Những lời dối trá của Phe thiên tả về Tối cao Pháp viện
Khi Tối cao Pháp viện bắt đầu nhiệm kỳ mới vào hôm thứ Hai (03/10), The New York Times, The Washington Post, CNN, và các hãng thông tấn thiên tả khác đã đồng loạt tung tin, lặp lại cùng một lời dối trá trắng trợn rằng: Tối cao pháp viện đang “khủng hoảng” và nhanh chóng đánh mất niềm tin của công chúng. The Times công bố nguyên nhân là do “không bảo mật”. Tối cao Pháp viện đã trở thành “một cánh tay tư pháp của Đảng Cộng Hòa.” Điều đó là hoàn toàn sai sự thật.
Vào tháng 07/2020, tất cả chín vị thẩm phán đã bác bỏ lập luận của Tổng thống (TT) Donald Trump, rằng với tư cách là một tổng thống đương nhiệm, ông có quyền được bảo vệ trước cuộc điều tra của ông Cyrus Vance, Biện lý quận Manhattan. Sau cuộc bầu cử năm 2020, các thẩm phán đã thống nhất từ chối cả ba kiến nghị từ Đội ngũ của TT Trump để kiểm tra lại hoạt động kiểm đếm phiếu ở Wisconsin và Pennsylvania. Vào mùa hè vừa qua, các thẩm phán đã bác bỏ yêu cầu của ông Trump về việc ngăn chặn ủy ban 06/01 của Hạ viện kiểm tra các hồ sơ của Tòa Bạch Ốc.
Tòa án này không nhận lệnh từ Đảng Cộng Hòa.
Với giọng điệu kích động, tờ Times cũng cảnh báo rằng Tối cao Pháp viện đang đi quá xa so với “quan điểm của các cử tri Mỹ thông thường.” Và ông Ruth Marcus của tờ The Washington Post viện dẫn lời cảnh báo của một thành viên Đảng Dân Chủ rằng “một nửa người dân đất nước này có thể đã hoàn toàn mất niềm tin vào Tối cao Pháp viện với tư cách là một tổ chức.”
Cũng đừng tin vào lập luận đó. Vai trò của Tối cao Pháp viện chưa bao giờ là đại diện cho quan điểm của công chúng. Ông James Madison và ông Alexander Hamilton, hai tác giả của bản Hiến pháp, lý giải trong Luận cương Liên bang (Federalist Papers) rằng vai trò của Tối cao Pháp viện sẽ là kiểm tra quy tắc đa số và, nếu cần thiết, bãi bỏ các luật được ban hành phổ biến, để bảo vệ quyền của cá nhân và bảo vệ Hiến pháp.
Điều trớ trêu là trong 60 năm qua, phe cánh tả đã yêu mến Tối cao Pháp viện dưới thời Thẩm phán Warren, vốn luôn bất chấp mọi quan điểm của công chúng.
Ông Earl Warren trở thành chánh án vào năm 1953 và làm chủ tọa cho đến năm 1969. Trong giai đoạn đó, Tối cao Pháp viện đã tái thiết luật hiến pháp Mỹ và định hình lại xã hội Mỹ, bãi bỏ sự phân biệt trong trường học, áp đặt quy tắc một người, một phiếu bầu để thu hút các khu vực bầu cử, yêu cầu các nghi phạm phải được đọc về “các quyền Miranda” của họ và áp dụng các điều khoản bảo đảm trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm hạn chế những điều mà chính phủ tiểu bang và địa phương, không chỉ chính phủ liên bang, có thể làm.
Phe cánh tả vẫn ỔN với sự táo bạo của Tối cao Pháp viện dưới thời ông Warren vì họ thích các kết quả đó.
Giờ đây phe Cánh tả đang cảnh báo Tối cao Pháp viện dưới thời ông Roberts không nên đi quá xa quan điểm của công chúng. Tối cao Pháp viện dưới thời ông Warren đã đi quá xa so với công chúng đến nỗi các miếng dán ở đuôi xe và hình biếm họa “đàn hặc ông Earl Warren” đã bắt đầu xuất hiện, và mọi người hỏi, liệu Tối cao Pháp viện có đi quá xa hay không?
Năm 1963, khi Tối cao Pháp viện dưới thời ông Warren hủy bỏ việc cầu nguyện tự nguyện và đọc Kinh thánh trong các trường công lập, 70% người Mỹ cho rằng Tối cao Pháp viện đã sai lầm.
Vào mùa thu năm đó, khi Tối cao Pháp viện dưới thời ông Warren bắt đầu một nhiệm kỳ mới, một dòng tiêu đề của tờ Times đã đưa ra thông báo tán thành rằng “‘Tối cao Pháp viện dưới thời ông Warren giữ vững lập trường của mình” trước “một rừng ý kiến chỉ trích và lo ngại.” Tờ The Times khuyên các thẩm phán đừng để ý đến những lời cảnh báo về việc gây nguy hiểm cho tính hợp pháp của Tối cao Pháp viện.
Lời khuyên đó vẫn đúng cho đến ngày nay, khi Tối cao Pháp viện dưới thời Thẩm phán Roberts bắt đầu nhiệm kỳ. Hãy làm công việc của quý vị — giữ vững Hiến pháp và các quyền mà Hiến pháp bảo đảm.
Sự cuồng loạn hiện tại của phe Thiên tả không chỉ về vấn đề phá thai và các phán quyết khác trong nhiệm kỳ trước. Phe Cánh tả đang hoảng sợ rằng vào tháng 11 tới, Tối cao Pháp viện sẽ đánh giá lại các ưu tiên về chủng tộc tại Đại học Harvard và Đại học North Carolina. Phóng viên Marcus của tờ Washington Post phản đối rằng “luật về vấn đề này đã được đặt định rõ.” Ông Adam Liptak của tờ The New York Times cảnh báo rằng “những tiền lệ lâu đời đang gặp rủi ro”.
Đã được đặt định rõ ư? Không. Năm 2003, Tối cao Pháp viện cho phép việc tuyển sinh dựa trên chủng tộc là một biện pháp tạm thời, kỳ vọng rằng theo lời của Thẩm phán Sandra Day O’Connor “là 25 năm kể từ bây giờ, việc áp dụng các ưu tiên về chủng tộc sẽ không còn cần thiết nữa.” Thời hạn đó sắp hết. Đối xử khác biệt với người nộp đơn dựa trên màu da là vi phạm lời hứa trong Hiến pháp rằng tất cả người Mỹ — da màu, da trắng, Á Châu, và các chủng tộc khác — đều có thể dựa vào sự bảo vệ bình đẳng theo luật pháp.
Các thẩm phán nên được hoan nghênh vì đã xử vụ kiện này, giống như cách mà Tối cao Pháp viện dưới thời Thẩm phán Warren xử vụ ông Brown kiện Hội đồng Giáo dục, thay vì nói rằng luật đã được đặt định theo học thuyết ghê tởm trong vụ Plessy kiện Ferguson về sự tách biệt nhưng bình đẳng.
Chẳng có gì là được đặt định khi mà những người trẻ tuổi vẫn đang bị phân biệt đối xử dựa trên màu da của họ.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times