nhìn chung, 77% người tham gia vẫn giữ nguyên kiểu ngủ hay còn gọi là “kiểu hình ngủ” trong suốt thời gian nghiên cứu. Cụ thể hơn, 90% những người mất ngủ và 97% những người ngủ vặt duy trì những thói quen tương tự trong suốt thời gian nghiên cứu. Những người ngủ bù vào cuối tuần có nhiều khả năng chuyển sang ngủ vặt hơn.
Ông Soomi Lee, giáo sư phụ tá về phát triển con người và nghiên cứu gia đình tại tiểu bang Pennsylvania, đồng thời là nhà nghiên cứu chính, cho biết trong một thông cáo báo chí, “Những kết quả này có thể cho thấy rằng rất khó để thay đổi thói quen ngủ của mọi người vì sức khỏe giấc ngủ đã gắn liền với lối sống tổng thể, đồng thời cũng gợi ý rằng mọi người vẫn chưa biết về tầm quan trọng của giấc ngủ và các hành vi liên quan đến sức khỏe giấc ngủ.”
Theo ông Lee, bất chấp việc các kiểu ngủ đã được hình thành trong thời một gian dài thì việc giáo dục và thực hành nhất quán vẫn có thể giúp mọi người có những thay đổi tích cực theo thời gian.
Ông khuyến nghị các cố gắng y tế công cộng nên tập trung vào việc giáo dục mọi người về việc ngủ đúng cách. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đưa ra 5 lời khuyên chính như sau:
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.