Những Ý tưởng hình thành Hiến Pháp, Phần 9: Virgil và những nhà thơ khác
Trả lời câu hỏi về loạt bài này
Một số câu hỏi đã nảy sinh trong loạt bài này, mà tôi nghĩ tốt nhất nên làm rõ ngay bây giờ.
Đầu tiên, như nhan đề của loạt bài đã chỉ ra, những bài tiểu luận này nói về những ý tưởng đã đóng góp cho Hiến Pháp của Hoa Kỳ, chứ không phải về các mục tiêu của Cách mạng Hoa Kỳ. Các mục tiêu của cuộc cách mạng đã thay đổi theo thời gian. Lúc đầu, các nhà cách mạng tìm cách khôi phục quyền tự do và quyền tự quản của người Mỹ trong Đế quốc Anh. Nhưng trong vòng 15 tháng, cuộc đấu tranh đã phát triển thành một cuộc đấu tranh giành độc lập và đòi tự do và tự quản ở phạm vi rộng lớn hơn. Sau khi chiến tranh kết thúc, mục tiêu mới của các nhà cách mạng là thiết kế một hình thức chính phủ — chính là Hiến Pháp — để bảo tồn những gì họ đã giành được.
Thứ hai, tôi đã được hỏi tại sao tôi không tập trung vào những đóng góp của vương quốc Anh và người Anh. Bất kỳ ai quen thuộc với bài viết của tôi về Hiến Pháp đều biết rằng tôi rất coi trọng những điều này. Nhưng loạt bài này được sắp xếp theo trình tự thời gian, vì vậy những điều nói trên sẽ được đề cập đến sau. Tất nhiên, bản thân các truyền thống của vương quốc Anh và người Anh đã bị ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng được mô tả trước đó trong loạt bài này.
Thứ ba, điều quan trọng là phải hiểu rằng các nhà lập hiến đã cân bằng một cách có ý thức giữa truyền thống với các bài học về lịch sử và khoa học chính trị. Họ không đơn giản sao chép hệ thống của Anh (như ông Alexander Hamilton có thể thích như vậy hơn), họ cũng không loại bỏ truyền thống và thành lập một chính phủ dựa trên triết lý suy đoán (như Thomas Jefferson và các nhà Cách mạng Pháp có thể đã làm). Theo một cụm từ của The Epoch Times, họ đã chủ động chọn cách pha trộn cả “sự thật và truyền thống” để tạo ra một thứ gì đó mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Ovid, Horace và Virgil
Như đã lưu ý trong phần thứ hai, mặt trái của đồng một dollar in hình Đại Ấn (Great Seal) của Hoa Kỳ. Bên phải là mặt trước của con dấu, có ghi phương châm tiếng Latinh E pluribus unum—“trong số rất nhiều, có một.” Bên trái là mặt sau của con dấu, có thêm hai cụm từ tiếng Latinh: Annuit coeptis và Novus ordo seclorum. Hai phần sau dựa trên những dòng được viết bởi nhà thơ La Mã Virgil. Cụ thể về điều đó như dưới đây.
Những người tham gia các cuộc tranh luận về hiến pháp 1787–90 đã đề cập đến ba nhà thơ La Mã:
- Publius Ovidius Naso, người mà những người nói tiếng Anh gọi là “Ovid” (43 TCN–17 CN),
- Quintus Horatius Flaccus, người mà chúng ta gọi là “Horace” (65–8 TCN), và
- Publius Vergilius Maro, người mà chúng ta gọi là “Virgil” hoặc “Vergil” (70–19 TCN).
Thơ của Ovid là nhẹ nhàng nhất. Ovid chủ yếu viết về tình yêu và sự quyến rũ, phép màu và thần thoại. Bài thơ dài nhất của ông là “The Metamorphoses,” kể những câu chuyện về cách con người và các vị thần bị biến đổi thành những hình dạng khác và những sinh vật khác. “The Metamorphoses” là nguồn gốc của nhiều câu chuyện cổ tích hiện đại, trong đó có “Người đẹp và quái vật”.
Tính phóng túng của Ovid đã xúc phạm đến các tiêu chuẩn đạo đức của Hoàng đế Augustus, và vào năm thứ 8 CN, Augustus đã đày ông đến bờ Biển Đen. Ovid sống ở đó cho đến cuối đời.
Tác phẩm của Ovid không phù hợp với chủ đề nghiêm túc là phê chuẩn hiến pháp. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi hồ sơ về các cuộc tranh luận hiến pháp không cho thấy ông ấy được trích dẫn thường xuyên.
Thơ của Horace bao gồm những suy ngẫm về cuộc sống hàng ngày, châm biếm, đạo đức, triết học, một số tác phẩm gợi tình, bình luận văn học và chính trị. Horace cũng đã viết “quốc ca” La Mã, bản “Carmen Saeculare.” Phần lớn chủ đề của ông phù hợp để thảo luận về hiến pháp, và những người tham gia tranh luận đã trích dẫn ông hàng chục lần. Tuy nhiên, các trích dẫn nói chung là về các chủ đề liên quan đến các vấn đề trung tâm đang được thảo luận.
