Sự thiện lương được bảo tồn theo thời gian, giúp vượt qua thời khắc nguy hiểm
Một hành động thiện lương chân thành không cầu báo đáp, sau bao nhiêu năm, ngay tại thời khắc nguy hiểm đến sinh mệnh, đột nhiên lại nhận được sự báo đáp vượt ngoài suy nghĩ khiến người ta kinh ngạc. Ai có thể làm chủ thời không kết nối mọi việc lại với nhau? Làm thế nào mà sự báo ơn lại xảy ra trùng hợp, đúng lúc và kỳ lạ đến như vậy?
Kỳ tích của việc báo ơn Thiện hữu thiện báo
Văn hóa truyền thống Á Đông giảng “thiện hữu thiện báo”, nói rằng năng lượng từ thiện là có tồn tại chân thực, có thể mang đến hạnh phúc cho người, hoặc cải biến vận mệnh, duy trì xã hội nhân loại bình an và sự phát triển của nền văn minh. Cổ đại có lưu lại câu chuyện rùa báo ân, hiện đại cũng có ghi chép chân thực về việc rùa báo ân, đều thể hiện chân thật về quan niệm đạo đức, nhân sinh của văn hóa truyền thống.
Ở đây trước tiên kể về thời đại nhà Đường. Cha của Lưu Ngạn Hồi từng đảm nhiệm chức vụ Thứ Sử Hồ Châu, khi còn đang nhậm chức, thuộc hạ của ông bắt được một con rùa lớn thân dài một xích trong một cái hố (một xích ~ 33cm). Thuộc hạ bèn đem con rùa này dâng lên cho ông, các quan lại đều đến chúc mừng, mọi người nói rằng ăn thịt con rùa này sẽ vô cùng có ích cho cơ thể, có thể sống lâu ngàn năm.
Lưu thứ sử thoái thác từ chối món quà của thuộc hạ, hơn nữa còn nói bản thân mình không xứng là người có được con rùa lớn này. Nói xong, ông cưỡi ngựa, tự mình đem rùa lớn đưa đi phóng sinh.
Hơn mười năm sau, Lưu thứ sử qua đời. Con trai ông là Lưu Ngạn Hồi đảm nhận một chức vụ ở huyện Phòng Châu, phụ trách trông coi các vấn đề về công dịch. Có lần huyện Phòng Châu xảy ra một trận lũ lụt lớn, huyện như một vùng biển mênh mông, xung quanh đâu đâu cũng là nước. Lưu Ngạn Hồi cùng người nhà trong tâm rất lo lắng không biết phải làm gì.
Lúc này, một con rùa lớn không biết từ nơi nào bơi đến, dáng bộ biểu thị ý muốn mọi người mau đi theo nó. Ngạn Hồi và người nhà trao đổi với nhau, nói rùa là con vật linh thiêng, hiện tại đến dẫn đường cho chúng ta đi, dáng vẻ giống như Thần vậy! Chúng ta mau theo Ông ấy đi thôi!
Một gia đình hơn ba mươi người theo rùa lớn rời đi. Họ cùng nhau bám theo rùa lớn, chỗ đi qua quả nhiên là chỗ nước nông, đi được hơn mười dặm đường rốt cuộc cuối cùng cũng đến được vùng đất khô ráo. Đại gia đình nhận được sự chỉ dẫn của rùa lớn, may mắn thoát khỏi một trận lũ lụt lớn chưa từng có, khiến gia đình vừa kinh hãi vừa vui mừng. Nhưng mà họ lại hoàn toàn không biết rùa lớn này từ đâu mà tới, cũng không biết rùa lớn vì sao lại đến cứu gia đình của họ.
Tối hôm đó, Lưu Ngạn Hồi mơ thấy rùa lớn nói với ông rằng: “Trước kia ta gặp nạn trong một cái hố, chịu ân huệ của thứ sử, do vậy mới đặc biệt đến để báo đáp ân tình.”
Thì ra nguyên lai là nhờ đức hiếu sinh của phụ thân Ngạn Hồi, phóng sinh rùa lớn, phúc vận kéo dài đến đời sau. Mà rùa lớn linh tính cao như vây, trí huệ không thua gì con người, ghi nhớ một đời, mà lại chính là ngay lúc cấp bách nhất có thể quay lại báo đáp ân tình cho đối phương (trích từ “Quảng Dị Ký”).
Câu chuyện rùa lớn báo ân thời hiện đại
Hơn một trăm năm trước, trên bờ biển phía bắc của Đài Loan từ Cơ Long đến Kim Sơn (thời đó gọi là “Kim Bao Lý”) con thuyền “Đại Phúc Hoàn” đã va phải một tảng đá và chìm ở biển Yehliu. Đó là một vụ đắm tàu lớn, hơn 90 người bị sóng biển nuốt chửng trong số hàng trăm người có mặt trên con tàu. Cậu bé Lâm Thanh Kỳ khi ấy mới 16 tuổi, là một trong số ít người may mắn còn sống sót. Sự kiện Lâm Thanh Kỳ được cứu sống đã gây xôn xao trên các tờ báo lớn bởi vì cậu đã được cứu bởi một con rùa lớn!
Lâm Thanh Kỳ lúc ấy đang là học sinh trung học, phương tiện cậu thường dùng để đi lại giữa nhà và trường học là con thuyền “Đại Phúc Hoàn”. Ngày hôm ấy là ngày lễ hội lớn ở Kim Bao Lý – ngày 6 tháng 4 theo lịch Trung Quốc là ngày chào đón đức Mẹ Maria, hành khách trên thuyền khi ấy đặc biệt nhiều. Cậu cùng với rất nhiều người quay trở lại làng quê để tham dự lễ hội, không nghĩ tới rằng lại gặp một vụ đắm tàu không bao giờ quên.
Sau khi con tàu chìm, cậu rơi xuống nước hôn mê. Trong mê man, cậu mơ hồ cảm thấy thân thể mình đang được nâng lên, lúc này cậu tỉnh lại, nhìn xuống phía dưới xem xét, thật sự có một con rùa lớn đang nâng cậu lên. Cậu liền bám lấy rùa biển, rùa biển đã cõng cậu vào bờ. Đám đông trên bờ biển lúc này đều nhìn thấy một cảnh tượng đặc biệt: trên lưng rùa biển có khắc năm chữ lớn “Ích Nguyên Hào phóng sinh”, con rùa biển lúc này trông giống như một chuyến xe cứu hộ đặc biệt của Lâm Thanh Kỳ vậy, bởi vì “Ích Nguyên Hào” chính là tên doanh nghiệp của cha Lâm Thanh Kỳ.
Cha của Lâm Thanh Kỳ là Lâm Tra Mỗ có mở một cửa hàng kinh doanh trên đường phố của Kim Bao Lý chuyên buôn bán vải vóc, tạp hóa và là cửa hàng rất có tiếng tăm trong vùng. Mọi người đều biết Lâm Tra Mỗ là một nhà từ thiện. Một năm về trước, trước khi con thuyền “Đại Phúc Hoàn” gặp nạn, khi ấy Lâm Tra Mỗ đi qua khu chợ địa phương, nhìn thấy ngư dân tại đó đang bán đấu giá một con rùa lớn nặng hơn 250kg bị mắc vào lưới. Ông nhìn thấy rùa lớn nước mắt lưng tròng biết mình sắp chết, cúi lên cúi xuống liên tục dập đầu cầu cứu, trong tâm ông cảm thấy không đành lòng, liền dùng một số tiền lớn để mua con rùa lớn này, đồng thời thuê công nhân ngay lập tức vận chuyển rùa lớn ra biển phóng sinh.
Lâm Tra Mỗ vì để đảm bảo rằng con rùa lớn này không bị bắt lần nữa và bị giết thịt, cho nên ông dặn dò công nhân khắc năm chữ lớn “Ích Nguyên Hào phóng sinh” trên lưng rùa lớn. Chính những dòng chữ này đã là bằng chứng rõ rành cho thiên lý thiện hữu thiện báo (làm việc thiện sẽ nhận được điều phúc lành) và kéo dài đến các thế hệ mai sau. Lâm Tra Mỗ vì cứu mạng rùa lớn kia mà cứu được mạng của con trai mình, không những thế, bản thân Lâm Tra Mỗ cũng nhận được phúc báo. Thời trẻ ông từng đi xem bói mệnh, biết được thọ mệnh của bản thân chỉ sống được 60 tuổi, vậy mà sau này không bệnh tật, không đau nhức có thể sống đến 88 tuổi.
Bởi vì sự kiện đắm thuyền được đăng lên trang nhất của các tờ báo lớn, ngày hôm đó cũng là ngày tổ chức lễ hội lớn, câu chuyện chân thực rùa lớn báo ơn đã được rất nhiều cư dân địa phương và du khách ngoại lai lưu truyền rất xa. Rùa lớn báo ơn triển hiện kỳ tích, đồng thời cũng minh tỏ một đạo lý “Thiện hữu thiện báo”, một chút cũng không sai lệch; năng lượng của Thiện có thể đưa đến sự tuần hoàn của Thiện.
Trong “Kinh tam thế nhân quả” có một câu: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân.” (nghĩa là: Chớ nói nhân quả không ai thấy, xa báo con cháu gần báo mình). Câu chuyện rùa lớn báo ơn xưa và nay, không những báo đáp ở bản thân mình mà còn có thể báo đáp đến con cháu, những câu chuyện thực tế này đã cung cấp thêm bằng chứng chân thực cho câu nói trên! Trời cao cảnh tỉnh thế gian đồng thời khuyến thiện, nhiều lần để lại những ghi chép chân thực về quả báo của năng lượng Thiện, để thiên lý hiển lộ rõ ràng chân thực, ân đức to lớn vượt quá sự tưởng tượng của con người! Người tin tưởng vững chắc vào đạo lý “Thiện ác hữu báo” có thể tu dưỡng bản thân đắc bình an, tu thân và tích đức cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn minh xã hội.
Dung Nãi Gia
Lý Mai biên tập
Xem thêm: