Những món tráng miệng nhúng mật ong cho một năm mới ngọt ngào trong ‘Tết Do Thái’ Rosh Hashanah
Trong cuốn sách dạy nấu ăn có nhan đề “Little Book of Jewish Sweets,” chuyên gia ẩm thực Leah Koenig đã viết về ngày Tết Rosh Hashanah của người Do Thái rằng “sự ngọt ngào là điều tối quan trọng.” Các bữa ăn mùa lễ hội trong dịp Năm Mới của người Do Thái, năm nay bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày Chủ Nhật, 29/09 và kết thúc vào lúc mặt trời lặn của ngày thứ Ba, 1/10, tràn ngập biểu tượng ẩm thực. Những món đồ ăn ngọt, một chủ đề phổ biến, có ý nghĩa là mở ra một năm mới thật suôn sẻ.
Cô Koenig giải thích, theo truyền thống, bữa ăn vào đêm đầu tiên bắt đầu với món lát táo nhúng trong mật ong, với hình dáng tròn đầy của loại trái cây này cùng với vị ngọt của cả táo và mật ong biểu thị cho những mong ước về một năm sắp đến thật đủ đầy và suôn sẻ.
Một món ăn thường thấy khác là bánh mì trứng truyền thống của người Do Thái, được rắc thêm nho khô để tạo vị ngọt và quấn thành hình xoắn ốc để tạo độ tròn và đầy đặn, và thường được nhúng trong mật ong rồi mới dùng. (Cô Koenig, một người Do Thái Ashkenazi, thay vì nhúng bánh vào mật ong, cô lại nhúng từng miếng bánh vào trong phần súp gà của mình: “một sự kết hợp nghe có vẻ hơi phi lý nhưng lại là thứ tạo ra những điều kỳ diệu,” cô nói.)
Những người Do Thái Ashkenazi cũng dùng món bánh táo (apfelkuchen) và bánh mật ong (lekach), “truyền thống nướng bánh táo và mật ong trực tiếp vào món tráng miệng,” cô Koenig nói. Trong cuốn sách “Little Book of Jewish Sweets,” cô phối trộn cả hai loại bánh trên thành một loại bánh lớn, kết hợp tuyệt hảo giữa táo và mật ong, được tạo ngọt từ mật ong, tạo hương từ cà phê và các gia vị có tính ấm, và cắt ngang bằng một lớp táo mềm, thơm mùi quế. Phần “nửa táo” của cái bánh là dựa theo công thức của mẹ cô.
Cuốn sách cũng có một công thức cho món bánh teiglach, một món ăn truyền thống của người Ashkenazi được làm từ viên bột tròn nướng và được nhúng ngập trong si rô mật ong. Món tráng miệng này có “nguồn gốc xa xưa xuất phát từ một số loại bánh tráng miệng căn bản nhất chính là những viên bột được đun sôi nhào trong mật ong,” cô Koenig nói, nhưng thời nay người ta không còn ăn món này nữa, lý do là vì loại bánh này bị xem là lỗi thời và không hấp dẫn — mà không phải là do cách nướng bánh của người Do Thái hiện đại có khuynh hướng “sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và không may khiến bánh bị khô.” Để hồi sinh dòng bánh cổ điển này, cô Koenig đã phá vỡ vị ngọt đơn điệu bằng cách thêm vỏ chanh tươi và gừng kết tinh vào loại bánh này.
Ngoài vị ngọt đặc trưng, truyền thống cũng cho rằng khi người ta ăn những quả lựu đầy hạt, chẳng hạn, tượng trưng cho một ước vọng có một năm sung túc và thật nhiều điều tốt đẹp; và dùng một loại “trái cây mới,” loại này đã không có trong năm, sau khi cầu nguyện bày tỏ lòng biết ơn để bước vào một vụ mùa sắp đến. Trong khi đó, theo truyền thống thì người Do Thái Sephardi và Mizrahi sẽ tham dự bữa ăn Lễ Vượt Qua thịnh soạn gồm nhiều món ăn mang tính biểu tượng, trước khi dùng người ta sẽ thực hiện một phần cầu nguyện và mỗi món đều tượng trưng cho một ý định khác nhau, thường bắt nguồn từ cách chơi chữ dựa trên tên của món ăn.
Dưới đây, cô Koenig sẽ chia sẻ các công thức làm món bánh táo mật ong, món teiglach, và món baklava — những món mà đoan chắc rằng sẽ mang lại một năm suôn sẻ và thật nhiều niềm vui phía trước.
CÔNG THỨC: Bánh táo mật ong
CÔNG THỨC: Teiglach (Bánh bao mật ong với gừng kết tinh)
CÔNG THỨC: Fig Baklava
Nam Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.