Về Virgil, nếu những vị tổ phụ lập quốc của Hoa Kỳ có giải thưởng cho một nhà thơ thì ông ấy sẽ là người đoạt giải.
Cuộc đời và tác phẩm của Virgil
Virgil sinh năm 70 TCN gần Mantua (Mantova), ở miền bắc nước Ý. Đó là một vùng nông nghiệp, và tình yêu nông nghiệp và nông thôn của nhà thơ tỏa sáng trong các câu thơ của ông.
Virgil không cường tráng về thể chất, và trong phần lớn cuộc đời, ông ấy rất nhút nhát. Ông không bao giờ kết hôn hoặc tham gia vào các vấn đề chính trị hoặc quân sự. Ông trở thành người nổi tiếng chỉ vì người ta thán phục thơ của ông.
Có thể ông đã viết một số bài thơ riêng lẻ (nếu đúng là một số bài được cho là do ông sác tác), nhưng gần như tất cả các tác phẩm của ông đều nằm trong ba tác phẩm. Đầu tiên, phát hành vào khoảng năm 37 TCN, có tên là “Eclogues” (tạm dịch: Tuyển chọn). Đó là một tuyển tập gồm 10 bài thơ, trung bình mỗi bài dài 83 dòng.
“Eclogues” lấy bối cảnh ở những địa điểm thôn quê mộc mạc — đặc biệt là Arcadia, một vùng xa xôi của Hy Lạp. Các bài thơ kể về những người chăn cừu mơ mộng, những cô gái chăn cừu đôi khi dễ dãi, dê, cừu, ống khói, chảo nấu ăn, và dương thần [là nam thần của núi rừng, có nửa thân trên của con người và thân dưới là chân và móng của loài dê], cũng như các sinh vật đại loại như dương thần. Mặc dù Virgil không tạo ra thể loại thơ ca “mục đồng” này, nhưng ông đã trở thành hình mẫu vĩ đại nhất của thể loại này.
Virgil thỉnh thoảng chèn các tham chiếu đến các sự kiện chính trị xảy ra bên ngoài khung cảnh mộc mạc của Eclogues. Ví dụ, “Eclogue” thứ tư kể về sự ra đời của một cậu bé sẽ mở đầu một Thời đại Hoàng kim mới. Tác phẩm này thường được gọi là “Messianic Eclogue,” và trong những thế kỷ sau đó, nhiều tín đồ Cơ đốc giáo tin rằng Virgil đã được thần linh soi dẫn để báo trước sự ra đời của Chúa hài đồng. Đây có thể là lý do tại sao thi sĩ Dante giao cho Virgil một vai chính trong “Thần khúc” (khoảng năm 1321) của ông.
Một cụm từ trong “Messianic Eclogue”: magnus ab integro saeclorum nascitur ordo (“một trật tự vĩ đại của các thời đại phát sinh một lần nữa”) đã được rút gọn cho Đại Ấn của Hoa Kỳ thành Novus ordo seclorum — “một trật tự mới của các thời đại”.
Tác phẩm vĩ đại thứ hai của Virgil là “Georgicon” (trong tiếng Anh là “Georgics”). 2,188 dòng thơ tôn vinh nông nghiệp và nông thôn. “Georgos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nông dân.” Tôi thấy từ “Georgics” trong tiếng Latinh là khó hiểu vì nó được sử dụng rộng rãi cùng các thuật ngữ kỹ thuật nông nghiệp. Mặc dù vậy, bài thơ đã tỏa sáng.
Kiệt tác của Virgil là tác phẩm “Aeneid.” Một thiên anh hùng ca gần 10,000 dòng chứa trong 12 “cuốn sách”, “Aeneid” được mô phỏng một cách lỏng lẻo dựa trên “Iliad” và “Odyssey” của Homer. Tác phẩm bắt đầu với một cơn bão dữ dội phá hủy phần lớn hạm đội của người anh hùng thành Troy là Aeneas. Cơn bão thổi bay những con tàu sống sót vào bờ biển Bắc Phi. Sau đó, trong những đoạn hồi tưởng, bài thơ kể lại việc trong khi quân Hy Lạp đang cướp phá và đốt cháy thành Troy, Aeneas đã trốn thoát cùng cha và con trai mình, được dẫn dắt bởi một lời tiên tri rằng họ sẽ thành lập một quốc gia mới ở miền trung nước Ý. Cả trước và sau khi đổ bộ xuống châu Phi, Aeneas và các đồng đội của mình buộc phải lang thang khắp vùng Địa Trung Hải, trải qua đủ các loại phiêu lưu.
