Khoai lang là thực phẩm gần như hoàn hảo, ăn đúng cách càng bổ dưỡng hơn

Khoai lang là quán quân trong 10 loại rau củ tốt nhất do Tổ chức Y tế Thế giới bình chọn, đồng thời nó cũng đứng đầu trong 20 loại rau củ chống ung thư do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản công bố.

Vì vậy, khoai lang được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là thực phẩm sức khỏe cân bằng dinh dưỡng nhất. Vị ngọt của khoai lang được rất nhiều người yêu thích, nhưng cần ăn như thế nào để thực sự đạt được hiệu quả dưỡng sinh?

Khoai lang ở Đài Loan gọi là địa qua, cũng được gọi là cam thự, hồng thự, phiền thự, sơn dụ, phiên dụ, hồng điều, tuyến điều, bạch thự, kim thự, điềm thự, chu thự, chẩm thự, phiên cát, v.v. Nó là một loại cây hai lá mầm lâu năm phổ biến. Thịt khoai chủ yếu có màu trắng vàng, nhưng cũng có loại có màu tím.

Sách cổ Trung y ghi chép rất nhiều về khoai lang: vị ngọt dịu, không độc, thuộc về kinh tỳ, thận, công hiệu bổ trung hòa huyết; ích khí sinh dịch; làm dịu dạ dày; giảm táo bón.

“Bản thảo cương mục” ghi chép

“Người miền Nam khi ăn cơm, ngũ cốc và trái cây, hấp và nướng đều ngon… Người dân biển kéo dài tuổi thọ cũng là do ăn khoai lang thay vì ngũ cốc”. Trung y cho rằng khoai lang bổ chỗ hư, tăng khí lực, bồi bổ tỳ, vị và tăng cường thận âm.

“Cương mục sĩ di” ghi chép

[Khoai lang] bổ trung, hòa huyết, ấm vị, béo ngũ tạng. Những người có làn da trắng và thịt trắng, dùng sẽ lợi phổi và thúc đẩy dịch cơ thể. Khi nấu thêm một miếng gân bò khô, điều trung thì thêm gừng và chà là; (dùng cùng) hồng hoa, có thể điều hòa tỳ huyết.

“Bản thảo cầu nguyên” ghi chép

Mát huyết hoạt huyết, dịu dạ dày, giảm táo bón, loại bỏ máu ứ và độc tố trong các cơ quan nội tạng, dãn huyết quản, cầm máu và khát nhiệt, thích hợp nhất cho phụ nữ mang thai. Ăn cùng cá, cá chuối hoa, có thể điều trung bổ hư.

“Kim thự truyện tập lục” ghi chép

Kiết lỵ… nếu là do ẩm ướt và nóng bức, …hấp củ khoai này, nhai thường xuyên với Thược dược thang, hoặc trộn tinh bột khoai với mật ong mùa đông, có thể chữa khỏi.” Ngày nay, người ta thường dùng cách này như một phương pháp điều trị phụ trợ cho bệnh lỵ.

Khoai lang tím. (Ảnh: Fotolia)
Khoai lang tím. (Ảnh: Fotolia)

Ăn khoai lang vào buổi sáng là tốt nhất

Thông thường, việc ăn khoai lang vẫn nên kết hợp với lịch trình ngủ nghỉ và làm việc, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng. Bởi từ 7h đến 9h là thời điểm tốt nhất để đường tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng. Quá trình trao đổi chất của cơ thể con người sẽ kém đi sau buổi trưa, đường trong khoai lang dễ tích tụ lại, từ đó tạo thành gánh nặng cho cơ thể.

Khoai lang là thực phẩm gần như hoàn hảo

Cô Dương Quỳnh Hoa, Giáo sư tại Khoa Thực phẩm và Dinh dưỡng của Đại học Shih Chien, cho biết khoai lang là “thực phẩm gần như hoàn hảo”, bởi vì nó có lượng calo thấp nhưng hàm lượng protein cao, đồng thời còn có carotene, đồng, vitamin C, E và một yếu tố đang càng ngày càng được coi trọng là lượng chất xơ cao.

Giới học thuật Đài Loan đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên người về dinh dưỡng của khoai lang vào năm 2017. Nghiên cứu này do Đại học Shih Chien dẫn đầu, tổng cộng có 36 người trong độ tuổi 40-60 tham gia thí nghiệm. Họ ăn các món khoai lang liên tục trong 3 tháng, kết quả thí nghiệm đã được công bố vào cuối năm đó. Một người tham gia cho biết:

“Tôi đã giảm được 4 kg sau khi ăn trong 8 ngày”; một vị tướng về hưu không chỉ giảm cân mà tính tình cũng được cải thiện.

Ăn cả vỏ khoai lang là bổ dưỡng nhất

Nên ăn khoai lang cả vỏ và rửa sạch vỏ trước khi nấu. Ăn khoai lang cả vỏ là cách tốt nhất để hấp thụ chất dinh dưỡng. Do khoai lang được phun khá ít thuốc trừ sâu, vậy nên có thể mua khoai lang chất lượng tốt và nấu chín cả vỏ để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Vỏ khoai lang rất giàu mucoprotein và các polysacarit khác, có thể làm giảm cholesterol trong máu, duy trì độ đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, v.v.

Lời khuyên khi ăn khoai lang

Người bị nhiều acid dạ dày không nên ăn quá nhiều khoai lang, vì có thể gây trào ngược acid. Những người tỳ vị hư hàn không nên ăn sống loại củ quả này.

Thực phẩm không tương thích với khoai lang

Không nên ăn hồng và chuối cùng với khoai lang. Không nên ăn cà tím và khoai lang cùng lúc, có thể gây khó chịu cho dạ dày, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, v.v.

Lâm Quý thực hiện

Toàn Phong thực hiện

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn