Những Ý Tưởng Hình Thành Hiến Pháp (Phần 10): Nói riêng về Virgil
Bài tiểu luận trước thứ chín trong loạt bài này đã kể đến ba thi sĩ La Mã được tham chiếu bởi những người tham gia các cuộc tranh luận về hiến pháp năm 1787–1990, họ là Ovid, Horace và Virgil. Bài tiểu luận này giải thích tại sao Virgil là người có ảnh hưởng nhất.
Tôi đã viết: “Nếu những Nhà Lập Quốc nước Mỹ có giải thưởng cho một nhà thơ, thì ông ấy [Virgil] sẽ là người nhận giải.”
Phần này phác thảo chi tiết hơn về ảnh hưởng của Virgil đối với những nhà lập hiến.
Như có liên quan trong bài tiểu luận thứ hai của loạt bài này, các nam sinh thời lập quốc bắt đầu học tiếng Latinh vào khoảng 8 tuổi. Vài năm sau, họ đọc thơ của Virgil.
Không giống như Plato, Aristotle, Polybius và Cicero, Virgil ít nói về lợi ích so sánh của các thể chế chính trị. Không ai có thể được công bố là tác giả của bất kỳ điều khoản cụ thể nào trong Hiến Pháp, [tuy nhiên] “Virgil đã giúp xây dựng thể thức của các điều khoản này.”
Tôi cho rằng quý vị có thể lập luận rằng (1) Tình yêu dành cho nông nghiệp của Virgil, như được phản ánh trong bài thơ “the Georgics” (Người Georgia) đã góp phần lý tưởng hóa việc làm nông của nhiều Nhà Lập Quốc và do đó, (2) thúc đẩy mong muốn bảo vệ đất nông nghiệp và nông cụ từ các cơ quan thu thuế liên bang, (3) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua các điều khoản phân bổ [tỷ lệ] trong Hiến pháp (Điều I, Mục 2, Khoản 3 và Điều I, Mục 9, Khoản 4). Nhưng phần lớn, ảnh hưởng của nhà thơ đối với những người lập hiến Hoa Kỳ thuộc một kiểu hoàn toàn khác. Sử thi vĩ đại “Aeneid” của ông đã truyền cảm hứng: Như đã lưu ý trong bài tiểu luận trước, nhân vật trung tâm [Virgil] đã thu hút những người xây dựng Mỹ quốc, và có những điểm tương đồng giữa cốt truyện và cuộc đời với những nhà lập quốc.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, Virgil đã cung cấp cho thế hệ của những Nhà Lập Quốc những cách giao tiếp có tác động lớn hơn.
Kinh nghiệm cá nhân
Sau khi bắt đầu học tiếng Latinh ở tuổi 32, tôi nhận thấy rằng tôi đang trải nghiệm môi trường của mình khác đi. Tiếng Latinh được đưa vào thế giới của chúng ta theo vô số cách, có cách ta nhận thức được và cả cách không nhận thức được. Do đó, sự quen thuộc với ngôn ngữ đã cho phép tôi nhìn thế giới ở một chiều không gian xa hơn. Tôi giống như một người đàn ông đã sống cả đời với thị lực chỉ bằng mắt trái nhưng sau đó trải qua một ca phẫu thuật để có thể nhìn được bằng mắt phải. Bây giờ tôi đã nhìn thấy mọi thứ sâu sắc và ba chiều hơn bao giờ hết.
Phần lớn các Nhà Lập Quốc Hoa Kỳ là những người theo chủ nghĩa hiện thực. Họ nhận thức thế giới như nó vốn có, không phải như họ mong muốn. Hơn nữa, họ có thể đoán trước những kết quả có thể xảy ra trong tương lai từ những quyết định hiện tại. Họ rất giỏi trong việc truyền đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh.
