SCOTUS sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn để người nhập cư đang bị giam giữ kiện chính phủ
Trong một cặp phán quyết hôm 13/06, Tối cao Pháp viện (SCOTUS) đã khiến những người nhập cư đang bị giam giữ gặp khó khăn hơn trong việc kiện tụng.
Trong vụ Johnson kiện Arteaga-Martinez, hồ sơ Tòa án 19-896, Thẩm phán Sonia Sotomayor đã viết (pdf) cho một tòa án đồng thuận rằng chính phủ liên bang không bắt buộc phải tổ chức một phiên tòa tại ngoại đối với những người không phải công dân bị giam giữ trong sáu tháng vì lý do liên quan đến nhập cư.
Trong vụ kiện khác, Garland kiện Aleman Gonzalez, hồ sơ tòa án 20-322, tòa án phán quyết với tỷ lệ 6-3 rằng Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA) không trao cho tòa án địa hạt liên bang thẩm quyền xem xét yêu cầu của người bị giam giữ về một lệnh cấm trong các vụ kiện tập thể. Ý kiến này (pdf) được Thẩm phán Samuel Alito đưa ra. Thẩm phán Sotomayor và hai đồng nghiệp thiên tả của bà đã phản đối một phần phán quyết này.
Vấn đề đang được bàn đến là liệu trong vụ Zadvydas kiện Davis, một phán quyết của Tối cao Pháp viện năm 2001 có luật liên bang quy định giới hạn thời gian ngụ ý là sáu tháng đối với việc giam giữ những người nhập cư không phải là công dân khi việc trục xuất họ không phải là “có thể dự đoán được một cách hợp lý”, có áp dụng cho những người bị giam giữ đã được lệnh trục xuất khỏi đất nước hay không.
Ông Dale L. Wilcox, giám đốc điều hành và tổng cố vấn của Viện Cải cách Luật Di trú, đã hoan nghênh những quyết định mới này của tòa án.
“Việc giam giữ người ngoại quốc có khả năng bị trục xuất, cho dù họ là người ngoại quốc nhập cư bất hợp pháp hay người ngoại quốc phạm tội, về căn bản khác với việc giam giữ như một bản án cho một tội ác”, ông Wilcox nói với The Epoch Times qua thư điện tử.
“Hoa Kỳ không giam giữ họ làm tù nhân trái với ý muốn của họ. Thay vào đó, cho phép họ ở lại Hoa Kỳ trong khi họ phản đối việc trục xuất tại tòa án, và đặt ra các điều kiện để họ lưu trú ở đây. Nếu họ không thích những điều kiện đó, họ luôn có thể rời khỏi nơi giam giữ và trở về quê hương của họ. Chúng tôi rất vui vì Tòa án đã đạt được kết quả phù hợp ở đây, và hủy bỏ các vụ kiện này.”
Trong vụ kiện của Johnson, công dân Mexico Antonio Arteaga-Martinez là bị cáo. Ông đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ vào tháng 07/2012 nhưng đã quay trở lại đất nước này hai tháng sau đó. Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã ban hành lệnh bắt giữ ông vào năm 2018.
ICE đã khôi phục lệnh trục xuất trước đó và bắt giữ ông theo INA. Ông Arteaga-Martinez đã nộp đơn xin bảo lưu quyết định trục xuất, điều đó có nghĩa là khi kết thúc quá trình xét xử, một thẩm phán nhập cư ký lệnh trục xuất và sau đó thông báo cho chính phủ rằng họ có thể không thực hiện lệnh đó. Việc “trục xuất” một người được phán quyết là “được bảo lưu”, khiến cá nhân đó rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý. Trong những trường hợp như vậy, chính phủ vẫn có thể trục xuất người đó đến một quốc gia khác nếu họ đồng ý chấp nhận anh ta.
Ông Arteaga-Martinez cũng tìm kiếm sự cứu trợ theo Công ước Chống Tra tấn, dựa trên nỗi sợ hãi rằng ông sẽ bị bức hại hoặc tra tấn nếu trở về Mexico. Một nhân viên tị nạn đã phán quyết có lợi cho ông và chính phủ đã chuyển vụ việc đến một thẩm phán nhập cư để tiến hành một thủ tục tố tụng chỉ bảo lưu. Sau bốn tháng bị giam giữ, ông Arteaga-Martinez đã phản đối việc giam giữ ông.
Một tòa án địa hạt liên bang đã ra lệnh cho chính phủ tổ chức một phiên tòa tại ngoại cho ông Arteaga-Martinez và Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ Khu vực 3 đã xác nhận phán quyết. Tại phiên tòa tại ngoại sau đó, thẩm phán di trú đã ra lệnh thả ông trong khi chờ giải quyết đơn xin bảo lưu quyết định trục xuất của ông, một quyết định mà thẩm phán vẫn chưa đưa ra.
Tòa phúc thẩm Khu vực 3 đã xét xử không phù hợp với quy định, bà Sotomayor đã viết cho tòa án này.
Mục 1231 của INA “không đề cập hoặc thậm chí gợi ý” rằng người bị giam giữ có quyền được hưởng sự cứu trợ mà Khu vực 3 đã cấp cho anh ta, thẩm phán viết. Phần này “chỉ quy định rằng một người không phải là công dân bị ra lệnh trục xuất ‘có thể bị giam giữ sau thời hạn bị trục xuất’ và nếu được trả tự do, ‘sẽ phải chịu các điều khoản giám sát nhất định.’”
Bà Sotomayor viết: “Xét theo bề ngoài, luật không nói gì về các phiên tòa tại ngoại trước các thẩm phán nhập cư hoặc nghĩa vụ chứng minh, và không cung cấp thêm dấu hiệu nào cho thấy các thủ tục như vậy là bắt buộc.”
Phần “không thể được đọc để kết hợp các thủ tục do tòa án áp đặt bên dưới như một vấn đề văn bản mệnh lệnh.”
Trong phán quyết của vụ kiện Garland, ông Alito đã viết rất nhiều về ý nghĩa của các điều khoản pháp lý liên quan đến vụ việc và nhận thấy rằng các tòa án địa hạt liên bang “vượt quá thẩm quyền của họ” khi cho phép tiến hành vụ kiện như một vụ kiện tập thể.
Pháp viện đã hủy bỏ phán quyết của tòa phúc thẩm và “điều chỉnh lại các thủ tục tố tụng tiếp theo phù hợp với ý kiến này.”
Trong ý kiến bất đồng của bà Sotomayor, có sự tham gia của các Thẩm phán Stephen Breyer và Elena Kagan, bà than phiền về phát hiện của tòa án “rằng các tòa án liên bang cấp thấp hơn không có khả năng trong việc ban hành lệnh cấm trên toàn diện đối với sự vi phạm các quyền của người không phải là công dân của Nhánh Hành pháp theo một số điều khoản của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA)”.
Tối cao Pháp viện “đưa ra kết luận này theo quan điểm được cho là tuân thủ nghiêm ngặt văn bản rằng, trên thực tế, nâng cao các định nghĩa từ điển chắp vá và các mối quan tâm về chính sách hơn ý nghĩa và ngữ cảnh đơn giản. Tôi tôn trọng sự bất đồng với phân tích chớp nhoáng của Tòa án, điều này sẽ khiến nhiều cá nhân không phải là công dân dễ bị tổn thương không thể bảo vệ quyền của họ.”
Ông Matthew Vadum là một ký giả điều tra từng đạt giải thưởng và là một chuyên gia được công nhận về hoạt động của cánh tả.