Quan chức thời TT Reagan tiết lộ Hoa Kỳ đã mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác
Theo ông Michael Sekora, giám đốc sáng lập Dự án Socrates dưới thời Tổng thống (TT) Reagan, sự thay đổi trong chiến lược phát triển kỹ thuật của Mỹ đã mở đường cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
“Trung Quốc đã vươn lên thành một siêu cường nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử nhân loại. Và đó không phải là Hoa Kỳ đã hỗ trợ tận tâm. Nhưng … Hoa Kỳ đã chuyển từ quy hoạch dựa trên kỹ thuật sang quy hoạch dựa trên tài chính. Và chính sự chuyển đổi đó đã mở ra cánh cửa để Trung Quốc tăng tốc mạnh mẽ,” ông Sekora nói trong chương trình “Trung Quốc Tiêu điểm” (“China in Focus”) của đài truyền hình NTD News, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times.
Ông nói thêm, “Trung Quốc đã nhận ra [và] tận dụng điều đó, để đưa nước Mỹ vào một cảm giác an toàn giả tạo. Và về căn bản, Trung Quốc đã được mở cho một cánh cửa cơ hội dưới dạng khai thác kỹ thuật ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.”
Ông tiếp tục rút ra sự những khác biệt giữa hai kiểu quy hoạch này.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 17/09, ông Sekora cho biết, “Điều khác biệt là, [rằng] trong kiểu quy hoạch dựa trên tài chính, toàn bộ nền tảng của việc ra quyết định, là tối ưu hóa các khoản ngân quỹ … tối đa hóa lợi nhuận.”
Ông giải thích: “Và nền tảng quy hoạch dựa trên kỹ thuật đang khai thác ngành kỹ thuật hiệu quả hơn là cạnh tranh để tạo ra lợi thế cạnh tranh thực sự, vốn sẽ quyết định về ngân quỹ, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên sau đó.”
Ông Sekora cũng cho thấy nhược điểm của việc quy hoạch dựa trên tài chính.
“Vì vậy, .. chúng tôi chỉ đang tối ưu hóa ngân quỹ, vốn thực sự làm giảm lợi thế cạnh tranh của quý vị. Nhưng nếu quý vị đo lường nó từ góc độ tài chính, có vẻ như quý vị đang tăng lợi thế cạnh tranh của mình.”
Trong khi đó, những quốc gia đi theo quy hoạch dựa trên kỹ thuật, trong đó có Nga và Nhật Bản, theo cách nói của ông, “đang ngồi yên đó, điều khiển kỹ thuật một cách khéo léo.”
“Vì vậy, … khi chúng tôi nhìn vào Nga, chúng tôi nhìn sang Nhật Bản, cách họ đang thực hiện quy hoạch dựa trên kỹ thuật, và chúng tôi nhận thấy rằng họ đã được cải thiện đáng kể hơn nhiều. Họ đã đẩy mạnh toàn bộ quy trình một cách đáng kể.”
Dự án Socrates
Ông nhắc đến Dự án Socrates — một chương trình mật thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ mà ông đã thành lập vào năm 1983 dưới thời chính phủ TT Reagan.
Theo ông Sekora, dự án này có mục đích nhắm vào một sứ mệnh hai tầng.
Tầng thứ nhất bao gồm việc sử dụng tất cả các nguồn thông tin tình báo, và các dữ liệu khác để xác định nguyên nhân căn bản thực sự của sự suy giảm kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, vốn là điều mà vị sĩ quan tình báo này cho là do việc khai triển quy hoạch dựa trên tài chính gây ra.
Ông nói: “Tầng thứ hai trong sứ mệnh của chúng tôi là xác định làm thế nào để đảo ngược sự suy giảm kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ.
Cuối cùng, nhóm của ông đã quyết định rằng cách duy nhất để đưa đất nước đi đúng hướng là “chuyển trở lại kiểu quy hoạch dựa trên kỹ thuật.”
“Vì vậy, những gì chúng tôi xây dựng trong chương trình Socrates là khả năng khai thác kỹ thuật với tốc độ, hiệu quả, và sự linh động chưa từng có. Và sau đó việc này chuyển sang thu thập, phát triển, và ứng dụng. Hơi dài dòng, nhưng đó là Dự án Socrates. Và ngay bây giờ, chúng tôi đang thúc đẩy để tái thiết dự án này trong nước,” ông Sekora nói.
“Vì vậy, chúng tôi biết nếu chúng tôi định tái xây dựng trạng thái của nền kinh tế và tư duy quân sự của Hoa Kỳ để bảo đảm vị thế siêu cường cho nhiều thế hệ, chúng tôi cần phải vượt xa những gì Liên Xô đang làm.”
Theo ông Sekora, sau này, thành công của dự án này là một trong những con bài mặc cả được sử dụng với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
“Bởi vì Liên Xô đã chứng kiến những gì chúng tôi làm trong Star Wars (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao), [và] ở một số khu vực khác, và sau đó họ lại nhìn thấy điều đó được khai triển khắp cả nước, cả trong kinh tế lẫn quân sự. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể tiêu diệt hoàn toàn nền kinh tế Liên Xô theo ý muốn,” ông nói.
Đẩy lùi mối đe dọa từ Trung Quốc
Ông Sekora cho rằng cách duy nhất để giải quyết mối đe dọa từ Trung Quốc trong việc thu thập kỹ thuật của Hoa Kỳ là giải quyết chiến lược kỹ thuật của họ.
Thông qua đó, Mỹ có thể xác định “nơi nào họ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm thế nào để họ tạo ra lợi thế cạnh tranh về hiện thực hóa kỹ thuật, các thao tác.”
Ông nói, điều này sẽ giúp chúng ta biết được mức độ quan trọng của việc thu thập đó, đồng thời tiết lộ chính xác các mục tiêu đó nhắm vào đâu và đại khái là khi nào họ sẽ theo đuổi mục tiêu đó.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times