Tối cao Pháp viện viết lại Hiến Pháp như thế nào? (Phần 3)
Phần đầu tiên của loạt bài này giải thích rằng Hiến Pháp đã tạo ra một chính phủ liên bang nhỏ và đơn giản. Cấu trúc đó đã không thay đổi gì đáng kể cho đến những năm 1930 và 1940.
Phần thứ hai liệt kê tiểu sử các thẩm phán Tối cao Pháp viện phục vụ trong giai đoạn từ năm 1934 đến năm 1937, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Charles Evans Hughes, tòa án đã cố gắng cân bằng các yêu cầu của Thỏa thuận mới (New Deal) ngược với các quy định của Hiến Pháp. Phần này cũng phác thảo triết lý tự do/cấp tiến đã bộc lộ ở một số thẩm phán khi đó.
Phần thứ ba này thảo luận về đạo luật cân bằng của tòa án, kết thúc bằng một vụ việc phá bỏ gần như tất cả các giới hạn về tài chính đối với Quốc hội. Phần này cũng mô tả những hậu quả thực tế của sự thay đổi.
1934–1937: Đạo luật Cân bằng của Tòa án
Có một huyền thoại phổ biến rằng Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) đã đề nghị kế hoạch nhân sự của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (SCOTUS) vào năm 1937 vì SCOTUS đã hủy bỏ tất cả các chương trình Thỏa thuận mới của ông. Sự thật là tòa án đã duy trì các chương trình của ông; điều khiến FDR khó chịu là tòa án đã từ chối thông qua một cách hình thức (đóng dấu cao su) tất cả các chương trình.
Một chiến thắng trong Thỏa thuận mới – trên thực tế, là ba chiến thắng – là điều khoản vàng (pdf) (pdf) (pdf), được quyết định vào ngày 18/02/1935. Quốc hội và tổng thống đã (1) phá giá đồng dollar so với vàng, (2) từ chối lời hứa của liên bang trả nợ bằng vàng, thay thế bằng tiền giấy, và (3) cấm các điều khoản hợp đồng tư nhân yêu cầu thanh toán bằng vàng. Ý tưởng là để kích thích lạm phát.
Việc thao túng tài chính này không giúp ích gì nhiều cho nền kinh tế (nếu có). Hiệu quả chính là đem lại lợi ích cho các công ty phát hành trái phiếu vàng với sự trả giá của những người về hưu và những người dựa vào thu nhập hàng năm, những người sống dựa vào trái phiếu để có thu nhập cho gia đình.
Mặc dù các biện pháp của chính phủ là ngu ngốc và tàn nhẫn, nhưng chúng không vi hiến. Điều khoản về tiền tệ của Hiến Pháp (Điều I, Mục 8, Khoản 5) trao cho chính phủ liên bang quyền rất rộng để thao túng tiền tệ (pdf). Tòa án đã sai trong một số lập luận của mình, nhưng kết quả của nó là ủng hộ các hành động của chính phủ thì đã đúng về mặt hiến pháp. Tuy nhiên, ý kiến đa số 5–4 của ông Hughes đã làm rõ rằng việc chính phủ từ chối hoàn toàn các nghĩa vụ của mình là vi hiến.
Thỏa thuận mới đã thua trong vòng tiếp theo. Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia (NIRA) của họ trao quyền cho tổng thống để cấp phép cho các công ty áp đặt các “quy tắc” chống cạnh tranh đối với các ngành công nghiệp tương ứng của họ. NIRA phần lớn dựa trên mô hình phát-xít Ý được Benito Mussolini áp dụng tại Ý, một nhân vật lúc đó được nhiều người tiến bộ Hoa Kỳ ngưỡng mộ.
Vào ngày 27/05/1935, các thẩm phán đã đồng ý bãi bỏ NIRA sau vụ kiện A.L.A. Công ty Cổ phần Gia cầm Schechter v. Hoa Kỳ (pdf). Viết cho các đồng nghiệp của mình, ông Hughes kết luận rằng NIRA vượt quá quyền lực của quốc hội để điều chỉnh thương mại giữa các tiểu bang. Hơn nữa, NIRA đã giao quyền cho tổng thống mà không có các hướng dẫn cần thiết.
Vụ kiện United States v. Butler (pdf), kết luận ngày 06/01/1936, là một kết quả hỗn hợp đối với chính quyền Roosevelt. Vấn đề trong vụ này là tính hợp hiến của chương trình trợ cấp nông trại trong Thỏa thuận mới. Quyết định được thông qua 6–3, được soạn thảo bởi ông Justice Owen Roberts, có hai phần chính. Phần đầu nói rằng điều khoản thuế của Hiến Pháp (Điều I, Mục 8, Khoản 1) trao cho Quốc hội quyền chi tiêu gần như vô hạn cho “phúc lợi chung”. Phần thứ hai là quyết định thực tế của tòa án: Chương trình trợ cấp nông trại đã vi phạm Tu chính án thứ Mười và do đó vi hiến.
Phần đầu tiên được nghiên cứu rất sơ sài. Ông Roberts chỉ xem xét các tuyên bố mâu thuẫn của hai Nhà Sáng Lập, James Madison và Alexander Hamilton. Ông ta đã chấp nhận phiên bản của ông Hamilton. Nhưng ông ta đã không chú ý rằng phiên bản của ông Hamilton, được phát hành để thuận tiện cho chính trị sau khi Hiến Pháp được phê chuẩn, không phù hợp với các tuyên bố trước công chúng mà Hamilton đã đưa ra trước khi Hiến Pháp được phê chuẩn (pdf). Nó cũng không phù hợp với quan điểm của hầu hết những Nhà Sáng Lập khác: Hiến Pháp chắc chắn không trao cho Quốc hội thẩm quyền vô hạn trong việc chi tiền cho “Phúc lợi chung” (pdf).
Kết luận của tòa án trong phần thứ hai không đồng nhất theo phần thứ nhất. Tu chính án thứ Mười nói rằng các quyền lực không được giao cho chính phủ liên bang là để dành cho các tiểu bang và người dân. Nhưng nếu như phần đầu tiên đã tuyên bố, Hiến Pháp trao cho Quốc hội quyền chi tiêu bất cứ thứ gì họ muốn, thì chương trình trợ cấp nông nghiệp nằm trong quyền hạn được giao của Quốc hội và Tu chính án thứ Mười không được áp dụng.
Ông Butler đã làm cho Thỏa thận mới thua mất chương trình nông trại. Mặt khác, chính quyền sẽ sử dụng được một cách có lợi kết luận về “Phúc lợi chung” của tòa án.
Ngày 18/05/1936, chứng kiến quyết định đình đám của tòa án trong vụ Công ty Than Carter kiện Carter (pdf). Tòa án đã đề cập đến quyền lực của Quốc hội “điều chỉnh Thương mại… giữa các tiểu bang” (Điều I, Mục 8, Khoản 3). Đa số cho rằng quyền lực này không đủ rộng để cho phép Quốc hội kiểm soát việc sản xuất than. Ông George Sutherland, viết đại diện cho đa số năm thẩm phán, đã chỉ ra một cách chính xác rằng hoạt động sản xuất không được bao gồm trong phần “Thương mại” (Commerce) trong Hiến Pháp. Điều tiết sản xuất là công việc của các tiểu bang.
Cân bằng thất bại trong vụ kiện Carter Coal là chiến thắng của FDR trong vụ United States v. Curtiss-Wright Export Corporation (pdf), được quyết định vào ngày 21/12/1936. Ý kiến thống nhất với ông Sutherland kết luận rằng khi tổng thống tiến hành các hoạt động đối ngoại, ông ấy không bị giới hạn quyền hạn trong Hiến Pháp cấp cho ông ta. Tổng thống được thừa kế quyền bổ sung từ các Đại hội Liên minh và Lục địa 1775–1789.
Cơ sở lý luận của ông Sutherland được gọi là học thuyết về “thẩm quyền của chủ quyền có sẵn”. Nó đã được phát triển và tồn tại kể từ khi lập pháp. Tu chính án thứ Mười được thiết kế để hủy bỏ nó, như chính tòa án đã nhận ra vài thập kỷ trước đó (pdf). Tuy nhiên, điều đó dường như không làm bận tâm bất kỳ thẩm phán nào vào năm 1936.
Họ đã hoàn thành điều luật cân bằng của mình trong vụ án Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia kiện Tập đoàn Thép Jones & Laughlin (pdf), kết luận ban hành vào ngày 12/04/1937. Vấn đề chính trong vụ án là liệu quyền lực của Quốc hội để điều chỉnh thương mại giữa các tiểu bang có đủ rộng để cho phép Quốc hội điều chỉnh quan hệ lao động hay không giữa các tiểu bang trong một tập đoàn lớn.
Ông Hughes, viết cho đa số 5–4, nói “có”. Ông thừa nhận rằng quan hệ lao động là một phần của sản xuất chứ không phải của thương mại. Nhưng ông cho biết tình trạng bất ổn lao động trong một công ty khổng lồ giữa các tiểu bang có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng cho thương mại giữa các tiểu bang. Ông nói, điều khoản thương mại đã trao cho Quốc hội quyền bảo vệ chống lại kiểu gián đoạn này.
Những người viết về luật hiến pháp hầu như luôn bỏ qua ba khía cạnh quan trọng của vụ Jones & Laughlin. Thứ nhất, đó là một sự thỏa hiệp: Ý kiến của ông Hughes cho phép Quốc hội điều chỉnh các mối quan hệ lao động trong các công ty lớn giữa các tiểu bang nhưng không phải trong các công ty nhỏ hơn, trong một tiểu bang. Thứ hai, việc đọc kỹ ý kiến cho thấy nó dựa nhiều vào điều khoản cần thiết và phù hợp của Hiến Pháp (Điều I, Mục 8, Khoản 18) hơn là vào điều khoản thương mại. Thứ ba, ý kiến của ông Hughes đã áp dụng sai điều khoản cần thiết và phù hợp. Tôi sẽ giải thích tất cả những điều này trong phần thứ năm của loạt bài này.
1937: Tòa án hủy bỏ các hạn chế trong đánh thuế và chi tiêu
Đạo luật cân bằng kết thúc một tháng sau vụ án Jones & Laughlin, với thông báo của Thẩm phán phe truyền thống Willis Van Devanter rằng ông sẽ nghỉ hưu.
Nhớ lại rằng ở vụ United States v. Butler (pdf), tòa án nói rằng Quốc hội có thể chi tiền cho bất kỳ chương trình nào mà họ mong muốn vì phúc lợi chung. Bởi vì đó không phải là một phần trong quyết định thực tế của tòa án – và mâu thuẫn về mặt kỹ thuật – không luật sư có uy tín nào sẽ coi những nhận xét đó là tiền lệ ràng buộc.
Tuy nhiên, trong vụ Helving kiện Davis (pdf), kết luận vào ngày 24/05/1937, Thẩm phán Benjamin Cardozo đã coi những nhận xét đó như một tiền lệ. Ông tuyên bố rằng quyền lực của Quốc hội trong việc chi tiêu cho bất kỳ mục đích phúc lợi chung nào “hiện đã được giải quyết theo quyết định.” Ông nói thêm rằng bất kỳ nghi ngờ hợp lý nào về việc liệu một chương trình chi tiêu nhằm gia tăng phúc lợi chung đều phải được giao cho Quốc hội. Chỉ có hai thẩm phán bất đồng quan điểm: James McReynolds và Pierce Butler. Ông Sutherland quay trở lại cội nguồn cấp tiến của mình bằng cách tham gia vào số đông.
Ông Cardozo cũng đã viết ý kiến trong vụ Steward Machine Co. v. Davis (pdf), kết luận cùng ngày với vụ Helvering. Hiến Pháp yêu cầu rằng “thuế trực thu” được phân bổ (“chia phần”) giữa các tiểu bang theo dân số. Steward Machine giữ lại một khoản thuế An sinh Xã hội trực tiếp đối với việc sử dụng lao động của người chủ. Quốc hội đã không bận tâm đến việc phân bổ nó.
Ông Cardozo ngụy biện rằng khoản thu này là một “thuế tiêu thụ đặc biệt” và do đó là thuế gián tiếp. Trên thực tế, “thuế tiêu thụ đặc biệt” là thuế đánh vào tiêu dùng, không phải sử dụng lao động. Ông Cardozo bỏ qua điều này, thay vào đó dựa vào những tiền lệ mà không chứng minh được kết luận của mình.
Trong một thế giới hoàn hảo, những quyết định thiếu trung thực của ông Cardozo trong vụ Helvering v. Steward Machine làm giảm uy tín của ông ta. Tuy nhiên, những người tạo dựng được danh tiếng của luật gia nói chung đều chia sẻ triết lý nghiêng cánh tả của ông, vì vậy họ bỏ qua cho ông ta.
Hậu quả thực tế
Những hậu quả thực tế từ kết luận của các vụ Butler, Helvering và Steward Machine thật tàn khốc. Trước khi có những quyết định đó, Quốc hội thường cân đối ngân sách hoặc thặng dư. Trong 85 năm kể từ đó, Quốc hội hiếm khi cân bằng được ngân sách và quy mô thâm hụt tiếp tục tăng nhanh.
Hơn nữa, như ông Justice Butler đã dự đoán viết trong bài bất đồng quan điểm về vụ Steward Machine của mình, những quyết định này cho phép Quốc hội hối lộ các bang bằng tiền của chính công dân của họ. Điều này làm suy yếu tính độc lập của nhà nước và làm suy yếu sự kiểm tra trong hệ thống hiến pháp.
Việc loại bỏ các giới hạn đối với quyền chi tiêu của liên bang cũng tạo ra một nhóm lợi ích đặc biệt theo đuổi dollar liên bang, bất kể lợi ích công cộng. Vì những quyền lợi đặc biệt đó tài trợ cho các chiến dịch tái tranh cử của Quốc hội, các thành viên hợp tác của Quốc hội có thể tại vị trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, kể từ những năm 1960, chính phủ liên bang đã sử dụng quyền chi tiêu không bị kiểm soát của mình để tạo ra sự phụ thuộc, tài trợ cho các nguyên nhân chính trị được ưu ái, thúc đẩy các lý thuyết xã hội ngoài lề và phá hoại văn hóa truyền thống.
Các cuộc tấn công tiếp theo của Tối cao Pháp viện nhằm vào Hiến Pháp xảy ra ở vụ án Hoa Kỳ kiện Carolene Products (pdf), kết luận vào năm 1938 và vụ Hoa Kỳ kiện Miller (pdf), kết luận vào năm 1939. Tôi sẽ giải thích các vụ này trong bài luận bàn về quyền tự do dân sự.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Robert G. Natelson là cựu giáo sư luật hiến pháp và là nhà sử học hiến pháp. Ông là chuyên gia cao cấp về Luật Hiến Pháp tại Viện Độc lập ở Denver. Ông là tác giả của “Bản Hiến Pháp Gốc: Những Gì Hiến Pháp Thực Sự Nói Và Hàm Nghĩa” (xuất bản lần thứ 3, 2015).
Vui lòng đón xem “Phần 4: Xếp chỗ trong Tòa Án bằng những người phe mình — và vụ lấy đất cho Liên Bang“trong loạt bài “Tối Cao Pháp Viện Viết Lại Hiến Pháp Như Thế Nào”.
Minh Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: