Quan nhân đức mới có thể tế thế an dân
Hàng loạt quan chức bị điều tra, bắt giữ thậm chí vào tù vì tham nhũng, lừa dối chiếm đoạt tiền của dân. Vì sao thời nay lại quá nhiều những chuyện như vậy. Có lẽ, câu trả lời là, làm quan mà thiếu Đức.
Khổng Tử nói: “Dùng đức để làm chính trị, giống như sao Bắc Đẩu ở vị trí của nó mà muôn vì sao khác đều hướng đến nó.” (Nguyên văn: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi. (Luận ngữ – Vi chính)
Nền chính trị nhân đức theo Nho gia lấy đức là phương pháp chủ yếu quản lý trị sửa quốc gia, đắc được lòng dân, sức dân. Chỉ có đức mới có thể cảm hóa, hiệu triệu người dân, mới có thể thực thi chính sách. Dùng đức để làm chính trị, giống như sao Bắc Đẩu trên trời, ở yên vị trí của nó mà muôn vàn vì sao khác đều hướng tới, vây quanh nó. Tuân theo Đạo Trời mà cứu giúp muôn dân trong thiên hạ, giáo hóa dân chúng làm nhiều việc thiện, lấy đạo đức để giáo hóa nhân dân, làm cho quốc thái dân an.
Thị dân như thương
Bắc Tống có Trình Hạo là một nhà nho có chí lớn Tế thế an dân, bất kể làm quan tại đâu, đều lấy “Thị dân như thương” (“Xem dân như người bị thương”) làm tôn chỉ của bản thân mình. Khi ông làm quan tại huyện Phù Câu, ông đã giúp dân giải quyết không ít khó khăn.
Mới nhậm chức vài hôm, nghe được tại đây nước uống của dân bị nhiễm mặn, ông hỏi người cố vấn: “Chẳng lẽ xưa nay dân chúng đều dùng thứ nước này hay sao?”, người cố vấn trả lời, “Chỉ có nước ở giếng gần chùa là tốt hơn một chút, nhưng phụ nữ bị cấm không được lấy nước ở đó”.
Trình Hạo lệnh cho khoan một cái giếng ở trên cùng mạch nước với cái giếng chùa, từ đó giải quyết được vấn nạn cho dân chúng. Tất cả mọi người đều nói: “Chuyện này kéo dài nhiều năm như vậy, thế mà Trình huyện lệnh vừa mới đến đã giải quyết ngay cho chúng ta rồi”.
Cổ nhân có câu: “Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, (“vui cùng thiên hạ, buồn cùng thiên hạ”). Quan
Những vị quan làm đươc như thế là người có một lương tâm mạnh mẽ quan tâm đến sướng khổ của chúng dân, ắt sẽ tìm ra cách để giúp dân thoát khổ.
Không hoang phí tiền của dân
Quan tuần duyệt bảo giáp Vương Trung Chánh rất thân cận với Hoàng Đế, tuần tra từng địa phương. Mỗi nơi Vương đến, quan chức địa phương tiêu dùng rất nhiều tiền bạc để mở tiệc chào đón ông ta. Một lần khi ông ta đến huyện Phù Câu. Một trong số những thuộc hạ của Trình Hạo hỏi xem nên đón tiếp Vương như thế nào. Trình Hạo trả lời, “Huyện ta chẳng giàu có gì, chúng ta không thể hoang phí tiền bạc quá nhiều chỉ để lấy lòng Vương như các huyện khác đã làm. Hơn nữa, tiền này là từ dân mà có, chúng ta không được hoang phí vào những việc như thế này”. Chính tâm của Trình Hạo đã làm Vương hổ thẹn, nên không bao giờ đặt chân đến huyện Phù Câu khi Trình Hạo làm quan tại đây.
Khổng Tử nói: “Việc thực thi đạo lý nhân đức có ba tình huống: nhân đức tự nguyên, nhân đức có tính toán và nhân đức một cách miễn cưỡng”. (Lễ Ký).
Hiệu quả của việc thực thi nhân đức có tính toàn và miễn cưỡng tuy có giống với việc thực thi nhân đức tự nguyên, đều có thể làm lợi ích cho người lợi dich cho xã hội nhưng tấm lòng lại khác nhau. Nhân đức một cách tự nguyện là không có mong cầu và thư thái mà thực thi nhân đức, còn nhân đức có tính toàn là vì mong nhân được lợi ích mà thực hiện và nhân đức miễn cưỡng lại vì lo sợ hình phạt mà phải thực hiện. ba tinh huống thực hành nhân ái này, từ hiệu quả thấy được là như nhau khó có thể phán đoán liệu có phải là thực sự làm việc bằng tâm nhân đức hay không. Nhưng khi việc thực hành nhân đức phải đối mặt với những việc liên quan đến lợi hại thì có thể từ những phản ứng khác nhau mà thấy được liệu có phải là người nhân đức hay không, Nếu thực sự là người nhân ái sẽ thuận theo bản tính của mình mà thư thái tự tại đê thực thi, kẻ trí biết rằng việc thực thi nhân đức có lợi cho bản thân cho nên hành thiện đều cầu phúc báo và người lo sợ phạm tội phải chịu hình phạt miễn cưỡng thực thi nhân đức.
Khi Trịnh Hạo làm huyện lệnh huyện Thượng Nguyên, một con đập lớn bị vỡ cần phải sửa ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng rộng lớn, nhưng cần rất nhiều nhân lực. Nếu chờ đợi thượng cấp phê chuẩn thì không còn kịp nữa, nên Trình Hạo quyết định lập tức tổ chức cho dân vá đập. Một trong số thuộc hạ của ông bèn hỏi, “Ngài chẳng lẽ không biết làm như vậy là muốn bị thượng cấp trách tội hay sao?”. Trình Hạo trả lời: “Ta không có lựa chọn nào khác. Nếu không như vậy, mà trình thượng cấp chờ phái người đến sửa đập, thì ruộng lúa sẽ sớm khô kiệt, sang năm nông dân ăn gì? Lại nữa, ta vì dân làm việc, cho dù có vì thế mà mang tội, ta cũng không từ”.
Dưới sự cai trị của Trình Hạo, con đập đã nhanh chóng được sửa lại, năm sau ruộng lúa bội thu. Nông dân tất cả đều nói: “Chúng ta thật may mắn có được huyện lệnh đức hạnh và nhân từ, luôn thấu hiểu và quan tâm lo lắng cho chúng ta!”.
Trình Hạo làm quan ở đâu cũng vậy, nguyên tắc của ông luôn là lấy đức hạnh mà cảm hóa dân chúng. Khi Trình Hạo rời huyện Phù Câu đi nơi khác nhậm chức, dân chúng đều khóc muốn giữ ông lại, đi theo đến tận cuối đường xin ông đừng rời họ.