Món ăn vị thuốc lâu đời nhất Á Châu
Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa. Bạn có thể sáng tạo nhiều công thức cháo với ngũ cốc, đậu, rau, thịt hoặc trái cây, có thể nấu mặn hoặc nấu ngọt. Cháo là món ăn hàng ngày của hàng triệu người Á Châu. Tuy nhiên, [món ăn] tốt cho sức khỏe này vẫn ít được người Tây phương biết đến.
Người dân ở Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Phi Luật Tân, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Cypress và Hy Lạp đều có món cháo của mình. Bạn đã từng nghe nói đến món ăn được nấu chậm, loãng từ các hạt bị vỡ được gọi là cháo chưa? Có thể bạn biết nó bằng một cái tên khác?
Một món ăn ấn tượng như cũng có một lịch sử lâu dài và những công thức truyền thống.
Ghi chép lịch sử
Tại Trung Quốc, ghi chép sớm nhất về cháo có từ năm 2697 đến 2597 trước Công nguyên, khi Hiên Viên Hoàng Đế người được tôn làm thần được cho là đã nấu ngũ cốc thành cháo.
Danh tiếng chữa bệnh của cháo đã được biết đến từ thời bác sĩ Trung y Thuần Vu Ý (205–150 TCN), người đã chữa trị bệnh cho hoàng đế nước Tề (314-338) bằng cháo.
Món cháo suông dễ tiêu được Trương Trọng Cảnh chính thức ghi lại làm thuốc trước năm 219 trong cuốn sách [tạm dịch] “Trị liệu về các chứng rối loạn do lạnh (Treatise on Cold Damage Disorders)”, cuốn sách đầu tiên bao gồm các lý thuyết, phương pháp, công thức và phương thuốc được gọi là Y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional Chinese Medicine), hoặc Trung y.
Món cháo thể hiện lòng tôn kính với Thần Phật
Mỗi năm, vào ngày 24 tháng Giêng, người xưa Trung Quốc tổ chức lễ hội Ngày Bồ Đề. Chính vào ngày này, Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng lập Phật giáo hiện đại – đã đạt được sự giác ngộ khi ngồi dưới cây bồ đề. Người ta nói rằng trước khi giác ngộ, cháo là món ăn đã được trao cho Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài suy kiệt vì không có thức ăn và nước uống. Món cháo đã cho ông sức mạnh để tiếp tục.
Vào giữa thế kỷ thứ sáu, ngày Bồ Đề là một ngày hội lớn ở Trung Quốc. Dưới thời Hoàng đế Khang Hy, ngày này đã trở thành một nghi lễ lớn của hoàng gia trong triều đại nhà Thanh (1644-1912)
Các hoàng đế nhà Thanh đã tiến hành buổi lễ tại một trong những sảnh chính của chùa Vĩnh Hà tại Bắc Kinh. Khang Hy trị vì trong thời gian lâu dài đã tu sửa lại ngôi chùa này vào năm 1694 để làm nơi ở cho con trai thứ tư của mình, Hoàng đế tương lai Ung Chính.
Điểm nổi bật của buổi lễ này là nghi lễ nấu cháo hoàng gia.
Một nghi lễ cổ xưa
Một chiếc nồi đồng cổ được chuyên dụng để nấu cháo nặng 4 tấn, rộng 2m, sâu 1,5m được dùng cho buổi lễ.
Tám ngày trước, các vị quan coi sóc việc vận chuyển củi và các nguyên liệu vào ngôi đền. Nguyên liệu phong phú bao gồm bơ, thịt cừu, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây khô.
Các nguyên liệu đã đủ cho sáu chiếc nồi. Nồi thứ nhất được cúng để thờ Phật, nồi thứ hai dành cho hoàng đế và những người trong cung, nồi thứ ba dành cho thành viên hoàng gia và Đại Lạt ma, nồi thứ tư dành cho các quan chức trong triều đình và các tỉnh, nồi thứ năm dành cho các nhà sư trong chùa, và nồi thứ sáu dành cho bố thí.
Theo ghi chép lịch sử, các nguyên liệu cho mỗi nồi cháo bao gồm 60,5 kg hạt kê, 50 kg ngũ cốc, 50 kg quả khô và 5 tấn củi.
Trước đó một ngày, lửa nấu cháo đã được nhóm lên. Một vị quan do triều đình tuyển chọn sẽ coi sóc nồi cháo trong 24 giờ.
Mọi thứ đã sẵn sàng, trong ánh sáng rực rỡ, hương khói, âm nhạc và tiếng trì tụng của các nhà sư, chén cháo đầu tiên sẽ được dâng lên trước các bức tượng Phật của ngôi chùa.
Các thành viên của hoàng gia sẽ được nếm ngay sau đấy. Cuối cùng, món cháo được đóng gói vào các thùng chứa để vận chuyển đến các cung điện và địa điểm khác của hoàng gia, bởi những người đàn ông trên những con ngựa nhanh nhất.
Trong các hộ gia đình thông thường, các gia đình làm nghi lễ nấu cháo tương tự cho Ngày Bồ đề.
6 lợi ích sức khỏe của cháo
Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, ăn cháo có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là sáu [lợi ích] lớn nhất:
- Cháo làm ấm hệ tiêu hóa, đặc biệt là lá lách và dạ dày. Trong một trường phái Y học cổ truyền Trung Quốc, lá lách-dạ dày được coi là những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu chúng không hoạt động tốt, các chất dinh dưỡng từ thức ăn của chúng ta sẽ không thể được cơ thể hấp thụ. Bác sĩ y học Trung Quốc Thuần Vu Ý (205–150 TCN) đã dạy rằng cháo bổ sung năng lượng cần thiết cho sự hoạt động tối ưu của các cơ quan của chúng ta.
- Cháo là thực phẩm tốt nhất vào buổi sáng, vì nó có khả năng tăng cường lưu thông kinh mạch. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chúng ta cũng cần thời gian để dần dần tỉnh giấc. Ăn cháo ấm mang lại sự hỗ trợ nhẹ nhàng giúp năng lượng trong cơ thể lưu thông hiệu quả.
- Cháo giải độc bằng cách giúp cơ thể tiết mồ hôi. Cháo ấm giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết. Đổ mồ hôi từ việc uống cháo được coi là một cách giải độc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang trong giai đoạn đầu bị cảm lạnh.
- Cháo cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tô Thức, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống (960-1279), đã ca ngợi cách cháo giúp ngủ ngon trong bức thư pháp của ông.
- Cháo làm tăng hiệu quả của thuốc thảo dược. Trương Trọng Cảnh, từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên), cho biết, ăn một lít cháo sau khi uống thuốc thảo dược có thể cải thiện tác dụng của thuốc.
- Cháo rất ít calo và rất tốt cho thể chất và giúp giảm cân. Một chén cháo có khoảng 150 calo, thấp hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác, nhưng nó lại rất bổ dưỡng.
Các nguyên liệu cho món cháo theo mùa
Một trong những điều tuyệt vời về món cháo là tính linh hoạt của nó. Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được làm với hầu hết mọi sự kết hợp của các loại ngũ cốc và nguyên liệu. Để khuyến khích sự hòa hợp với thiên nhiên và sự cân bằng trong cơ thể, Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên bạn nên chọn các thành phần tương ứng theo mùa.
Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được nấu với hầu hết các loại ngũ cốc và nguyên liệu.
Dưới đây là biểu đồ làm nổi bật các màu sắc, ngũ hành, cơ quan và các loại thực phẩm phù hợp với từng mùa. Như bạn thấy, các loại thực phẩm được đề xuất tuân theo màu sắc của một mùa, vì vậy nếu bạn không thấy thực phẩm yêu thích của mình được liệt kê ở đây, hãy thoải mái sáng tạo. Một vài công thức nấu ăn cũng được bao gồm bên dưới. Một là mặn và một ngọt. [Những công thức này] sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá món cháo.
Công thức cháo gà mặn mùa lạnh
Chuẩn bị và thời gian nấu ăn
- Thời gian chuẩn bị: 20 phút
- Thời gian nấu: 1 giờ
- Phục vụ 6 người
Nguyên liệu
- 1/2 pound (226 gram) miếng gà có xương, ưu tiên thịt sẫm màu
- 1/2 chén gạo lứt
- 1/4 chén đậu đen
- 8 cây nấm hương khô (30 gram)
- 2 muỗng cà phê gừng tươi, thái mỏng và dài
- 5 nhánh tỏi tươi bóc vỏ
- 9 chén nước lạnh
- 1 muỗng canh quả câu kỷ tử (goji berry)
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng hành lá, cắt nhỏ (để trang trí)
Hướng dẫn
Rửa sạch đậu đen và nấm hương. Đổ ngập 4 inch (10.16 cm) nước và ngâm ít nhất 4 giờ. Đổ bỏ nước ngâm.
Đặt gà vào chảo và đổ nước sôi lên để rửa. Rửa sạch bằng nước lạnh.
Trong một cái chảo sâu, thêm vào tất cả các nguyên liệu trừ quả câu kỷ tử, muối và hành lá. Đun sôi. Giảm nhiệt độ xuống mức thấp và đun nhỏ lửa trong 50 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp. Thêm quả câu kỷ tử và muối. Nêm nếm và điều chỉnh vị mặn. Trang trí với hành lá.
Món cháo làm ấm nóng tăng cường năng lượng dương cho mùa xuân của bạn đã sẵn sàng để thưởng thức!
Công thức cháo ngọt mùa lạnh
Chuẩn bị và thời gian nấu ăn
- Thời gian chuẩn bị: 20 phút
- Thời gian nấu: 1 giờ
- Phục vụ 6 người
Nguyên liệu
- 1/2 chén gạo lứt hoặc gạo nếp lứt
- 1/2 chén gạo đen hoặc gạo nếp đen
- 1/4 chén đậu đen
- 1/4 chén nho khô
- 1 muỗng canh rượu gạo hoặc rượu rum (tùy chọn)
- 1/2 chén đường nâu
Hướng dẫn
Văn Thanh Bùi
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times