Sáng tác hay thưởng thức mỹ thuật đều chú trọng những ‘chi tiết’ kỳ diệu này
Bức tranh “Mùa Xuân” (Spring) nổi tiếng của họa sĩ thế kỷ 19 Lawrence Alma-Tadema, miêu tả lễ diễn hành vào Ngày hội tháng 5 (May Day: là lễ hội truyền thống mừng xuân). Trong bức tranh là những cô gái và bé gái xinh xắn đang cầm trên đầu những bó hoa và vòng hoa rực rỡ, từ từ bước xuống cầu thang của tòa nhà làm bằng đá cẩm thạch trang nhã.
Họa sĩ đã sử dụng chủ đề kỷ niệm ngày lễ hội cổ xưa để diễn tả lại phong tục trẻ em đi hái hoa ở vùng nông thôn vào sáng ngày 1/5 ở Anh thời Victoria, đồng thời đặt bối cảnh sống động này vào thời La Mã cổ đại. Sự sắp xếp này gợi ý về lịch sử lâu đời của lễ kỷ niệm này, các chi tiết trong bức tranh như tòa nhà, trang phục, tác phẩm điêu khắc, thậm chí cả nhạc cụ trong tranh đều trung thành với phong cách của La Mã cổ đại.
Đứng trước cảnh sắc trước mắt của bức tranh khổng lồ này là một cô gái nhỏ, mặc chiếc váy hoa cẩm tú cầu màu xanh nhạt đang thổi sáo. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy miệng của chiếc sáo bạc này trông giống như hình một con vật nhỏ. Những chi tiết nhỏ như vậy thật tuyệt vời! Tại sao Alma Tadema lại bỏ nhiều công sức vào những chi tiết nhỏ như vậy? Làm sao tác giả có thể làm được điều đó?
Nếu như chúng ta đem tài năng quý giá “dành trọn tâm trí” như vậy chú trọng vào các chi tiết, hoặc là có thể tìm thấy câu trả lời cho sinh mệnh. Trên thực tế, sự tập trung chuyên chú có tác dụng chữa bệnh, trấn định và dẫn dắt gợi ý. Loại bỏ những điều không cần thiết từ thế giới bên ngoài có thể giúp chúng ta chứng kiến một cảnh tượng vĩ đại của cuộc sống này. (Nếu bản thân chúng ta là nhà nghệ thuật, thì chúng ta có thể ghi chép lại).
Các chi tiết chú trọng vào sức sống của sinh mệnh
Khi chúng ta dành thời gian để thưởng thức những tác phẩm tuyệt vời, tự bản thân chúng ta cũng sẽ nhận được lợi ích. Chỉ có tỉ mỉ thưởng thức, những chi tiết bảo bối trong tác phẩm sẽ dần dần hiển lộ ra, đáp lại người xem.
Jacqueline Woodson, nhà sáng tác mỹ thuật từng đạt giải thưởng đã từng viết: “Chúng ta càng vẽ chi tiết cụ thể, thì mọi thứ sẽ trở nên càng hoàn thiện hơn. Cuộc sống chính là ở trong những chi tiết. Nếu nó được đơn giản hóa, nó sẽ không gây được cộng hưởng. Ngược lại các chi tiết cụ thể của tác phẩm mới có thể gây ra cộng hưởng.”
Càng chú trọng vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt, thì bức tranh càng trở nên chân thật, càng làm gia tăng sự công nhận và tín nhiệm của chúng ta. Chính là giống như tư thế chân của một cô bé vừa chạm đất trong tác phẩm “Mùa Xuân”, hay cử chỉ và khuôn mặt của nhiều nhân vật trong tranh.
Khi vẽ miêu tả những sự vật mà chúng ta không quen thuộc, ví dụ đối với những cảnh tượng trong trí tưởng tượng hoặc những cảnh tượng trong quá khứ v.v. thì các chi tiết đó đặc biệt quan trọng.
Vì sao tác phẩm “Mùa Xuân” miêu tả lễ kỷ niệm May Day cổ xưa lại có thể khiến chúng ta cảm thấy sống động như vậy? Điều này là do họa sĩ Alma Tadema đã tận hết khả năng và dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các chi tiết khác nhau của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Sự tò mò và khao khát kiến thức trong thế giới cổ đại của Alma-Tadema là vô tận không có hồi kết. Ông đã nghiên cứu hơn 300 thiết kế kiến trúc và bản vẽ khảo cổ từ thời kỳ cổ xưa. Sự tận tâm chân thành của ông đối với việc miêu tả chính xác chi tiết lịch sử đã cung cấp cho người xem những thông tin tuyệt vời. Ví dụ, trong tác phẩm “Mùa Xuân”, chúng ta có thể tìm thấy chi tiết lịch sử này ở các chi tiết như quần áo, nhạc cụ, kiến trúc. Tổng hợp của tất cả những điều này khiến chúng ta cảm nhận cụ thể hơn về khung cảnh có thể có của thế giới cổ đại.
Cũng như Alma Tadema đã nói trong báo cáo “Tạp chí Đại học Dublin” năm 1879: “Nếu bạn muốn biết những người Hy Lạp và La Mã trông như thế nào… hãy đến với tác phẩm của tôi. Tôi không chỉ có thể cho bạn biết cảm giác của tôi mà còn cho bạn biết những gì mà tôi biết.”
Tác phẩm đến từ bàn tay sáng tạo
Trong một video trực tuyến, Glenn Vilppu, một giảng viên tại New Masters Academy, giải thích: “Chỉ sau khi bạn bắt đầu vẽ, bạn mới có thể thực sự nhìn thấy được; thử nghĩ xem bạn sẽ nhìn thấy gì, thực ra bạn đã không thực sự nhìn thấy nó.”
Những gì Philip nói đến là sự hiểu biết sâu sắc về sự vật và làm thế nào để dung hợp các kỹ năng cùng nhiệt tình đối với chủ đề hoà làm một thể. Đây là một bài tập, tôi dùng hết sức tập trung thảo luận một cách trung thực về một chủ đề nào đó, đồng thời trong quá trình đó tiết lộ ra diện mạo ban đầu của nó tại tầng thâm sâu hơn – một loại vẻ đẹp hoặc tinh túy của nó.
Cũng vậy, chúng ta có thể rèn luyện đôi mắt của mình để quan sát các chi tiết trong tự nhiên và khám phá vẻ đẹp của sự vật. Ngược lại, điều này cũng sẽ thúc đẩy chúng ta trau dồi ấn tượng sâu sắc hơn về sinh mệnh và thế giới tự nhiên.
Khi chúng ta tập trung nghiên cứu, chúng ta cảm thấy rằng ý thức của chúng ta dường như có thể dịch chuyển đến không gian vi quan nhất. Khi chúng ta dành cả thân và tâm tập trung vào thì chính là tựa như một loại hình thức cầu nguyện, hoặc là một loại hành động Thần Thánh hoá sự sáng tạo và đấng sáng tạo.
Theo truyền thống chính giáo phương Đông, mục đích của nghệ thuật chính là ca ngợi Sáng Thế Chủ và Sáng Thế. Trên góc độ khái niệm này, thì dù là các chi tiết nhỏ nhất đều có thể chuyên chú tinh thần vào mà vẽ, đó là một cử chỉ Thần Thánh thiêng liêng. Michelangelo đã từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính chỉ là một bóng hình được trời ban cho”. Ngắm nhìn và thưởng thức các chi tiết của giới tự nhiên là sự tôn kính đối với Đấng Sáng Tạo, đồng thời cũng là sự tôn trọng đối với chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể nhớ lại sự tốt đẹp và huy hoàng khi Thế giới được tạo ra.
