Ông Giang Trạch Dân qua đời
Hôm 30/11, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã qua đời tại Thượng Hải.
Cuộc đời của ông Trạch Dân là một cuộc đời đáng hổ thẹn.
Chính quyền của ông đã mang đến tai họa cho đất nước và nhân dân Trung Quốc. Dưới sự cai trị của ông, tham ô hủ bại trở nên thịnh hành, lan tràn khắp nơi. Cuộc bức hại Pháp Luân Công do ông Giang khởi xướng đã phạm đại tội đối với người dân Trung Quốc, và dân tộc Trung Hoa, những tội ác đó tương đương với tội ác phản nhân loại.
Ông Giang Trạch Dân là tội nhân của dân tộc, tội nhân của lịch sử, những tội ác mà ông ta gây ra nhất định phải bị phán xét.
Ông Giang Trạch Dân là con trai của ông Giang Thế Tuấn, bị nhiều người xem là Hán gian. Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ Hai, ông Giang Thế Tuấn từng là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo (hay Phó Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền) của Chế độ Uông Tinh Vệ, nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản ở Nam Kinh, miền đông Trung Quốc. Sau khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ sau vai trò điều hành vụ Thảm sát Thiên An Môn đẫm máu năm 1989, ông đã tận hết sức lực để đẩy đạo đức của dân tộc Trung Hoa vào con đường đi đến sự hủy diệt.
Trước khi ông Giang lên nắm quyền, với thái độ cởi mở của các nhà lãnh đạo Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, và Kiều Thạch, sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với xã hội đã được nới lỏng và hệ thống luật pháp bắt đầu đi theo hướng kiện toàn. Mọi người mong đợi sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi chính trị và xã hội theo hướng pháp quyền.
Cũng vào khoảng thời gian đó, môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công — dựa trên những nguyên lý chân, thiện, và nhẫn — bắt đầu được hồng truyền ở Trung Quốc. Hàng chục triệu người trên khắp Trung Quốc thực hành theo pháp môn này đều được thọ ích. Kết quả là, các giá trị đạo đức cao thượng và sự thiện lương dần thăng hoa trở lại, đưa xã hội Trung Quốc quay trở lại đúng hướng.
Tuy nhiên, vào tháng 07/1999, vì tật đố trước sự phổ biến của Pháp Luân Công, ông Giang đã phát động một cuộc đàn áp tàn ác đối với pháp môn này. Thời điểm đó, ước tính trên cả nước có khoảng 100 triệu người Trung Quốc theo học Pháp Luân Công, nhưng ông ta vẫn ra lệnh đàn áp mà không để ý đến tâm tư nguyện vọng của công chúng cũng như sự phản đối của quan chức các cấp, trong đó có 6 ủy viên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Kể từ đó, ông đã đẩy dân tộc Trung Hoa vào một kiếp nạn lớn chưa từng có trong lịch sử.
Các môn tu luyện tinh thần như Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân. Ngay cả Hiến Pháp và luật pháp của ĐCSTQ cũng không cấm người dân thực hành Pháp Luân Công.
Vì muốn trấn áp Pháp Luân Công, ông Giang đã không màng đến hệ thống chính phủ và luật pháp thông thường của Trung Quốc, lợi dụng bản chất tà ác và bộ máy quyền lực của ĐCSTQ, sau đó thành lập “Phòng 610” hoạt động ngoài vòng pháp luật, một tổ chức tương tự như gestapo của Đức Quốc Xã, chuyên thực hiện chiến dịch bức hại vốn đã hủy hoại hoàn toàn nhân quyền, hệ thống luật pháp, đạo đức, và nền kinh tế của Trung Quốc.
Cuộc bức hại này đã đàn áp chính tín của hàng chục triệu người Trung Quốc vô tội, và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người dân. Chiến dịch bức hại của ông ta đã gây ra những tác động nghiêm trọng cho toàn bộ đất nước. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp trong các trại lao động, nhà tù, và bệnh viện tâm thần. Những học viên này đã bị tra tấn bằng tất cả các phương pháp, và vô số học viên đã bị sát hại để thu hoạch nội tạng. Đó là một tội ác tàn ác đến mức thiên địa đều phẫn nộ.
Để bức hại Pháp Luân Công, ông Giang đã hủy hoại hoàn toàn hệ thống luật pháp của Trung Quốc và những quyền con người mà hệ thống luật pháp này đã có, đảo ngược sự thay đổi đầy hứa hẹn của xã hội Trung Quốc, mang lại những thay đổi lịch sử cho vận mệnh của Trung Quốc, và phá hủy hoàn toàn tương lai của ĐCSTQ.
Để tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo này, ông Giang đã trị quốc bằng tham nhũng hủ bại và dâm ô, phá hủy văn hóa Trung Hoa truyền thống bằng cách phóng túng tham dục và ác niệm của con người, đề bạt các quan chức vô đạo đức và hủ bại, thậm chí thay đổi nhân số của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để làm lu mờ quyền lực của người kế nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào, tất cả chỉ để duy trì cuộc đàn áp này. Kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp, Pháp Luân Công đã trở thành tâm điểm của cục diện chính trị Trung Quốc.
Cuộc bức hại này đã diễn ra trên quy mô quá rộng lớn và thời gian cũng quá dài, đến nỗi đạo đức xã hội của Trung Quốc đã trượt dốc cả nghìn dặm mỗi ngày, loạn tượng thi nhau xuất hiện, khiến lòng dân trở nên lạnh lùng, vô cảm, nhân tâm biến dị, và vô đạo đức đến một mức độ đáng kinh hoàng.
Để có thể duy trì cuộc bức hại này, thông qua Phòng 610, ông Giang đã ra lệnh trong nội bộ rằng “các học viên Pháp Luân Công bị đánh đập đến tử vong không phải là một vấn đề và sẽ được xem là hành động tự sát”. Ông ta còn bịa đặt ra vô số lời dối trá về Pháp Luân Công, bao gồm cả vụ tự thiêu khét tiếng được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn. Khắp trên TV, đài phát thanh, báo, tạp chí, sách giáo khoa, và các hãng truyền thông xã hội của Trung Quốc là những lời tuyên truyền đầy hận thù nhằm gây hoang mang dư luận và gieo rắc sự cừu hận đối với Pháp Luân Công trong lòng dân chúng. Thậm chí ông ta còn cưỡng chế hàng trăm triệu người Trung Quốc vô tội cùng tham gia vào cuộc bức hại này.
Để có thể duy trì cuộc bức hại này, chính trị, kinh tế, ngoại giao, và nền giáo dục của ĐCSTQ đã được điều chỉnh xoay quanh việc đàn áp Pháp Luân Công, khiến xã hội Trung Quốc dần dần xa rời nhân tính, hậu quả của cuộc bức hại này hiện đang thể hiện ra tại xã hội Trung Quốc.
Ông Giang tiếp tục duy trì cuộc bức hại thông qua bộ máy tà ác của ĐCSTQ và những kẻ ác nhân trong bộ máy này cho đến khi ông ta nhắm mắt xuôi tay không thể làm gì được nữa.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc bức hại này không chỉ giới hạn trong Trung Quốc đại lục.
Ông Giang đã trực tiếp truyền bá xảo ngôn và xuất cảng cuộc bức hại này trên toàn thế giới. ĐCSTQ đã lợi dụng thị trường và nền kinh tế Trung Quốc để ép buộc các cường quốc thế giới, các tập đoàn tài chính, và giới truyền thông phải giữ im lặng về tội ác và vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất và lớn nhất là nạn thu hoạch nội tạng hàng loạt từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Ông Giang Trạch Dân đã ra đi, nhưng tội ác của ông ta vẫn ở đó, không thể nào tẩy xóa được.
ĐCSTQ đã phạm đại tội đối với người dân Trung Quốc, đối với dân tộc Trung Hoa, cũng như đối với Thần Phật.
Với tư cách là đương kim lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình không phải là người khởi xướng cuộc đàn áp này. Thay vì tiếp tục cuộc bức hại nói trên, ông ấy nên chấm dứt cuộc bức hại và không cần thiết phải trở thành người gánh tội thay cho ông Giang. Ông Tập Cận Bình cũng không nên cố gắng duy trì ác đảng vốn đang trên bờ sụp đổ này.
Một số lượng lớn thủ phạm nhắm vào Pháp Luân Công đã phải nhận lấy báo ứng. Sự ra đi của ông Giang là điềm báo cho sự giải thể nhanh chóng của ĐCSTQ. Những người vẫn đang cố gắng duy trì cuộc bức hại cần nhận biết rõ thời thế, lập tức dừng đàn áp, và lấy công chuộc tội.
Xã hội Trung Quốc hiện đang trải qua những biến đổi chưa từng có. ĐCSTQ đã đến hồi kết và sắp bị thiên thượng đào thải. Kết quả của phong trào “thoái Đảng” được thúc đẩy bởi loạt bài xã luận có nhan đề “Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản” do The Epoch Times xuất bản năm 2004, dẫn đến hơn 405 triệu người Trung Quốc đã công khai thoái xuất khỏi đảng này.
Nhã Đan và Thanh Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times