Những người theo chủ nghĩa xã hội sử dụng trường công để phá hoại trình độ học vấn ở Hoa Kỳ
Bài viết này là phần 5 trong loạt bài tìm hiểu về nguồn gốc của nền giáo dục công lập ở Hoa Kỳ.
Mời quý vị xem trọn bộ loạt bài này tại đây:
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13.1,13.2,14,15,16.1,16.2
Nạn mù chữ và sự phớt lờ thực trạng này đang phổ biến ở Hoa Kỳ, nó đại diện cho một mối đe dọa hiện hữu đối với quốc gia này. Nhưng may mắn thay, cả nguyên nhân và giải pháp của cuộc khủng hoảng đó đều không phải là một bí ẩn, ít nhất là đối với những ai đã nghiên cứu nó.
Chịu trách nhiệm cho vấn đề này là các “nhà giáo dục” theo xã hội chủ nghĩa vào giữa những năm 1800. Cụ thể là phương pháp luận ngụy tạo họ sử dụng để mượn cớ “dạy đọc” cho trẻ em. Tuy nhiên, câu trả lời cho cuộc khủng hoảng mù chữ rất đơn giản: Hoa Kỳ phải quay trở lại những gì đã hoạt động hiệu quả hàng nghìn năm qua và vẫn hoạt động ngày nay: Hướng dẫn đánh vần có hệ thống.
Người dân Hoa Kỳ gần như chắc chắn là những người biết chữ nhiều nhất trên hành tinh vào những năm 1700 và 1800. Trên thực tế, những người Thanh Giáo định cư sớm nhất ở Massachusetts đã say mê đọc sách đến mức vào những năm 1640, họ đã thông qua “Đạo luật về Quỷ Satan xưa” (Old Deluder Satan Act) bắt buộc mọi người phải học đọc. Lý do là bởi vì nếu không có kiến thức về Kinh Thánh, ma quỷ sẽ dễ dàng lừa gạt cộng đồng của họ hơn. Vì vậy, mọi thị trấn phải tiến đến phổ cập biết chữ.
Niềm đam mê đọc viết này đã biến Hoa Kỳ thành một xã hội có nhiều người biết chữ nhất cho đến thời điểm đó. Theo nghiên cứu của học giả Kenneth Lockridge của Đại học Montana “Tỷ lệ biết chữ ở thuộc địa New England” (Literacy in Colonial New England), có 90% người biết chữ vào năm 1800; ở các thành phố như Boston, con số này là gần 100%.
Điều này cũng đúng với cả phụ nữ. Theo ước tính của Joel Perlmann từ trường Bard College và Dennis Shirley từ trường Boston College, hầu như tất cả phụ nữ sinh vào đầu những năm 1800 đều biết chữ.
Vào thời điểm đó, người dân Hoa Kỳ cũng công nhận điều này. Trong nghiên cứu đột phá năm 1812 của mình “Giáo dục Quốc gia ở Hoa Kỳ” (National Education in the United States of America), Du Pont de Nemours ước tính rằng ngay cả trong số những người trẻ tuổi, tỷ lệ người không thể viết chữ – thậm chí là không thể viết ngay ngắn – chỉ có không quá 4/1000.
Năm 1800, tờ Boston Review đưa tin rằng không có quốc gia nào khác trên thế giới có tỷ lệ dân số sở hữu ít nhất các kỹ năng đọc viết cơ bản và hiểu biết về “đại cương khoa học” cao hơn Hoa Kỳ.
Xem xét các tài liệu như Bài báo Liên bang, vốn dành cho người dân Hoa Kỳ bình thường, rõ ràng là trình độ biết chữ vào cuối những năm 1700 là phi thường, đặc biệt là theo tiêu chuẩn ngày nay.
Đáng chú ý là tất cả những thành quả này hầu như không có sự can thiệp của chính phủ vào giáo dục. Trên thực tế, hầu hết trẻ em đã học đọc từ gia đình, sử dụng các tài liệu đơn giản nhưng hiệu quả cao như “Blue Back Speller” của Noah Webster và “New England Primer”. Hai công cụ này vừa dạy đọc bằng ngữ âm vừa cung cấp những bài học đạo đức quý giá.
Khủng hoảng trình độ học vấn
Đến giữa thế kỷ 20, mọi thứ đã thay đổi. Một cuộc khủng hoảng về khả năng đọc viết chưa từng có trong lịch sử thế giới đã diễn ra. Tỷ lệ biết chữ bắt đầu giảm mạnh, đặc biệt là sau Thế chiến thứ II.
Ngày nay, dữ liệu của chính phủ cho thấy sự sụt giảm thê thảm về khả năng đọc. Vào năm 1993, chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện nhất về khả năng đọc viết cho đến thời điểm đó. Và kết quả thật kinh ngạc.
Vào ngày 9/9 năm đó, trích dẫn nghiên cứu, tờ Boston Globe cho biết “gần một nửa số dân Hoa Kỳ đọc và viết kém đến mức họ khó có thể tìm được một công việc tử tế”. Nhiều nhà phân tích khác kết luận rằng gần một nửa dân số quốc gia hoặc mù chữ hoặc ít nhất là gần mù chữ. Nói tóm lại, Hoa Kỳ đã bị “tàn tật”.
Một nghiên cứu liên bang khác được thực hiện một thập kỷ sau đó cũng cho kết quả tương tự. Con số thậm chí còn tồi tệ hơn ở một số khu vực nhất định và trong giới trẻ Hoa Kỳ. Theo Khảo sát Tiến bộ Giáo dục Quốc gia gần đây nhất của chính phủ liên bang, chỉ khoảng một phần ba học sinh trung học phổ thông đọc thành thạo.
Và ở Hoa Thịnh Đốn, một báo cáo của Cơ quan Giáo dục Tiểu bang tiết lộ rằng 2/3 dân số trưởng thành biết chữ, giảm xuống còn 50% ở một số phường. Đáp lại, các quan chức hàng đầu của thủ đô đã có một chuyến đi đến Cuba cộng sản để xem chế độ tàn sát đó “giáo dục” trẻ em như thế nào.
Tất nhiên, đã có một bản tóm tắt dự báo trước những gì đang diễn ra bây giờ ở Boston dưới thời Bộ trưởng Giáo dục Massachusetts khi đó là Horace Mann. Ông vốn là một người Utopian theo chủ nghĩa tập thể. Ông đứng đầu chiến dịch chính phủ tiếp quản trường học ở tiểu bang của mình và hơn thế nữa vào giữa những năm 1800. Nhưng các nhà giáo dục chuyên nghiệp có kinh nghiệm đã nhanh chóng và khéo léo vạch trần những thủ đoạn đó nên hạn chế được những thiệt hại.
Thủ đoạn bịp bợm của chủ nghĩa tập thể
Gốc của vấn đề bắt nguồn từ phương pháp dạy đọc. Hệ thống chữ viết trong tiếng Anh dựa trên các ký tự phiên âm, với mỗi chữ cái đại diện cho một hoặc nhiều âm thanh. Ví dụ: chữ cái “b” tạo ra âm thanh “buh”, trong khi chữ “p” tạo ra âm thanh “puh”.
Vì vậy, từ khi người Phoenicia phát triển hệ thống chữ viết này hàng ngàn năm trước, dạy một cá nhân cách đọc nghĩa là cung cấp cho học sinh kiến thức để phát âm các chữ cái, kết hợp chúng với nhau và sau đó giải mã các từ.
Mục sư Thomas Gallaudet của Connecticut, một bộ trưởng và nhà giáo dục tuyệt vời theo Cơ Đốc Giáo, sau khi học hỏi từ một bộ trưởng Pháp ở Paris đã tiên phong cho một hệ thống mới. Nó được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là phương pháp “toàn bộ từ” (whole-word), phương pháp “nhìn như nói” (look-say) hoặc phương pháp “nhìn từ” (sight-word). Rõ ràng là Gallaudet không có gì ngoài thiện ý, ngay cả khi những ý tưởng của ông tạo ra rất nhiều vấn đề.
Với cương vị là giám đốc của Viện tỵ nạn Hoa Kỳ tại Hartford về Giáo dục người Điếc và Câm từ năm 1817 đến 1830, Gallaudet đã làm việc để cải tiến các phương pháp dạy đọc cho trẻ em bị câm điếc. Bởi vì trẻ điếc không có khả năng nghe âm thanh nên dạy chúng liên kết một số âm thanh với một số chữ cái rõ ràng là không khả thi.
Vì vậy, thay vào đó, ông dạy bọn trẻ nhìn toàn bộ các từ dưới dạng chữ tượng hình, tương tự như hệ thống chữ viết của Trung Quốc, như thể bản thân các từ là biểu tượng, thay vì coi chúng là một nhóm ký hiệu và mỗi từ đại diện cho một âm thanh. Theo đó, thay vì dạy trẻ rằng từ “hat” (“mũ”) bao gồm ba ký tự, mỗi ký tự đại diện cho một âm cụ thể, Gallaudet sẽ cho trẻ thấy toàn bộ từ đó cùng với hình vẽ một chiếc mũ, khuyến khích trẻ ghi nhớ toàn bộ từ và nghĩa của nó.
Đối với trẻ em khiếm thính, đây là một bước tiến vượt bậc. Nhưng Gallaudet và những người khác đã đưa ra giả thuyết không chính xác rằng phương pháp tương tự này cũng hiệu quả với trẻ bình thường. Gallaudet thậm chí còn viết một cuốn sách dạy đọc vỡ lòng dựa trên những ý tưởng này, và bắt đầu quảng bá phương pháp của mình trong giới giáo dục và các ấn phẩm.
Chỉ vài tháng ngắn ngủi sau khi được chọn làm Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của khối thịnh vượng chung vào năm 1837, vốn là một người theo chủ nghĩa tập thể luôn sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn, Mann đã giám sát việc đưa hệ thống mới này vào các trường tiểu học của chính phủ ở Boston.
Đó là một thảm họa.
Về cơ bản, trẻ em đột nhiên gặp khó khăn khi học đọc, nhiều trẻ có các triệu chứng được chẩn đoán ngày nay là “chứng khó đọc”.
Trong vòng vài năm, các hiệu trưởng trường học ở Boston đã hợp lực để vạch trần và ngăn chặn thủ đoạn này trước khi nó gây thêm thiệt hại. Trong một bài báo gây nhức nhối, hơn 30 hiệu trưởng trường học đã viết rằng: “Như đề xuất của ông Mann và những người khác, một sự thay đổi như vậy không được kêu gọi, cũng không được duy trì, bởi những lý do đúng đắn.”
Các ý kiến phản biện được đưa ra trong “Nhận xét về Báo cáo thường niên lần thứ bảy của Hon. Horace Mann” (Remarks on the Seventh Annual Report of the Hon. Horace Mann) chỉ ra rằng nhiều lập luận mà được đưa ra ủng hộ phương pháp toàn từ (whole-word) là “ngụy biện” và “dựa trên những tiền đề sai lầm”. Nhiều lập luận khác thì không liên quan.
Và kết quả cũng rất rõ ràng: “Quá trình thử nghiệm hệ thống mới đã có sự bại hoại nghiêm trọng.” Đó là kết cục của thủ đoạn trên, ít nhất là trong một thời gian.
Phục hồi thủ đoạn bịp bợm
Thật đáng kinh ngạc, khoảng 50 năm sau khi bị coi là có hại, phương pháp toàn từ này được “nhà cải cách giáo dục” John Dewey làm sống lại. John Dewey là một nhà xã hội chủ nghĩa cứng rắn, gần như được công nhận là cha đẻ của hệ thống giáo dục công lập “cấp tiến” của Hoa Kỳ.
Tuy Mann có thể thực sự tin rằng phương pháp toàn từ sẽ hiệu quả, nhưng có vẻ như Dewey không bị ảo tưởng như vậy. Đầu tiên, phương pháp này đã bị lên án triệt để vào những năm 1840 dưới thời Mann. Ngoài ra, Dewey đã sử dụng phương pháp này cho những đứa trẻ trong trường “thực nghiệm” của ông ở Chicago, và kết quả tương tự như những gì diễn ra ở các thế hệ trước đó tại Boston: trẻ em không thể đọc đúng cách.
Dewey cũng để lại bằng chứng xác thực về mong muốn cố ý phá hủy tỷ lệ biết chữ cao ở trẻ em Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Trong bài luận năm 1898 gây tranh cãi của mình “Giáo dục Tiểu học Fetich” (The Primacy Education Fetich), ông công khai lập luận rằng các trường học không nên chú trọng dạy đọc vì ông tin rằng nó sẽ dẫn đến chủ nghĩa cá nhân.
Trên thực tế, ông nói rằng trẻ em mới đi học không nên được hướng dẫn nhiều về “3 Rs”; đọc, viết và số học. Thay vào đó, vì rất hâm mộ Liên Xô, Dewey nghĩ rằng trẻ nhỏ hầu hết cần được xã hội hóa đúng cách để trở thành những thành viên có ích cho tập thể.
Ông biết ý tưởng của mình sẽ không được các bậc cha mẹ, giáo viên hay những người đóng thuế của thời đại này tán thành. “Thay đổi phải đến dần dần”, Dewey viết trong bài luận đó. “Việc ép buộc nó quá mức sẽ ảnh hưởng đến thành công cuối cùng bằng cách tạo ra một phản ứng bạo lực.” Vì vậy, ông cầu cạnh gia tộc Rockefeller và giới tinh hoa.
Nhiều năm sau, các học trò của Dewey, một tập hợp hỗn độn gồm những người theo chủ nghĩa xã hội và những người theo Thuyết ưu sinh phân biệt chủng tộc, đã tạo ra sách tập đọc vỡ lòng dựa trên phương pháp toàn từ. William Gray tại Đại học Chicago, nơi Dewey là trưởng khoa giáo dục trong nhiều năm, đã sản xuất loạt phim “Dick and Jane”. Trong khi đó, Arthur Gates tại Cao đẳng Sư phạm của Đại học Columbia, trường Dewey theo học sau khi tốt nghiệp Đại học Chicago, đã sản xuất cuốn Macmillan Readers.
[Thuyết ưu sinh là “khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số”, thường là dân số loài người. Thuyết ưu sinh rất nổi tiếng vào những thập niên đầu thế kỷ 20.]
Phải mất một thời gian họ mới bắt kịp ở Hoa Kỳ. Nhưng sau Thế chiến thứ II, khi nhiều tiền thuế bị tiêu tốn, nhiều học sinh của các trường học khu trên khắp Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi Dewey và thuộc hạ của ông; chúng đã bắt đầu mua sách và họ đã áp đặt phương pháp toàn chữ cho hàng triệu học sinh ngây thơ.
Tỷ lệ biết chữ nhanh chóng lao dốc.
Đến những năm 1950, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đến mức công chúng bắt đầu đặt câu hỏi. Và vào năm 1955, Rudolf Flesch đã xuất bản cuốn sách gây chấn động “Tại sao Johnny không thể đọc” để phanh phui trò lừa bịp.
“Việc dạy đọc trên khắp Hoa Kỳ, trong tất cả các trường học, trong tất cả các sách giáo khoa là hoàn toàn sai lầm và trái với mọi logic và lẽ thường,” ông giải thích, chỉ trích phương pháp toàn từ và cuộc khủng hoảng đọc viết mà nó gây ra.
Vụ bê bối sau đó khiến nhiều trường phải khôi phục lại cách dạy ngữ âm truyền thống. Nhưng những người Utopian ủng hộ cách đọc quái gở đó không biến mất. Chưa đầy 20 năm sau khi Flesch vạch trần chúng, nhà giáo dục huyền thoại và chuyên gia đọc sách, Tiến sĩ Samuel Blumenfeld cũng phanh phui họ một lần nữa trong “Những người mù chữ mới”. Trong cuốn sách, ông đã phân tích một cách có hệ thống những cuốn sách dạy đọc phổ biến nhất đang được sử dụng trên khắp Hoa Kỳ, làm nổi bật các vấn đề của chúng và cho thấy những thiệt hại to lớn chúng gây ra cho trẻ em.
Vụ bê bối một lần nữa xảy ra. Và một lần nữa, những người ủng hộ thủ đoạn bịp bợm lại đặt tên cho các âm mưu của họ là “toàn bộ ngôn ngữ” (whole language) và đưa ra những thay đổi nhỏ, sau đó nhắm thẳng vào hàng triệu trẻ em Hoa Kỳ tàn tật.
Thật đáng kinh ngạc khi một số “nhà giáo dục” không có kinh nghiệm nào lại tranh cãi rằng dạy trẻ em đọc đúng cách là một phần trong một âm mưu to lớn của “cánh hữu”.
Giờ đây, dùng công nghệ mới để quét não đã cho thấy những tổn thương não bộ của những đứa trẻ là nạn nhân của trò lừa đảo. Tiến sĩ Stanislas Dehaene, Giám đốc Đơn vị Hình ảnh Thần kinh Nhận thức (Cognitive Neuro-Imaging Unit) tại Saclay, Pháp, đã chứng minh tác hại đó. Ông giải thích rằng phải dạy trẻ em đọc bằng cách cho chúng biết sự tương ứng giữa âm thanh và chữ cái một cách có hệ thống.
Các cơ sở giáo dục giả vờ như không nhận thấy. Và điều phi lý vẫn tiếp tục diễn ra.
Ngày nay, phương pháp “toàn từ ngữ” vẫn ám ảnh các trường công lập trên khắp Hoa Kỳ, thường được sử dụng dưới các thuật ngữ mới như “đọc viết cân bằng” và “đọc có hướng dẫn”. Theo tiêu chuẩn giáo dục “cốt lõi chung” (Common Core) quốc gia do cựu Tổng thống Barack Obama áp đặt cho Hoa Kỳ, trẻ em mẫu giáo thậm chí còn được yêu cầu ghi nhớ “các từ nhìn” (sight words). Điều này giúp tăng cường phản xạ toàn từ và có thể gây ra khuyết tật đọc suốt đời, mặc dù có một chút ngữ âm xen vào.
Có lẽ đáng kinh ngạc hơn là mặc dù các phương pháp đó đã hoàn toàn mất uy tín từ những năm 1840, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tuyên bố trẻ em trên toàn thế giới vẫn nên học “từ vựng thông dụng” (sight vocabulary).
Hãy cân nhắc điều này: Những người không thể đọc không thể tự giáo dục bản thân một cách dễ dàng. Họ cũng dễ dàng bị kiểm soát và bị thao túng hơn nhiều. Và có lẽ đó chính là vấn đề.
Với Mann, đây có thể hoàn toàn là một sai lầm ngây thơ. Chắc chắn, điều đó đúng với hầu hết các giáo viên ở Hoa Kỳ ngày nay – những người không được đào tạo để dạy đọc đúng cách.
Nhưng thực tế là “sai lầm” to lớn này vẫn tiếp tục được các cơ sở giáo dục ủng hộ cho đến ngày nay và dường như luôn luôn được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tập thể. Điều này cho thấy rằng có một âm mưu xấu xa hơn nhiều đang diễn ra.
Ông Alex Newman là một cộng tác viên tự do. Ông Newman là một ký giả, nhà giáo dục, tác giả, và nhà tư vấn quốc tế từng đạt giải thưởng, người đã đồng sáng tác cuốn sách “Tội Ác của Các Nhà Giáo Dục: Cách Những Người Theo Chủ Nghĩa Bình Quân đang Sử Dụng Trường Học của Chính Phủ để Hủy Hoại Trẻ Em Mỹ” (“Crimes of the Educators: How Utopians Are Using Government Schools to Destroy America’s Children”). Ông là giám đốc điều hành của Public School Exit cũng như của Liberty Sentinel Media, và viết cho các ấn phẩm đa dạng ở Hoa Kỳ và ngoại quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.