Đạt đến sự nhẫn nại vĩnh hằng
Cần rất nhiều thời gian và sức lực để xử lý các chi tiết một cách chính xác, cũng như rất nhiều sự kiên nhẫn. Khi vẽ miêu tả và nhìn xem những chi tiết tựa hồ rất nhỏ này, chúng ta đồng thời cũng hình thành nên tính nhẫn nại, nghị lực kiên trì, quyết tâm và một trái tim vững chắc như bàn thạch.
Dành thời gian và công sức để tìm chính xác tỷ lệ thích hợp với góc độ hình chiếu và kết cấu xương tay về mặt giải phẫu học, quan sát và sao chép các màu sắc xanh hồng của bó hoa hồng, hiểu rõ các chi tiết nếp nhăn quần áo có khắp nơi từ góc độ nhỏ nhất đến sự thay đổi rõ ràng giữa ánh sáng và bóng tối v.v., nó không chỉ có thể cải thiện kỹ thuật của chúng ta, tăng cường mức độ nhẫn nại của chúng ta, mà còn nuôi dưỡng cho chúng ta tấm lòng tôn trọng đối với diện mạo chân thật của sự vật, dạy cho chúng ta dành tình yêu cho cái đẹp, từ đó giúp chúng ta càng gia tăng nỗ lực chăm chỉ hơn để vẽ miêu tả bức tranh. Cuối cùng, chúng ta hãy truyền cảm giác này và sản sinh cộng hưởng với những người khác.
Trong thế giới hiện nay, những gì sử dụng qua là vứt bỏ, có đầy đủ mọi thứ, sẽ dễ dàng khiến cho chúng ta nghĩ rằng loại đầu tư công phu này là một loại phiền phức không cần thiết. Nếu như những nỗ lực của chúng ta đối với những chi tiết này không nhận được hồi báo, thì không phải là lãng phí thời gian sao?
Không phải, trong cuốn sách “Ballet: Onstage, Offstage” đồng tác giả của Sandra Lee, Thomas Hunt, Tom Hunt, một nhà thiết kế trang phục múa ba lê ở San Francisco được phỏng vấn rằng: “Tại sao bạn lại dành quá nhiều thời gian cho những chi tiết nhỏ của trang phục, thậm chí khán giả sẽ không nhìn thấy nó?”. Cô trả lời: “Những vũ công như chúng tôi sẽ nhìn thấy nó, và sẽ vì điều này mà múa càng đẹp hơn.”
Cũng chính là nói, những đầu tư thời gian và công sức của chúng ta trong công việc, đều sẽ khởi được tác dụng ở một mức độ nào đó. Michelangelo từng nói: “Thiên tài là sự nhẫn nại vĩnh hằng”.
Chi tiết có thể truyền cảm hứng
Bức tranh khổng lồ mô tả cuộc sống ở Hy Lạp và La Mã của Alma-Tadema, miêu tả cuộc sống ở Hy Lạp và La Mã đã thu hút sự chú ý của Hollywood và do đó rất được yêu thích. Một phần bối cảnh trong bộ phim năm 1934 của Cecil B. DeMille “Cleopatra” (Nữ hoàng Cleopatra) được lấy cảm hứng từ tác phẩm “Mùa Xuân” này.
Khi chúng ta tốn thời gian để làm mọi việc được tốt, bất kể là bạn làm gì như nấu ăn, thi lấy học vị, chăm sóc người khác hay sáng tạo nghệ thuật v.v., bạn đều có thể truyền cảm hứng cho những người khác để cùng nhau nỗ lực hết mình.
Khi đặt tâm trí và sức lực trong những chi tiết nhỏ nhặt có vẻ tầm thường này, chúng ta không chỉ là đang biểu đạt bản thân mà còn quan tâm đến người khác và thậm chí cả thế giới rộng lớn.
Giới thiệu về tác giả:
Masha Savitz là một nhà văn và đạo diễn tự do hiện đang sống ở khu vực San Francisco.
Bài viết gốc: “In the Details: Whether Creating or Enjoying Creation” được đăng trên “Epoch Times” tiếng Anh.