Hiệp nữ Trung y Ôn Tần Dung truyền y lý qua ‘Phòng Khám Minh Huệ’

Phòng khám Trung y Minh Huệ nằm trong một con hẻm ở khu Tây, thành phố Đài Trung, Đài Loan. Phòng khám giống như một ngôi nhà ở thông thường có treo biển hiệu nên không dễ nhìn thấy. Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung có dáng người nhỏ nhắn với đôi mắt sáng và dịu dàng. Bà nói với thái độ bình dị và khiêm tốn, “Trong quá trình hành nghề y, tôi giống như trong đại dương bao la, trong biển cả đục ngầu hay trong sương mù mà cứu người. Giống như nấm linh chi nhất định sinh trưởng ở nơi râm mát sau những cơn sấm sét mãnh liệt. Sự quý giá của linh chi cũng chính là do phải trải qua mưa gió sấm chớp như vậy mà sinh trưởng. Người thầy thuốc cũng như thế.”

‘Phòng Khám Minh Huệ’ tập hợp các trường hợp lâm sàng, là một cuốn sách tham khảo hay về chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung xuất bản cuốn sách thứ ba “Phòng Khám Minh Huệ” vào năm 2016. (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)
Bác sĩ Trung y Ôn Tần Dung xuất bản cuốn sách thứ ba “Phòng Khám Minh Huệ” vào năm 2016. (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Tập hợp và tổng kết hơn mười năm kinh nghiệm lâm sàng trong quá trình hành nghề y, bác sĩ Ôn Tần Dung tiếp tục xuất bản cuốn sách thứ ba trong năm 2016. Trước đó, bà đã xuất bản cuốn “Đả Khai các Khiếu trong Cơ Thể Con Người – Công Dụng Huyền Diệu của các Huyệt Vị” vào năm 2013, và một năm sau đó xuất bản cuốn “Vỗ Bàn Khen Hay – Y Thuật Châm Cứu Trung Hoa”.

“Phòng Khám Minh Huệ” bao gồm năm phần lớn: 1. “Các trường hợp y tế Minh Huệ” tập hợp 50 trường hợp lâm sàng; 2. “Trò chuyện về y học của phòng khám Minh Huệ” trình bày về đạo dưỡng sinh và nhận thức về sinh mệnh; 3. “Phòng thể dục Minh Huệ” cung cấp các động tác thể dục giúp thân thể khỏe mạnh và chữa bệnh khỏe người; 4. “Phòng ăn Minh Huệ” hướng dẫn mọi người tìm thấy dược liệu trong nhà bếp tại gia; 5. “Nhà thuốc Minh Huệ,” nơi mọi người có thể tìm hiểu những câu chuyện về dược liệu. Tình tiết ly kỳ trong sách phảng phất như một cuốn tiểu thuyết võ hiệp, nhưng lại giống bài tản văn khiến người đọc cảm thấy tâm hồn sảng khoái.

“Tôi cảm nhận sâu sắc rằng cuốn sách này là cuốn sách tham khảo thiết thực nhất để các bác sĩ Trung y chẩn bệnh. Còn độc giả phổ thông có thể sử dụng sách như một cẩm nang chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Tấm lòng vị tha và ôm ấp hoài bão tuyên dương sự bác đại tinh thâm của Trung y của bác sĩ Ôn Tần Dung khiến tôi rất khâm phục!” Ông Trần Mậu Tường, giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Tồn Đức, người tiếp xúc với các phương thuốc Trung y trong 40 năm, tham gia chẩn đoán và điều trị bằng Trung y trong hơn 30 năm, đã viết như vậy trong lời tựa của cuốn sách này.

Ông Trương Duy Quân, Giám đốc phòng khám Trung y Tế Sinh, cũng viết lời tựa cho cuốn sách: “Quá trình điều trị được ghi lại rất chi tiết không bỏ sót điều gì, giống như từng chương của cuốn tiểu thuyết. Đọc sách khiến người ta đắm chìm vào [quá trình ấy], không thể đặt xuống, và thu được rất nhiều lợi ích. [Tác giả] còn dùng ngòi bút tài hoa, làm cho từng tình tiết trong câu chuyện trở nên sống động trên trang giấy, đọc từng dòng mà như được tận mắt chứng kiến, càng khiến người ta vỗ bàn khen hay.”

Ông Hoàng Quốc Phương, Viện trưởng Viện Trung y Từ Ái trong lời tựa cuốn sách đã nói rằng: “Bác sĩ Ôn nhân đức nhân tâm, lúc nào cũng tĩnh tâm, dưỡng đủ chính khí ngay thẳng, nắm giữ được tín hiệu vũ trụ, kết nối hai bờ của thế giới phẳng trong vật chất và năng lượng; tự do chuyển đổi trong thời gian và không gian, đó là điều may mắn cho ai cần giúp đỡ.”

Hồng tiểu thư, Người phụ trách Nhà xuất bản Bác Đại khu vực Đài Loan nói, sách của bà Ôn Tần Dung rất được bạn đọc yêu thích. Sách xuất bản thường được bán hết. Sách sau khi in cũng đều tái bản nhiều lần. Sách của bác sĩ Ôn rất được giới y học tôn sùng. Đây là sách tham khảo của rất nhiều bác sĩ Trung y, cũng là “Cẩm nang giảng dạy” mà các bác sĩ Trung y cũ tặng cho bác sĩ Trung y mới.

Những ví dụ điều trị thực tế phá vỡ quan niệm sai lầm của người dân

Sau khi hành nghề y, những tệ nạn chưa được biết đến của giới y học khiến bà đau đớn sâu sắc. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến bác sĩ Ôn viết sách. “Bệnh nhân của chúng tôi đều vô tội. Đôi khi bệnh tật không phải là yếu tố cá nhân, mà là bị tổn thương do sơ suất về y tế.” Bà trích dẫn kết quả điều tra do Tổ chức Y tế Thế giới công bố làm ví dụ: 1/3 bệnh nhân tử vong vì sự cố trong điều trị, 1/3 bệnh nhân tử vong vì dùng thuốc sai hoặc dùng thuốc quá liều, 1/3 còn lại được cho là cố gắng điều trị cho đến khi bệnh nhân không qua khỏi.

Bà Ôn nói, “Bệnh viện trở thành một cái bẫy hại người, biến thành sự khủng bố trắng.”

“Mỗi lần nhìn thấy bệnh nhân chịu thống khổ, tôi cũng rất đau xót.” Bác sĩ Ôn Tần Dung đã phá giải rất nhiều quan niệm sai lầm do người dân hiểu nhầm trong thời gian dài dẫn tới. Bà nhấn mạnh, bản thân là bác sĩ tốt nhất của chính mình, thân thể không thoải mái ở chỗ nào, tự mình hiểu rõ nhất. “Không phải thiết bị quyết định quý vị phải sống cuộc sống như thế nào, mà tự quý vị biết rõ. Không cần người khác đến nói cho quý vị biết, quý vị phải sống như thế nào.”

“Thật ra bản thân quý vị có quyền tự chủ, không cần phải chịu sự chi phối của toàn bộ cơ quan y tế hoặc bác sĩ.” Trong sách, bà Ôn chia sẻ nhiều trường hợp chân thực về tổn thương do y học gây ra. Trong đó có một người đàn ông 74 tuổi vì ngón trỏ và ngón giữa bị tê và đau suốt 24 tiếng, đã nghe theo lời khuyên của Tây y bảo đảm có thể chữa khỏi, liền tiến hành hai ca phẫu thuật. Nhưng, ông phải chịu đựng tận cùng của sự dày vò, bệnh chẳng những không được chữa khỏi, mà ngón trỏ và ngón giữa bị tê càng nghiêm trọng. Kỳ thực, phẫu thuật đối với các bệnh có triệu chứng đau đớn là có tác dụng, nhưng đối với tê thì không có hiệu quả.”

Cảm thương với sự khủng hoảng và bàng hoàng của người dân khi đối mặt với bệnh tật nặng, trong sách, bác sĩ Ôn chia sẻ về các bệnh nhân bị ung thư vú và ung thư lưỡi. Dưới sự châm cứu và điều trị bằng thuốc của bà, bệnh tình được kiểm soát. “Ở nước ngoài, [hiện nay] đều dần dần không làm phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng trong nước bất luận ung thư ở giai đoạn nào, đều phải cắt bỏ (bộ phận đó) của quý vị. Suy nghĩ đó khác rất xa với suy nghĩ của Trung y chúng tôi. Thực ra mỗi một bộ phận cơ thể đều có linh tính, đều có liên hệ với nhau. Cho nên tôi nói ra để mọi người an tâm.”

“Thật ra, có rất nhiều phương pháp trị liệu, không cần phải đi đến bước cuối cùng kia (phẫu thuật cắt bỏ). Bởi vì toàn bộ sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở bước cuối cùng kia cùng với sự thống khổ và bi thảm, có thể còn lớn hơn nhiều so với sự thống khổ về bệnh tật trên thân thể”. Quan tâm đến bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ Ôn Tần Dung cũng quan tâm đến thân thể người bệnh và mức độ chịu đựng về tâm lý, cũng như những vấn đề cần đối mặt trong cuộc sống.

Bác sỹ Ôn nói, Trung y truyền thống chú trọng ‘thiên nhân hợp nhất.’ Đạo gia cho rằng thân thể con người chính là một tiểu vũ trụ. “Cho nên, người chúng ta nhìn là người của vũ trụ, không phải người của Trái Đất. Người mà chúng ta nhìn là một linh thể cấp cao, không phải máy móc, không phải giống như Tây y, có thể tháo ra, có thể tổ hợp, có thể cắt rời. Các vị thiếu cái gì, liền có thể cấp cho các vị cái đó.”

Bà Ôn tiếp tục nêu ví dụ, “Giống như thiếu máu không có nghĩa là thiếu sắt. Thế nhưng, rất nhiều người thiếu máu liền cung cấp sắt. Đây là vấn đề rất đáng để thảo luận. Giống như loãng xương không có nghĩa là thiếu calcium. Đây chính là sai lầm khiến người ta dùng rất nhiều loại thuốc không nên dùng. Giống như vấn đề về mắt không có nghĩa là lutein có vấn đề…”

“Kỳ thật phía sau có một tập đoàn tài chính lớn đang chỉ đạo. Họ tẩy não quý vị, khiến quý vị cảm thấy một chút cũng không thể thiếu, nhất định phải uống thuốc như vậy. Họ khiến quý vị sợ hãi. Sau khi quý vị sợ hãi, quý vị sẽ dùng thuốc.” Ngành y, ngành dược và thương nghiệp nếu kết hợp không tốt, thì không chỉ là ví tiền, mà cả sức khỏe của dân chúng theo đó cũng sẽ bị xâu xé.

Số người sử dụng máy đo huyết áp ở Đài Loan hàng năm đều tăng cao. Ở Đài Loan, mỗi năm tiêu thụ hàng trăm ngàn máy đo huyết áp. Bác sĩ Ôn cực lực phản đối hiện tượng bị “con số khống chế” này. Bà giải thích rằng huyết áp của cơ thể con người trong 24 tiếng đều không giống nhau. Sao chúng ta có thể căn cứ vào số liệu của một lần trong một tiếng để quyết định chứ? “Tôi bảo bệnh nhân không cần đo huyết áp. Quý vị muốn đo huyết áp thì chỉ cần đi dạo là được rồi, huyết áp sẽ giảm ngay. Quý vị muốn đo đường huyết thì không cần đo. Chỉ cần đi bộ trong bốn mươi phút, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.”

“Nhưng có lẽ có người sẽ đặt ra nghi vấn, nếu không đo huyết áp, thì không thể kiểm soát được huyết áp và có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Trong sách tôi đưa ra suy nghĩ theo hướng ngược lại. Tôi cảm thấy không phải huyết áp cao gây ra đột quỵ, mà là đột quỵ gây ra huyết áp cao.” Bà nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, bao gồm cảm xúc, trúng gió độc, quá mệt mỏi, tức giận. “Ngược lại, huyết áp của quý vị rất thấp mà bị đột quỵ, là vì máu không đủ để lưu thông.” Bác sĩ Ôn Tần Dung đưa ra luận điểm đáng kinh ngạc, khiến mọi người mở rộng tầm mắt.

“Ngày nay, nhiều người bị tẩy não. Họ nghĩ rằng huyết áp trên 120 là cao huyết áp, liền sợ hãi. Trên thực tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp 159 mới được coi là giới hạn của cao huyết áp.”

Bài “Cách suy nghĩ sai lầm về bệnh tiểu đường” trong cuốn sách cũng xua tan quan niệm dựa vào số liệu của rất nhiều người. “Trong gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường, quý vị không nhất định bị bệnh này. Không thể chỉ kiểm tra một lần trị số đường huyết thì xác định bị bệnh tiểu đường”. Bác sĩ Ôn nhấn mạnh, “Có khả năng là do hôm trước quý vị ăn quá nhiều thực phẩm ngọt chưa chuyển hóa hết; hoặc đường glucose mà cơ thể quý vị sử dụng chưa nhiều. Cho nên chỉ số đường trong máu đo được lúc đó chỉ biểu thị lượng đường trong máu chưa được tiêu hao hết. Có thể sau khi hoạt động trong vòng một tiếng hoặc nửa ngày, lượng đường trong máu của quý vị sẽ trở lại bình thường.”