Cuối cùng, họ đến đích. Họ thiết lập tình bạn, vượt qua sự kháng cự và thiết lập tiền thân của nhà nước La Mã.
Một lời cầu nguyện trong “Aeneid” bao gồm dòng, Iuppiter omnipotens, audacibus adnue coeptis (“Sao Mộc toàn năng! Hãy chấp thuận những cam kết táo bạo của chúng tôi!”). Trên Đại Ấn của Hoa Kỳ, câu đó trở thành một lời khẳng định đơn giản: Annuit coeptis — “Ngài [Thượng Đế] đã chấp thuận các quyết định của chúng ta.”
Những Nhà Lập Quốc nước Mỹ có thể liên quan đến nhân vật Aeneas như: Ông ta là một anh hùng quân đội nhưng không phải là một kẻ lưu manh đáng ghét như Achilles của Homer. Ông ta được kính trọng và chuẩn mực (tiếng Latinh là pius). Ông thực sự cố gắng làm điều đúng đắn. Ông ta là một kiểu chiến binh như George Washington.
Những Nhà Lập Quốc cũng có thể liên tưởng đến cốt truyện của “Aeneid”: Sự lạm dụng của bộ máy ở London khiến họ cảm thấy buộc phải chạy thoát khỏi Đế quốc Anh. Họ đã chịu đựng ngọn lửa của Cách mạng, mất phương hướng về mặt chính trị trong những năm Liên minh (1781–1789), và sau đó tạo ra các thể chế cho một quốc gia mới.
Vào năm 19 TCN, Virgil bị bệnh khi đang đi trên biển đến Hy Lạp. Ông ấy trở lại Ý, nhưng sức khỏe của ông không được cải thiện. Ông cho rằng “Aeneid” chưa hoàn chỉnh và còn dở dang để công bố, vì vậy ông đã ra lệnh tiêu hủy tác phẩm sau khi ông qua đời.
Trước lòng biết ơn chân thành của các thế hệ hiện tại và tương lai, Augustus đã phản đối mệnh lệnh. Augustus hiểu rằng Virgil đã đánh giá quá thấp chất lượng công việc của chính mình. Một số phần mà “Aeneid” có vẻ chưa hoàn chỉnh là không đáng kể.
Những sáng tạo của Virgil vẫn còn rất nhiều với chúng ta ngày nay. Xem một bộ phim chẳng hạn như “Fantasia” của Disney và bạn sẽ thấy các nhân vật mục đồng ngay từ “Eclogues”. Khi nói đến “con ngựa thành Troy” và đề cập đến một đoạn phim, không phải là từ sử thi của Homer, mà là từ “Aeneid”.
Sức mạnh của thơ Virgil
Thơ của Virgil ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với công chúng La Mã và vẫn là một bài ‘hit’ trong hơn hai thiên niên kỷ. “Chuẩn mực anh hùng ca” của ông — sáu inch mỗi dòng với hai hoặc ba âm tiết mỗi inch — hoàn toàn phù hợp với chủ đề của ông ấy. Mặc dù vần điệu không thực sự được yêu cầu trong tiếng Latinh, nhưng Virgil đã chú ý cẩn thận đến âm vang của các từ, với hiệu quả đáng kinh ngạc.
Ví dụ, trong “Aeneid”, ông mô tả một xoáy nước khổng lồ là xoáy vorans, phát âm là “wor-ans wor-tex.” Bạn có thể nghe thấy tiếng “wor’s” bắt chước sức mạnh của nước. Khi mô tả cỗ xe của Neptune, Virgil đã sử dụng cách nhấn vào âm “t” và “k” để thể hiện chuyển động của việc giật dây cương.
Một trong những đoạn văn yêu thích của tôi liên quan đến cuộc phiêu lưu trong bóng tối của người anh hùng xuống thế giới ngầm. Các dòng chứa đầy âm “o” và “oo”, tất cả đều có màu đen và tím, lạnh lẽo và bí ẩn: Ibant obscuri sola sub nocte per umbram — “trong bóng tối chúng đi qua bóng đêm, bao phủ bởi màn đêm cô độc”).
Rõ ràng, không có bản dịch nào nắm bắt được sức mạnh của thơ Virgil. Khi còn trẻ, tôi đã đọc một bản tiếng Anh, nhưng đến tận 30 tuổi tôi mới được trang bị đầy đủ để đọc bằng tiếng Latinh. Cuối cùng khi tôi đã làm được điều đó, tôi hoàn toàn bị bất ngờ với những gì tôi hiểu được.
Tôi chưa bao giờ gặp bất cứ điều gì khác giống như vậy.
Và trong những năm tiếp theo từ đó, tôi chưa bao giờ có được thêm điều đó.
Các bài tiểu luận mở đầu, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám
Phần 10: Những Ý Tưởng Hình Thành Hiến Pháp: Chỉ mình thi sĩ Virgil
Minh Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times