Sứ giả thiêng liêng: 10 nhạc cụ đưa chúng ta đến gần hơn với các vị Thần
Theo truyền thống, âm nhạc là một cách tôn vinh Thần, và các nhạc cụ đóng vai trò là sứ giả – là những công cụ thiêng liêng có nhiệm vụ chuyển tiếp ý chỉ của Thần.
Bất kỳ dân tộc nào, chủng tộc nào, hay vùng miền nào trên thế giới, dường như ai cũng hiểu được cảm xúc mà ngôn ngữ phổ quát của âm nhạc truyền đạt. Ví dụ, trước khi chế độ cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc cổ đại, các học giả và nhà thông thái đã vận dụng âm nhạc để hướng cảm xúc của con người theo hướng tích cực và nâng cao nhân cách phẩm hạnh của họ, đưa nhân loại đến gần hơn với Đấng tạo hóa.
Có một điều thú vị là ký tự truyền thống của Trung Quốc trong từ hạnh phúc (樂, Lè) giống với ký tự âm nhạc (樂, Yuè). Theo tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại, âm nhạc và y học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Âm nhạc bình hòa được biết đến như một biện pháp trị liệu từ thuở sơ khai của nền văn minh Trung Hoa. Ký tự “thuốc” (藥, Yào) bắt nguồn từ từ âm nhạc kết hợp với bộ thủ “cỏ” hoặc thảo mộc (艹, Cǎo) đặt ở trên cùng.
Trong vô vàn bối cảnh xã hội và văn hóa kể từ thời xa xưa, con người đã sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau một cách tôn kính hoặc tinh thông. Khi nhạc cụ được chơi với một trái tim thành kính, ngoan đạo, âm nhạc còn đóng vai trò thiêng liêng kết nối con người với cõi thiên đường, khiến âm nhạc không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một phương tiện tâm linh và là phương cách để khám phá và thờ phượng Thượng Đế.
Dưới đây là một số nhạc cụ cổ trên thế giới và kết nối tâm linh của chúng .
1.Mõ
Mõ, còn được gọi là “mộc ngư”(木魚, cá gỗ) trong tiếng Trung Quốc, là một nhạc cụ gõ truyền thống của Trung Hoa, thường xuyên được sử dụng trong các nghi lễ của Phật giáo. Ban đầu, mõ được chạm khắc thành hình con cá đang há miệng, hình ảnh tượng trưng một con cá đang trong trạng thái cảnh giác và nhắc nhở mọi người cần duy trì ý thức và sự thanh tỉnh. Ngày nay, mõ được chế tác dưới dạng một loạt các khối hình chữ nhật được sắp xếp theo chiều cao dần và được gõ bằng một búa gỗ để tạo ra nhiều âm sắc khác nhau.
Nhạc cụ này thường được biểu diễn trong buổi hòa nhạc với những chiếc chuông đôi (hai chiếc chuông giống hệt nhau được nối với nhau bằng một sợi dây) và một chiếc bát chuông kim loại được gọi là “Ching,” ba nhạc cụ này khi được chơi cùng nhau sẽ tạo ra một bầu không khí linh thiêng đến mức chúng như đưa người nghe đến một ngôi chùa Phật giáo xa xôi.
2. Trumpet
Được biết đến là biểu tượng âm nhạc hùng hồn, kèn trumpet không chỉ là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất thế giới mà còn được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh. Sách Khải Huyền đề cập đến bảy chiếc kèn trumpet, tiếng vang của sáu chiếc kèn đầu tiên nói lên sức mạnh của sự hối lỗi đối với con người; tiếng kèn thứ bảy báo hiệu sự xuất hiện của Đấng tạo hóa và cai quản tối cao vĩnh hằng bất diệt của Ngài đối với nhân loại.
Nhiều loại kèn Trumpet đã được sử dụng làm kèn hiệu trong chiến tranh. Người ta tin rằng những chiếc sừng cổ đại làm bằng ngà voi và sừng động vật là tiền thân của kèn trumpet hiện đại ngày nay.
3. Chuông
Âm thanh tốt lành ngân vang từ tiếng chuông – dù lớn hay nhỏ -luôn là báo hiệu sự khởi đầu và kết thúc của một sự kiện quan trọng trong nền văn hóa truyền thống.
Trong cả nền văn hóa Đông và Tây phương, chiếc chuông mang ý nghĩa thiêng liêng và khi được đánh lên, âm thanh của chúng sẽ kết nối con người với các vị Thần. Trong truyền thống Phật giáo, âm thanh của những chiếc chuông lớn ngân vang tượng trưng cho tiếng nói của Đức Phật — Đấng Giác Giả. Trong một số tôn giáo châu Á, người ta cho rằng âm thanh thuần khiết của chuông chùa được cho là có tác dụng xua tan những năng lượng tiêu cực.
4. Đàn nhị
Với hơn 4,000 năm lịch sử, đàn nhị, còn được gọi là “đàn vĩ cầm Trung Quốc” (loại đàn hai dây) là một loại nhạc cụ giữ một vị trí quan trọng trong âm nhạc Trung Quốc. Đàn nhị được chơi với đỉnh cổ hướng lên lên trời. Âm nhạc của đàn nhị gợi lên cảm xúc từ bi chạm đến tâm hồn của cả người chơi và người nghe.
Mặc dù chỉ có hai dây, nhạc cụ trông khá đơn giản này có thể truyền tải giai điệu một cách giàu cảm xúc và có thể mô phỏng các âm thanh khác nhau, từ tiếng chim hót đến tiếng ngựa hí. Đàn nhị có thể được biểu diễn độc tấu, như một thành viên của dàn nhạc, hoặc có thể đệm cho ca sĩ.
5. Đàn Lia
Một tiền thân của đàn Lia cổ xưa được nhắc đến trong Cựu Ước là nhạc cụ của David, người đã dùng âm nhạc trị liệu thần thánh, và xoa dịu tâm hồn cho đức vua Saul.
Nhạc cụ cũng đã được miêu tả trong nhiều đoạn thời gian của nghệ thuật Hy Lạp. Theo truyền thuyết, Hermes, sứ giả của Chúa, đã phát minh ra cây đàn lia đầu tiên từ mai rùa và cây sậy. Ngài đã trao đổi chiếc đàn này với Vua Apollo, một vị thần âm nhạc, bởi vì vị thần này đã nổi giận vì Ngài ăn trộm gia súc từ linh vật của thần Apollo.
6. Trống Buk
Trống Buk đã được sử dụng trong văn hóa âm nhạc Hàn Quốc kể từ thời đại Tam Quốc Đại Hàn (57 TCN–A.D. 668). Theo truyền thống, biểu tượng âm dương được vẽ trên cả hai mặt của trống buk, trong khi thân thùng bằng gỗ được tô màu với các hình vẽ rực rỡ của rồng thiên thượng.
Có một số kiểu trống Buk được sử dụng trong cả âm nhạc cung đình và dân gian của Hàn Quốc. Trống được chơi bằng một thanh gỗ ở một bên hoặc bằng cách đánh mặt trái bằng tay trái và mặt phải bằng gậy.
7. Sáo tre Nhật Bản Shakuhachi
Shakuhachi là một loại sáo đầu cuối (end-blown flute) truyền thống của Nhật Bản thường được làm từ gốc tre. Âm nhạc từ sáo Shakuhachi ban đầu được sử dụng cho mục đích thiền định, gắn liền với sự giác ngộ tâm linh cá nhân hơn là các buổi biểu diễn công cộng. Tuy nhiên, bây giờ nhạc cụ này cũng được trình diễn trong các buổi hòa nhạc.
Theo trang web Tai Hei Shakuhachi, loại nhạc cụ này có khả năng tạo ra “âm thanh của tự nhiên,” từ mưa nhẹ mùa hạ đến gió thu thoáng qua khu rừng trúc, đến tiếng kêu chói tai của một con vịt hoang dã và còn như dòng nước chảy đầu xuân tạo nên một hồ yên tĩnh trái núi.
8. Ốc thiêng Shankh
Shankh là một nhạc cụ hơi làm bằng vỏ ốc xà cừ, giữ vị trí quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo của Ấn Độ. Shankh đại diện cho sức mạnh của các vị thần và chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong văn hóa Ấn Độ.
Người ta cũng cho rằng âm thanh tốt lành được tạo ra khi thổi shankh có sức mạnh tiêu diệt cái ác và tội lỗi. Shankh có vẻ ngoài khiêm tốn nhưng là một nhạc cụ quan trọng từng được sử dụng làm kèn chiến tranh ở Ấn Độ cổ đại.
9. Đàn Oud
Đàn Oud là một nhạc cụ Ả Rập nổi tiếng đang giúp bảo tồn những truyền thống cổ xưa. Đây là một loại đàn dây cổ ngắn và thân đàn có hình quả lê. Nhạc cụ này giữ vị thế quan trọng trong văn hóa Ả Rập và đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu lịch sử.
Theo Nazih Ghadban, một giáo sư đã nghỉ hưu từ Lebanon, người đã chế tạo nó thủ công, nguồn gốc của nhạc cụ này có từ 5,000 năm trước. “Oud luôn ở đó, chứng kiến tất cả các sự kiện; cùng với những thăng trầm trong nền văn hóa Ả Rập, và đó là lý do tại sao chiếc đàn này được nhắc đến trong nhiều cuốn sách lịch sử,” Ghadban đã chia sẽ với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
10. Trống con Mridangam
Trống Mridangam (tiếng Phạn có nghĩa là “thân bằng đất sét”) là một loại trống hai mặt được chơi bằng các ngón tay và cả hai lòng bàn tay. Ở một số vùng của Ấn Độ, nó cũng được coi là một nhạc cụ của các vị Thần.
Ban đầu, trống Mridangam được tạo ra từ đất sét, nhưng bây giờ nó được làm từ một khối gỗ duy nhất. Nguồn gốc chính xác của mridangam không rõ; tuy nhiên, nó được nhìn thấy trong một số kiến trúc và bức tranh cổ. Ở miền Nam Ấn Độ cổ đại, mridangam là một trong những nhạc cụ gõ chính thông báo sự bắt đầu của chiến tranh, vì người ta cho rằng âm thanh trong sáng của Mridangamsẽ bảo vệ cho Nhà vua và quân đội của ông.
Chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại [email protected] và tiếp tục đón lấy cảm hứng hàng ngày bằng cách đăng ký nhận bản tin Bright tại TheEpochTimes.com/newsletter
Đội ngũ nhân viên tại Epoch Inspired kể lại những câu chuyện về niềm hy vọng, ca ngợi lòng tốt, truyền thống và sự vinh quang của tinh thần con người, cung cấp những hiểu biết giá trị về cuộc sống, văn hóa, gia đình và cộng đồng và thiên nhiên.