Bác sĩ Ôn viết trong cuốn sách: “Lẽ nào insulin và lượng đường trong máu nhất thiết phải là chủ đề của bệnh tiểu đường? Thân thể con người là một tiểu vũ trụ, và tất nhiên đối ứng với vũ trụ. Trên thân thể người đang có dòng năng lượng, dòng vật chất và dòng tin tức, là một cơ thể tinh vi cấp cao do Thiên Thượng sáng tạo. Ông Einstein từng nói, ‘Việc theo đuổi chân lý có giá trị hơn việc sở hữu.’ Cho nên, phải đợi đến khi nào khoa học mang đến cho con người, thì mới không còn nỗi sợ hãi và kiểm soát, có cảm giác an toàn và giải thoát sau khi vượt qua bệnh tật ư?”

Châm cứu ba triệu mũi và ghi nhật ký trị liệu mỗi ngày

Hé lộ những nhược điểm ít người biết của giới y khoa, và đưa ra những luận điểm hoàn toàn khác với giới y học hiện nay, bác sĩ Ôn Tần Dung tự biết, điều này có thể dẫn tới những lời chỉ trích và tranh cãi. Thái độ của bà khá thư thái. Bà nhẹ nhàng chỉ dòng chữ trên tờ giấy trắng – “Ngã tự hoành đao hướng thiên tiếu, khứ lưu can đảm lưỡng côn luân” (ý tứ là dù có đi ra pháp trường cũng vẫn ngẩng đầu cười với trời xanh, dù đi đến đâu thì cũng lưu lại như núi Côn Luân nguy nga, sừng sững giữa trời đất). Bà mỉm cười nói, “Đây là tâm thái của tôi.”

Bước vào phòng khám, nhìn những chiếc giường bệnh phủ khăn trải giường màu xanh nhạt xếp dọc theo bức tường trắng, thật đơn giản và yên tĩnh. Bệnh nhân nằm yên tĩnh trên giường. Trong khi vừa nói chuyện nhẹ nhàng với bệnh nhân, bác sĩ Ôn phối hợp nhịp nhàng giữa điểm nhìn của mắt và cử chỉ của tay. Bà châm kim rất nhanh chóng, nhẹ nhàng. Chưa đầy một phút, từ đỉnh đầu đến cuối bàn chân bệnh nhân đã phủ đầy kim. Bà tựa như một hiệp nữ võ nghệ cao cường đang thi triển thân thủ. “Châm cứu không chỉ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, mà còn có thể điều tiết những chỗ mất ổn định trên thân thể.”

Tính đến năm 2016, bà đã châm cứu hơn ba triệu mũi kim. Trong cuốn sách mới, bác sĩ Ôn Tần Dung cũng viết ra nhận thức độc đáo về bệnh tật và kinh nghiệm châm cứu quý giá. “Tôi nhận thức thế nào về bệnh tật, những suy nghĩ của tôi đến từ đâu, tôi nên châm vào huyệt vị nào và nguyên lý tại sao châm vào huyệt đó, phản ứng của bệnh nhân đối với châm cứu như thế nào.”

“Bởi vì sách y khoa tôi đọc trước đây đều là lý thuyết, bệnh này là dùng thuốc này, triệu chứng này là dùng thuốc này, bệnh này là châm vào huyệt vị này. Nhưng châm vào huyệt vị có rất nhiều bí quyết, phải châm từ chỗ nào, châm theo hướng nào, khí sẽ chạy đến đâu, hiệu quả ở chỗ nào, khi không tốt phải xem xét lại như thế nào, chỗ nào không tốt.”

Hằng ngày, bác sĩ Ôn đều viết nhật ký trị liệu, ghi lại cách dùng thuốc, huyệt vị châm cứu, và phản ứng của người bệnh, rồi suy nghĩ, kiểm thảo lại. Đôi khi hiệu quả châm cứu tốt đến không ngờ, châm cứu một lần người bệnh đã khỏi ngay, nhưng cũng có những trường hợp thất bại. Bác sĩ Ôn cũng ghi chép vào cuốn sách mới này. Bà tin rằng thất bại cũng là một loại học hỏi.