Nhưng — và đây là điểm mấu chốt — chúng không chỉ giới hạn trong tiếng Anh. Hầu hết những người bình luận về Hiến Pháp, cũng như một tỷ lệ lớn những người đã nghe các bài phát biểu hoặc đọc các bài viết của họ, đã học tiếng Latinh — và đặc biệt là thơ của Virgil. Những người tham gia các cuộc tranh luận phê chuẩn có thể bổ sung tiếng Anh bằng cách sử dụng cách diễn đạt của Virgil để mô tả hoàn cảnh hiện tại và những khả năng sẽ diễn ra trong tương lai. Virgil đã giúp cho thông điệp của họ trở nên mạnh mẽ hơn.
Virgil và George Mason
Ông George Mason của Virginia đã tham gia tích cực vào việc soạn thảo Hiến Pháp. Nhưng ông không hài lòng với bản dự thảo của hội nghị và phản đối việc phê chuẩn.
Hiểu những bận tâm của Mason là chìa khóa để hiểu Hiến Pháp ở bản thảo cuối cùng. Một lý do khiến văn kiện cho phép một “công ước đề nghị tu chính” dựa trên quyền của tiểu bang là do ông Mason đã lo sợ về khả năng chuyên chế của liên bang và nhấn mạnh vào điểm đó trong những ngày bế mạc của Hội nghị Lập hiến. Một lý do khiến chúng ta có Đạo luật Nhân quyền (Bill of Rights) là nhờ ông đã kiên quyết bảo vệ nó trong các cuộc tranh luận phê chuẩn.
Tại hội nghị phê chuẩn ở Virginia, ông cảnh báo rằng nếu các điều khoản ‘ex post facto’ (không hồi tố) của Hiến Pháp được diễn giải quá rộng, các tòa án có thể tước quyền sở hữu của những người đã mua và định cư trên các vùng đất trống. Ông bày tỏ mối quan tâm của mình bằng tiếng Anh rõ ràng. Sau đó ông nói:
“Những người nông dân của chúng ta sẽ giống như những người mà Virgil đã đề cập, bị hủy hoại và khốn khổ, bị đuổi khỏi trang trại của họ và buộc phải rời bỏ đất nước của họ: Nos patriam fugimus—et dulcia linquimus arva.”
Câu thơ tiếng Latinh xuất phát từ Eclogue đầu tiên của Virgil. Nó có nghĩa là “Chúng tôi chạy trốn khỏi quê hương của mình; chúng tôi từ bỏ đất nước ngọt ngào của chính mình.” Đó là lời than thở của những người nông dân La Mã bị đuổi khỏi vùng đất tổ tiên của họ trong những cuộc nội chiến gây ra. Ý thơ mà ông Mason nhắc đến truyền đạt nỗi buồn cho bất kỳ ai biết “The Eclogues”.
Các hội nghị tiểu bang sau đó đã coi trọng quan điểm của ông. Họ quy định rằng quyết định phê chuẩn Hiến Pháp của họ dựa trên giả định rằng các điều khoản ‘ex post facto’ chỉ giới hạn trong các vụ án hình sự. Năm 1798, Tối cao Pháp viện đã phán quyết như vậy.
Virgil trong Hồ sơ Phê chuẩn Hiến Pháp
Ông Mason là người duy nhất phản đối Hiến Pháp (“Người theo chủ nghĩa chống liên bang”), người đã viện đến Virgil để miêu tả những hậu quả thảm khốc của việc phê chuẩn. Một người theo chủ nghĩa chống liên bang ở Maryland viết với tên “Người Nông dân” (có thể là John Francis Mercer) đã cảnh báo rằng Hiến Pháp có thể mang lại mức thuế liên bang nặng nề. Ông ấy đã sử dụng một câu thoại trong Eclogue thứ ba kể về một người chăn cừu tham lam vắt sữa con cừu của mình hai lần mỗi giờ, do đó cướp đi nguồn dinh dưỡng của những chú cừu con.
Một người theo chủ nghĩa chống liên bang khác đã cảnh báo về Hiến Pháp bằng một phép ẩn dụ phổ biến hiện nay từ “The Eclogues”: “Một con rắn nằm trong cỏ.” Còn một câu chuyện khác, mượn từ sử thi “Aeneid”, trích dẫn những dòng trong câu chuyện về cách quân Troy kéo con ngựa gỗ định mệnh vào thành phố của họ:
Instamus tamen immemores caecique furore
et monstrum infelix sacrata sistimus arce.
“Tuy vậy, chúng tôi vẫn tiến về phía trước, không suy nghĩ, mù quáng bởi sự điên cuồng,
và dựng con quái vật mang điềm xấu trong thành lũy thiêng liêng của chúng tôi.”
Một người theo chủ nghĩa chống liên bang ở New York đã sử dụng một câu thoại trong “Aeneid” để cảnh báo những người đồng hương của mình: Heu fuge rawles terras, fuge litus avarum—“Hãy nghe! Hãy chạy trốn khỏi những vùng đất độc ác, chạy trốn khỏi bờ biển man rợ.” Một nhà viết tiểu luận ở New Hampshire ký tên mình là “Phileleuthos” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người yêu tự do”) đã bực tức thách thức những người ủng hộ Hiến Pháp bằng một câu hỏi, cũng mượn từ “Aeneid”: Quid miseros totiens in aperta pericula cives proicis? — “Tại sao ngươi có thể liên tục đẩy những người đồng bào khốn khổ của mình vào chỗ nguy hiểm rõ ràng?”
Phe ủng hộ Hiến pháp (“Liên bang”) cũng viện đến thi sĩ Virgil. Một tác giả đã mượn từ “Aeneid” để làm nổi bật tình trạng đáng buồn của Liên minh theo Điều khoản Hợp bang: Sunt lacrimae rerum—“Có nước mắt cho mọi thứ.” Một người khác thay đổi một trích dẫn từ cùng một nguồn để than thở về sự khó khăn mà tiền giấy đã gây ra cho những người tiết kiệm đầy trách nhiệm: Hic Labour, hoc opus est—“Đây là cực nhọc, đây là nhiệm vụ.”
Ông Charles Carroll của thành phố Carrollton ở Maryland đã trích dẫn những dòng từ “Aeneid” để dự đoán rằng cũng tương tự như tâm linh của vũ trụ dẫn động thế giới, chính phủ liên bang sẽ tái lập liên minh dựa theo Hiến Pháp:
Spiritus intus alit: totamque infusa per artus
Mens agitat molem, et magno se corpore miscet.
“The spirit nourishes, the limbs infused,
the mind sways the mass and mixes with the great body.”
“Tinh thần nuôi dưỡng, chân tay truyền dẫn,
tinh thần rung lắc vật chất và trộn lẫn với cơ thể vĩ đại.”
(Lưu ý việc Virgil sử dụng phép ám chỉ trong dòng thứ hai của bản gốc tiếng Latinh và việc tái tạo hiệu ứng này trong bản dịch thuật là rất khó.)
Nhưng trong khi vấn đề vẫn chưa được quyết định, những người nôn nóng ủng hộ Liên bang chỉ có thể đưa ra lập luận của mình và chờ đợi. Một số người đọc thuộc lòng câu thơ của sử thi Aenead, Forsan et haec olim meminisse iuvabit— “Có lẽ một ngày nào đó sẽ rất vui (hoặc hữu ích) khi nhớ lại điều này.”
Tất nhiên, cuối cùng, những người theo chủ nghĩa Liên bang đã chứng tỏ được tính thuyết phục của họ. Khi hết tiểu bang này đến tiểu bang khác phê chuẩn văn kiện, các biên tập viên tờ báo ủng hộ Hiến Pháp đã vui mừng với những dòng từ Eclogue thứ tư (“Messianic”):
Incipient magni procedere menses
“The great months [i.e., ages] will now go forth.”
Redeunt Saturnia regna.
“The Golden Age returns!”
“Những tháng tuyệt vời [tức là các thời đại] bây giờ sẽ trôi qua.”
Redeunt Saturnia regna.
“Kỷ nguyên vàng trở lại!”
———–
Các bài tiểu luận mở đầu, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám và thứ chín
Phần 11: Những Ý Tưởng Hình Thành Hiến Pháp: Livy
Minh Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times