Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 vào ngày 30/11/2022. Ông Giang là người đã khởi xướng và dàn dựng cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.
Dưới sự cai trị của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp sâu rộng đối với các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999, thời điểm mà theo ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người trên khắp Trung Quốc thực hành môn tu luyện này. Pháp Luân Công bao gồm một bộ công pháp tĩnh tại và các bài giảng đạo đức bắt nguồn từ các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn.
Cuộc đàn áp của ông Giang Trạch Dân đã khiến cho hàng triệu người Trung Quốc phải chịu thống khổ, cuộc sống bị hủy hoại, gia đình phải ly tán, và vô số học viên phải chịu cảnh tra tấn và bị sát hại trong các trại lao động và nhà tù.
ĐCSTQ cũng tham dự vào hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức đối với các học viên Pháp Luân Công, một thông lệ tàn bạo trong đó các học viên bị giam giữ bị sát hại để lấy nội tạng, sau đó đem bán với giá cao trên thị trường cấy ghép — trong nhiều trường hợp là cho người ngoại quốc.
Trong suốt 23 năm đàn áp này, các học viên cả trong và ngoài Trung Quốc đã liên tục kêu gọi sự chú ý đến cuộc đàn áp tàn bạo này của chính quyền, rất nhiều học viên đã không quản hiểm nguy để nói ra sự thật ở Trung Quốc đại lục.
Dưới đây là bộ sưu tập ảnh nêu bật tình hình thực tế của cuộc bức hại đang diễn ra.
Một sĩ quan công an Trung Quốc tiếp cận một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khi anh cầm một tấm biểu ngữ có các Hán tự “Chân, Thiện, Nhẫn”, là những nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của Minghui.org)
Hai công an mặc thường phục bắt giữ một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, vào ngày 31/12/2000. (Ảnh: AP Photo/Chien-min Chung)
Hai công an Trung Quốc bắt giữ một học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 10/01/2000. (Ảnh: Chien-Min Chung/AP Photo)
Một phụ nữ cầm biểu ngữ phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công bị cảnh sát bắt giữ tại Cổng Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào ngày 25/01/2001. (Ảnh: AP Photo/Greg Baker)
Gương mặt của cô Cao Dung Dung (Gao Rongrong) sau 10 ngày bị các lính canh tại Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn dùng dùi cui điện sốc điện liên tục trong hơn bảy giờ đồng hồ, vì cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công từ 12 quốc gia thỉnh nguyện ôn hòa yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại và tra tấn đối với các học viên Trung Quốc, trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 2001. (Ảnh: Minghui.org)
Anh Zenon Dolnyckyj bị cảnh sát Trung Quốc vật ngã tại Quảng trường Thiên An Môn sau khi tham dự một cuộc biểu tình tĩnh tọa ủng hộ Pháp Luân Công vào ngày 20/11/2001. Khoảng 20 người phương Tây đã tham dự cuộc biểu tình tĩnh tọa bày và giương một biểu ngữ lớn trước khi bị công an bắt giữ. (Ảnh: AP Photo/Ng Han Guan)
Nhiều học viên phương Tây bị công an Trung Quốc và xe công an bao vây ở Quảng trường Thiên An Môn sau khi giương một tấm biểu ngữ Pháp Luân Công trên Quảng trường Thiên An Môn hôm 20/11/2001. Nhóm này sau đó đã bị công an giải đi và giam giữ. (Ảnh: AP Photo/Ng Han Guan)
Học viên Pháp Luân Công Đàm Vĩnh Khiết (Tang Yongjie) bị cai ngục tra tấn bằng cách dùng dây sắt nung đỏ trói quanh chân trong một trại lao động ở khu Bác La, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào năm 2001. (Ảnh: Minghui.org)
Anh Nhiêu Trác Nguyên (Rao Zhuoyuan) cùng con gái Nhiêu Đức Như (Rao Deru). Anh Nhiêu qua đời vào năm 2002 sau khi bị tra tấn thậm tệ trong quá trình giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công tại Melbourne, Úc, hôm 22/09/2002. (Ảnh: Chen Ming/Epoch Times)
Cô Đới Chí Trân (Jane Dai) cùng con gái, bé Trần Pháp Độ (Chen Fadu), cầm bức ảnh gia đình trước khi cha của bé Pháp Độ, anh Trần Thừa Dũng (Chen Chengyong), bị tra tấn đến tử vong vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Mimi Li/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện lại hành động trả tiền mua nội tạng người bất hợp pháp trong cuộc biểu tình ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 19/04/2006, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. (Ảnh: Jim Watson/AFP qua Getty Images)
Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada đặc trách các vấn đề về Á Châu-Thái Bình Dương trình bày một báo cáo sửa đổi về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trong khi ông David Matas, đồng tác giả của báo cáo đồng thời là luật sư nhân quyền, ở bên cạnh lắng nghe, vào ngày 31/01/2007. (Ảnh: The Epoch Times)
Đoạn phim quay bí mật từ Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia cho thấy một học viên Pháp Luân Công nằm trên giường sau khi bị tra tấn vì phản đối cuộc bức hại. Đoạn phim này được quay trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của Yu Ming)
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tưởng niệm các học viên đã bị tước đi mạng sống trong cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tại San Diego, California, năm 2009. (Ảnh: Alex Li/The Epoch Times)
Chân dung một số nạn nhân đã thiệt mạng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức một cuộc tập hợp ôn hòa gần Đại sứ quán Hoa Kỳ nhân dịp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chuẩn bị có chuyến thăm tới Malaysia, vào ngày 06/10/2013. Nhóm kêu gọi Tổng thống Obama công khai lên án cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công kéo dài 14 năm ở Trung Quốc. (Ảnh: The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công diễn hành kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc, phía sau là Điện Capitol Hoa Kỳ, tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hôm 17/07/2014. (Ảnh: Edward Dye/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm để kỷ niệm 16 năm các bạn đồng môn của họ phải đối mặt với cuộc bức hại ở Trung Quốc, gần Đài tưởng niệm Washington vào ngày 16/07/2015. (Ảnh: Petr Svab/The Epoch Times)
Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen (Cộng Hòa-Florida) trình bày tại một cuộc tập hợp kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 14/07/2016. (Ảnh: The Epoch Times)
Anh Phạm Văn Thác (Wenta Fan) cầm một tấm biểu ngữ có chân dung của mẹ mình, bà Lạc Diễm Kiệt (Yanjie Luo), người đã bị kết án 13 năm tù ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2011, bên ngoài Tòa thị chính Toronto vào ngày 25/08/2016. Anh Phạm là một trong số các học viên Pháp Luân Công tại sự kiện thỉnh cầu Thủ tướng Justin Trudeau giúp chấm dứt cuộc bức hại đối với môn tu luyện tinh thần của họ ở Trung Quốc và tìm cách trả tự do cho 12 thân nhân của công dân Canada bị bỏ tù ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Yi Ling/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công nâng cao nhận thức về nạn thu hoạch nội tạng và các tội ác nhân quyền khác ở Trung Quốc cho người dân và khách du lịch ở Santa Monica, California, hôm 17/07/2022. (Ảnh: Xu Touhui/Epoch Times)
Anh Đỗ Hải Bồng (Du Haipeng) kêu gọi thả mẹ anh, một học viên Pháp Luân Công bị cầm tù ở Trung Quốc, trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 07/01/2016. (Ảnh: Minghui.org)
Cô Tôn Thiến (Sun Qian), một học viên Pháp Luân Đại Pháp và là công dân Canada bị giam giữ tại Trung Quốc từ tháng 02/2017, trong một bức ảnh không đề ngày tháng. (Ảnh: The Epoch Times/Tài liệu phát tay)
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức một sự kiện trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal hôm 19/07/2017, đánh dấu 18 năm kể từ khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần này vào ngày 20/07/1999. (Ảnh: Nathalie Dieul/The Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công Trì Lệ Hoa (Chi Lihua) và con gái bà, cô Từ Hâm Dương (Xu Xinyang), cầm ảnh chụp trước và sau của ông Từ Đại Vi (Xu Dawei), chồng của bà Trì Lệ Hoa và cha của cô Từ Hâm Dương, tại hội nghị bàn tròn “Đàn áp Tín ngưỡng ở Trung Quốc” tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell hôm 23/07. (Ảnh: Jennifer Zeng/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham dự lễ thắp nến tưởng niệm các học viên bị sát hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ, tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 22/06/2018. (Ảnh: Mark Zou/The Epoch Times)
Dân biểu Dana Rohrabacher (Cộng Hòa-California) trình bày trước cuộc biểu tình của 5,000 học viên Pháp Luân Công và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tại Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 20/06/2018. (Ảnh: Edward Dye/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham gia lễ diễn hành đánh dấu 20 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tại Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 18/07/2019. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Ông Hùng Văn Kỳ (Jason Xiong), một học viên Pháp Luân Công bị tra tấn vì đức tin của mình ở Trung Quốc, đứng chụp hình ở Manhattan, thành phố New York, hôm 16/05/2019. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại Hoa Thịnh Đốn để tưởng niệm 22 năm cuộc bức hại ở Trung Quốc, hôm 16/07/2021. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại một sự kiện đánh dấu 22 năm ngày chính quyền Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tại Hoa Thịnh Đốn hôm 16/07/2021. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Một học viên Pháp Luân Công cầm di ảnh của cha cô, người đã thiệt mạng vì sự tra tấn mà ông phải chịu đựng ở Trung Quốc chỉ vì tín tâm của ông vào Pháp Luân Công, trong một buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân hôm 22/10 — cuộc đàn áp kéo dài một năm ở Trung Quốc, tại Đài tưởng niệm Washington hôm 16/07/2021. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công Chu Hồng Binh (Zhu Hongbin) qua đời sau khi bị tra tấn và bỏ đói trong thời gian bị cầm tù phi pháp tại Nhà tù Đại Khánh. (Ảnh: Minghui.org)
Một cô gái phát tờ thông tin trong cuộc diễn hành do các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức tại khu trung tâm của Warsaw, Ba Lan, hôm 09/09/2022. (Ảnh: Mihut Savu/The Epoch Times)
Con gái Lý Tiểu Hoa (Li Xiaohua) và mẹ cô là Cư Thụy Hồng (Ju Reihjong) tham dự buổi thắp nến tưởng niệm để tưởng nhớ các nạn nhân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 23 năm ở Trung Quốc, được tổ chức tại Đài tưởng niệm Washington hôm 21/07/2022. Bà Cư cầm di ảnh của chồng bà và cũng là cha của cô Lý, ông Lý Đức Long (Li Delong), người đã thiệt mạng trong cuộc bức hại. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Hơn một ngàn học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Washington hôm 21/07/2022. (Ảnh: Lisa Fan/The Epoch Times)
Xem thêm 28/01/2023
25/01/2023
24/01/2023