Tuân theo đạo lý ‘thiên nhân hợp nhất,’ nhấn mạnh cảnh do tâm chuyển

Bác sĩ Ôn tin rằng “Vạn bệnh do tâm tạo,” cảnh do tâm chuyển, và thái độ của bệnh nhân có liên quan đến hiệu quả chữa trị. “Có lúc tôi cảm thấy là do đức hạnh của cá nhân người bệnh. Hoặc do người đó đã tích lũy đức từ kiếp trước, có khả năng bởi vì người đó rất tốt, thế nên Bồ Tát và Phật cũng sẽ giúp một tay. Vì vậy, tôi thường cảm thấy không phải mình chữa khỏi bệnh, chỉ là Bồ Tát mượn bàn tay tôi mà thôi.” Tuân theo đạo lý ‘thiên nhân hợp nhất,’ kính Thiên tín Thần, bác sĩ Ôn Tần Dung không tự cho mình có công lao.

Bà hy vọng từ những cuốn sách đã xuất bản, độc giả có thể tiếp xúc với Trung y truyền thống của Trung Hoa, hiểu được giá trị quý báu của Trung y. Theo cách nhìn nhận của bác sĩ Ôn, Trung y rất phổ biến trong cuộc sống, rất thực dụng và cũng rất dễ hiểu. “Bởi vì Trung y hòa nhập với thiên nhiên. Chỉ cần sống một cách rất tự nhiên, thì quý vị sẽ khỏe mạnh. Quý vị chỉ cần sống trái với quy luật tự nhiên thì sẽ có bệnh tật đau khổ.”

“Trung y vốn nói về gốc của con người, chính là con người thuận theo tự nhiên, bản tính vốn có, trở về bản tính của mình, thực sự tự mình, làm một người chân chính.” Trong cuốn sách mới, bác sĩ Ôn Tần Dung hy vọng có thể đánh thức trở lại bản tính thiện lương của con người. Bà cũng mượn điều này để thể hiện sự quan tâm của mình đối với rất nhiều vấn đề xã hội hiện nay. Trong sách, bác sĩ Ôn đã đem tâm tình của một người mẹ già mong đợi con trai trở về khắc họa đến mức khiến người ta đau lòng. Anh ta bỏ nhà đi vì một hiểu lầm. “Tôi cũng hy vọng đánh thức lòng hiếu thảo của một số người trẻ đối với gia đình và cha mẹ của họ.”

Trong sách, bác sĩ Ôn cũng lấy những trường hợp lạc quan chống lại bệnh tật để động viên những người đang chịu sự dày vò của bệnh tật. “Để họ biết rằng khi bị bệnh, họ cũng có thể lạc quan, không cần để ý, không cần phải căng thẳng cả ngày như vậy.” Bà cũng nhấn mạnh, trái tim là một loại thuốc đặc hiệu, “đặc biệt rất nhiều bệnh là do tâm lý gây ra. Vì vậy, tôi đã viết mấy bài về vấn đề chuyển đổi tâm lý này.”

Ngoài ra, từ nguyên lý đơn giản của các trường hợp y tế trong sách, bác sĩ Ôn Tần Dung cũng lấy vũ trụ quan bàn về lý thuyết y học. Ví dụ như bài “Bệnh teo cơ ALS” đề cập rằng tiến sĩ Hawking đã nghiên cứu lý thuyết vũ trụ, lý thuyết lượng tử và lý thuyết lỗ đen. Ông không chỉ tìm được lối ra của hố đen mà còn tìm ra con đường sống cho những người bị bệnh teo cơ ALS. “Những thứ này có phải là giữa các tế bào trong cơ thể ông ấy và vũ trụ có một loại tần số cộng hưởng thần bí không? Ông chính là thoát khỏi kiếp nạn như vậy, hơn nữa còn nối tiếp sau ông Einstein trở thành nhà vật lý vĩ đại nhất, khiến sinh mệnh được tỏa sáng. Mà tần số chuyển động của lạp tử thần bí này là gì? Cơ thể con người đang ẩn giấu hệ thống hình trạng (hồn, thần, ý, phách và chí), qua hệ thống kinh lạc để hấp thụ năng lượng của vũ trụ.”

Bác sĩ Ôn nói, “Trên thực tế, Trung y vốn chính là ‘thiên nhân hợp nhất,’ có nhịp điệu nhất định. Thời xưa, con người khi đi khám bệnh và làm bất cứ việc gì, đều phải xem thiên thời. Châm kim xuống cũng phải xem thiên thời. Việc ăn uống cũng tùy theo mùa và thời điểm.” Nhưng chúng ta đã sớm đánh mất những quan niệm và cách suy nghĩ truyền thống quý báu này. Sống trong môi trường toàn bê tông, những thứ ăn, uống, sử dụng đều xa rời tự nhiên. Cuộc sống quá xa rời tự nhiên thì những bệnh tật phi tự nhiên sẽ xảy ra.

Đạo dưỡng sinh dẫn dắt khám phá linh tính

Trong cuốn sách mới ngoài những câu chuyện chữa bệnh tuyệt vời và sống động, bác sỹ Ôn Tần Dung còn dùng “Hoàng Đế Nội Kinh” viết ra đạo dưỡng sinh. Bà cho biết, khi bắt đầu hành nghề y, bản thân cảm thấy con người rất vĩ đại, tự thân có thể điều tiết rất nhiều thứ. “Trên thực tế, chúng ta đều chỉ có duyên sinh ra ở ngọn núi này và không biết được diện mục chân chính của Lư Sơn.”

“Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tìm thấy chính mình. Dù bên ngoài thời tiết tốt hay xấu, có bao nhiêu bệnh tật, virus ập đến, quý vị không cần phải sợ hãi. Bởi vì ‘Chính khí tồn nội, tà bất khả can’ (Trong cơ thể có chính khí, tà không thể xâm phạm).” Bác sĩ Ôn Tần Dung tin rằng chú trọng dưỡng sinh sẽ cải thiện được sức khỏe. Cho dù ăn đồ ăn bẩn, người khác bị tiêu chảy, còn quý vị thì không. Bà cho rằng, cuộc sống thành công nhất chính là phải “khỏe mạnh, hạnh phúc.” Chăm sóc thân thể thành công nhất là “khi 80 tuổi vẫn chưa bài tiết ra quần. Điều này rất khó làm được.”

Trong chuyên mục chăm sóc sức khỏe “Đối thoại về y học,” bác sĩ Ôn hy vọng có thể dẫn dắt người đọc trải qua một cuộc khám phá tâm linh, suy ngẫm về ý nghĩa và thành công của con người khi đến thế gian. “Nghĩ một chút xem, 40 tuổi không còn điều gì nghi ngờ, 50 tuổi biết rõ thiên mệnh. Ở tuổi 60, quý vị có thuận nghe được hết thảy mọi điều không? 70 tuổi, làm việc theo ý muốn sở thích, không trái quy củ ư? Quý vị có thể đạt được như vậy không? Nếu quý vị làm được như vậy rồi, quý vị sẽ muốn nói, tôi đã sống cuộc sống như vậy sao?”

Bác sĩ Ôn nói, “Liệu chúng ta có thể tìm ra phương pháp giống như Hoàng đế để quay về không. Không phải nói thành Tiên, mà giống như trở về nhà của mình, thành công lên Trời và trở về Trời.” Bà hy vọng, cuối cùng, mọi người đều có thể tu luyện thân tâm và sống một cuộc sống tử tế.

Thể dục nhịp điệu, dùng thuốc và thực phẩm chung một nguồn gốc để giải quyết bệnh tật

Trong sách còn bao gồm các bài tập thể dục nhịp điệu, không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể ngăn ngừa bệnh tật. Chẳng hạn như các bài tập về huyết áp, bài tập về mắt, bài tập về dị ứng, bài tập về tim, bài tập tăng cường gân cốt, v.v… Bà tin rằng thể dục cũng giống như luyện tập võ thuật, giống loại võ thuật nhẹ nhàng. Nghĩa gốc của từ “武” (vũ) là “đình chỉ can qua” (dừng việc chiến tranh). Mục đích luyện võ không phải là đi đánh người, mà quan trọng là để tự vệ. “Khi đã rèn luyện thân thể được tốt rồi, dù bệnh tật đến cũng có thể sử dụng như tâm pháp trong Thái Cực Quyền: Tôi không đánh người, khi người ta đến đánh tôi, tôi sẽ hóa giải nó.” [Chúng ta] không chỉ hóa giải bệnh tật, mà cũng không để thiết bị y tế thao túng.

Tổ tiên người Trung Quốc coi trọng việc tìm cầu dùng thực phẩm trị liệu trước, sau đó mới dùng thuốc. Thuốc và thực phẩm đều cùng một nguồn gốc. Trong sách, bác sĩ Ôn giới thiệu rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày lập tức có thể dùng làm dược liệu như gừng, hành, tỏi, v.v… “Những căn bệnh tôi nhắc đến trong sách đều là những bệnh thông thường mà chúng ta mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, không cần phải vội đi khám bác sĩ, chỉ cần đem những thứ trong bếp ở nhà ra nấu nướng, bệnh liền khỏi.”

Ở phần cuối của cuốn sách, bác sĩ Ôn giới thiệu câu chuyện về dược liệu. “Vì sao thảo dược được xem là gốc rễ của các vị thuốc, nguồn gốc, chứng nhận lý lịch, cũng như thân thế của cây thuốc. Hy vọng mọi người có thể lưu giữ một tấm lòng biết ơn ── Rất nhiều người phải hy sinh làm thử nghiệm thuốc thì cây cỏ mới trở thành dược liệu, lúc đó người ta mới phát hiện ra công hiệu. Đương nhiên, đối với vạn sự vạn vật đều như vậy, đều nên giữ tấm lòng biết ơn.”

“Tất nhiên, [đấng tối cao] phải biết ơn nhất là Ông Trời. Ông thực sự đã chuẩn bị mọi việc để chúng ta sống trên thế giới này. Ông thực ra đều giúp chúng ta chuẩn bị đầy đủ mọi thứ rồi, động vật, thực vật và khoáng vật. Chúng ta không cần phải đi làm một số thực thi đặc biệt gì cả, như thêm hóa học vào.”

Chăm sóc bệnh nhân, chữa bệnh và chữa tâm

Bác sĩ Ôn Tần Dung mở một phòng khám trong một con hẻm. Ban đầu, bà chỉ nghĩ kiếm đủ tiền trang trải sinh hoạt qua ngày và sống một cuộc đời tu hành. Nhưng, với việc viết và xuất bản sách, số lượng bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới ngày càng tăng lên, và cuộc sống của bà ngày càng bận rộn. (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)
Bác sĩ Ôn Tần Dung mở một phòng khám trong một con hẻm. Ban đầu, bà chỉ nghĩ kiếm đủ tiền trang trải sinh hoạt qua ngày và sống một cuộc đời tu hành. Nhưng, với việc viết và xuất bản sách, số lượng bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới ngày càng tăng lên, và cuộc sống của bà ngày càng bận rộn. (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Cuốn sách này chứa đựng sự quan tâm và tình cảm của bác sĩ Ôn đối với mọi người. Cũng giống như trong phòng khám của bà có thể thấy hết đủ loại cuộc sống. Từ một ông già bị đột quỵ ngồi xe lăn ở tuổi 80, 90, cho đến em bé sơ sinh 5 tháng tuổi, bác sĩ Ôn luôn dùng tấm lòng từ bi thiện lương, sự quan tâm và thái độ dịu dàng đối đãi với từng bệnh nhân. Bà lặng lẽ lắng nghe những lời kể của mọi người về bệnh tật trên thân thể, và những phiền não trong cuộc sống. Cô Ngô, người mỗi tuần đều chở cha mẹ và chị gái từ Đài Bắc xuống chữa bệnh, cho biết, “Bà ấy (bác sỹ Ôn) là một người rất giàu lòng nhân ái. Bất kể bà ấy chữa trị cho ai, bà ấy [đều dùng sự nhân ái để] đối đãi với người đó, với sinh mệnh của người đó.”

Từng có một nữ nhân viên khoảng 50 tuổi bị cơn đau kéo dài từ cổ đến tận lưng, sau khi được bác sĩ Ôn châm cứu thì lập tức thuyên giảm. Bà ấy vui mừng mời bác sĩ Ôn đứng dậy và nói: “Bác sĩ, tôi muốn ôm cô.”

Nữ bệnh nhân nói tiếp, “Bác sĩ, tôi ở bên ngoài nghe thấy từng bệnh nhân đều kể khổ với cô, đều đang ‘đổ rác’ cho cô. Cô dùng cách gì để chịu đựng được nỗi khổ của nhiều bệnh nhân như vậy? Sao cô không khó chịu? Làm sao cô có thể giữ được nụ cười thân thiện giữa cảnh đau đớn như thế? Chắc họ cũng giống tôi, có cảm giác an toàn khi nhìn thấy cô.”

Cô Ân, một nhân viên văn phòng trẻ đến từ Đài Bắc, đặc biệt cảm nhận sâu sắc về sự chăm sóc và hướng dẫn của bác sĩ Ôn dành cho bệnh nhân. Hai năm trước, cô Ân bị dị ứng bởi vì cô phải uống và tiêm thuốc hiện hình ảnh để nội soi dạ dày. Da của cô bị lở loét khắp toàn thân, vừa đau vừa ngứa, trong suốt 24 tiếng không thể ngủ. Sau khi khám Đông y và Tây y không có hiệu quả, cô đổi sang cầu Thần xem quẻ. Cô Ân không e dè nói, lúc ấy bản thân đã muốn tìm đến cách tiêu cực. Sau này, khi được bác sĩ Ôn điều trị trong nửa năm, chức năng cơ thể của cô dần hồi phục, làn da lở loét cũng trở nên tốt hơn. “Cô ấy sợ tôi không chịu đựng nổi, nên luôn nói với tôi, ‘Cô có thể, cô nhất định sẽ ổn thôi.’ Cô ấy còn hỏi tôi có cần giúp đỡ về mặt kinh tế hay không.”

“Cô ấy đối với tôi mà nói đã không chỉ là vấn đề trị liệu về da nữa. Kỳ thực, cô ấy không ngừng, không ngừng điều chỉnh và khai thông cho tôi.” Cô Ân khôi phục lòng tin đối với cuộc sống, cũng khôi phục nụ cười thường ngày. Cô Ân nói, “Giống như lái thuyền ra khơi, ít nhất quý vị biết phía trước có một ngọn đèn. Tuy ở giữa biển cả rộng lớn tối tăm, ít nhất quý vị cũng biết ở nơi xa kia có một ngọn đèn. Quý vị đi về phía kia, ít nhất quý vị có thể trở về nhà.”

Đối với người bệnh mà nói, bác sĩ Ôn “không chỉ chữa bệnh mà còn chữa tâm. Tôi khám bệnh thường không phải là chữa khỏi cho họ, là tôi an ủi họ. Tôi làm cho họ cảm thấy có sức sống, cứ như vậy mà thôi. Sau đó tự họ chữa khỏi bệnh, đa số đều là như vậy,” bác sĩ Ôn Tần Dung nở nụ cười nhẹ nhàng, khiêm tốn nói.

Khi được hỏi tại sao bà lại quan tâm và kiên nhẫn với bệnh nhân như vậy. Bác sĩ Ôn cười đáp: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công.” Ban đầu phòng khám được mở trong ngõ hẻm, bà chỉ muốn sống đơn giản, [kiếm tiền] đủ sống qua ngày, và trải qua những ngày tháng tu luyện. Nhưng với việc viết và xuất bản sách, bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới ngày càng nhiều, cuộc sống của bác sĩ Ôn vì vậy ngày càng bận rộn.

“Hiện tại có rất nhiều thử thách. Trước kia, tôi đều vui vẻ khám bệnh, bởi vì đều là bệnh nhẹ, đau nhức cảm mạo, rất đơn giản. Hiện tại không phải, đều là triệu chứng bệnh nan y. Cho nên, bệnh nhân đều thúc giục, quý vị không thể không tiến về phía trước.”

Lúc học trung học, bác sĩ Ôn luôn muốn làm nữ tu sĩ. Bởi vì người nhà phản đối nên bà bỏ ý định đó. Khi hỏi bà nguyên nhân muốn làm nữ tu sĩ, có phải từ nhỏ ôm ấp sứ mệnh nào đó hay không? Bác sĩ Ôn cười và lắc đầu, khiêm tốn không muốn nói nhiều về bản thân.

“Sau nhiều năm tu luyện, tu nữ đã trở thành hiệp nữ. Hiệp nữ Trung y đang thể hiện phong thái của Trung y. Điều này rất đáng được hoan nghênh.” Đúng như ông Trương Minh Nhị đã hình dung trong lời nói đầu của cuốn sách, y thuật cao siêu và từ tâm nghĩa hiệp của bác sĩ Ôn Tần Dung giống như một hiệp nữ Trung y võ nghệ cao cường, hành tẩu trên đời, truyền lại y thuật, truyền lại lý thuyết y học, tế thế cứu người.

Hoàng Thái Văn thực hiện

Sương Sương biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn