Những lễ nghi bị lãng quên: Hành vi chừng mực chứa đựng trí tuệ của Thần
Đạo đức được thể hiện qua cách cư xử tử tế, lịch sự, chừng mực và vị tha có thể kết nối chúng ta với đấng thiêng liêng.
Những lễ nghi đều chứa đựng trí tuệ của Thần. Lễ được coi là một hình thức nghệ thuật về hành vi có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và thời đại, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Thực hành Lễ, chúng ta sẽ không lệch sang hướng những con người thô lỗ thiếu hiểu biết, và ý thức của chúng ta được mang đến gần hơn với cảnh giới siêu xuất khỏi thế giới vật chất này.
Ban đầu, nghi thức phản ánh các chuẩn mực phổ quát về hành vi phù hợp. Tuy nhiên, về bản chất, tất cả đều là sự tự nhận thức: làm thế nào để hành động một cách đúng mực khi ở một mình hoặc với những người khác, cũng như mở rộng sự tử tế và lịch sự trong khi tương tác, và chú tâm đến tất cả các chi tiết nhỏ, bao gồm cả sự tôn trọng không gian riêng của chúng ta.
Không có gì ngạc nhiên khi trong lịch sử, những người coi trọng lễ nghi được ghi nhớ như những anh hùng thực thụ. Trong khi các nhà lãnh đạo vĩ đại lưu lại hình mẫu về cách cư xử và sự chừng mực, ảnh hưởng tích cực đến phép xã giao của mọi người, thì cũng có những nhà lãnh đạo để lại ấn tượng tệ hơn.
Ví dụ, những Tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ rất coi trọng đạo đức và lễ nghi, điều này trái ngược hẳn với nền văn hóa thoái hóa được thúc đẩy bởi các hệ tư tưởng phản nhân văn như một số chương trình nghị sự của chủ nghĩa xã hội và cộng sản ngày nay.
Xu hướng văn hóa thiếu văn minh
Về mặt lịch sử, những nghi thức xã giao có vị thế quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa và [những tập tục] truyền thống của chúng ta. Thật không may, trong nỗ lực để trở nên hợp thời và hiện đại, văn hóa ngày nay dường như thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về các nghi thức mà tổ tiên chúng ta đã gìn giữ và thực hành.
Nhiều thông điệp không lành mạnh trong xã hội tự do đã len lỏi vào để tôn vinh những hành vi thô lỗ và khiếm nhã. Những người theo sau một cách mù quáng đã quên mất lịch sử và những bài học của nó, chứ đừng nói đến những gì để trở thành một xã hội tự do và được hưởng những đặc quyền và tự do nhất định. Ít nhất bạn cũng nên hỏi rằng, những cách cư xử lịch thiệp đó đã đi đâu, ít nhất hãy hỏi điều đó?
Ví dụ, bạn có thể thấy những hình thức lịch sự giả tạo khi mọi người tương tác với nhau nhưng đôi khi không thể buông điện thoại của họ, hoặc khi họ không chào hỏi đồng nghiệp lúc lao qua hành lang văn phòng, và đã bao lâu chúng ta không bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một lời chào nồng nhiệt? Và sau đó là vấn đề của người phụ nữ “được giải phóng” ngày nay, người phải đối mặt với tình huống tiến thoái lưỡng nan là liệu cô ấy có nên cảm thấy thực sự bị xúc phạm hay không nếu một người đàn ông mở cửa cho cô ấy… danh sách vẫn còn tiếp tục.
Công nghệ đã được cải thiện. Thông qua công nghệ, chúng ta được kết nối với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết. Vậy mà tại sao chúng ta lại trở nên thiếu văn minh trong một thời đại văn minh như vậy, nơi mà con người ngày càng phải chịu đựng và lo lắng nhiều hơn? Không phải là mỉa mai sao, khi chúng ta càng có nhiều tiến bộ từ những thế kỷ trước hoặc lâu hơn thì chúng ta càng không hiểu thế nào là phép xã giao lịch thiệp ở thời hiện tại?
Tương tự như vậy, rất nhiều phong trào phản văn hóa khác, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới, đã thực hành những thái độ và hành vi xấu. Ví dụ, lạm dụng ma túy gây ra bao bất hạnh, đem đến bao hỗn loạn và hủy hoại những người dùng sử dụng nó. Các chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề ma túy trên bề mặt bằng các khu an toàn và các trung tâm cai nghiện cho những người có đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục trở thành người vô gia cư, và các gia đình tan vỡ vẫn tiếp diễn, vì các vấn đề gốc rễ bị bỏ qua.
Tại sao chúng ta không dạy quy tắc cư xử văn minh mà cố Tổng thống George Washington đã tuân theo, hoặc dạy về trách nhiệm cá nhân trong những lễ nghi mà Khổng Tử đã thuyết giảng về thiên nhân hợp nhất?
Người của đức tin và người phản Thần
Khổng Tử khuyến khích tự quản (551–479 TCN)
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại Khổng Tử (sinh năm 551~ mất năm 479 TCN) chủ trương thiên nhân hợp nhất. Ông khuyến khích mọi người chịu trách nhiệm cá nhân. Trách nhiệm giải trình là một chủ đề lớn trong những bài giảng của ông về hàm dưỡng.
Khổng Tử khuyến khích Lễ thông qua việc nhắc nhở người khác hãy tự điều chỉnh bản thân họ trước. Điều này dẫn đến việc tạo nên một sự hài hòa trong đời sống nội tâm của họ. Bằng cách không ngừng trau dồi tâm hồn bên trong với một trái tim thuần chính, sẽ dẫn đến một sự cân bằng hài hoà trong thế giới tâm hồn của họ, và lan tỏa điều bình yên đó ra thế giới bên ngoài. Tướng do tâm sinh là như thế.
Tổng thống George Washington đề cao đức hạnh
Một vị Tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ, George Washington (sinh năm 1732, mất năm 1799), đã viết ra và thực hành “110 quy tắc cư xử lịch sự và hành vi đúng đắn trong nơi làm việc và đối thoại” trong suốt cuộc đời của mình.
Ngài Washington đã viết những nghi thức xã giao này trong nhật ký của mình khi ông còn trẻ. Ông đã đọc những tác phẩm có ảnh hưởng nhờ trí tuệ của Thần này từ các tu sĩ người Pháp vào năm 1595. Một số nghi thức mà Washington đã thực hành trong đời bao gồm tôn trọng người khác, trung thực, ăn mặc chỉnh tề và có phẩm chất tốt, không sa đà vào những chuyện phù phiếm hoặc có những hành vi quá khích, cũng như luôn học hỏi từ những người có đức hạnh và những người thông tuệ.
Kết quả của những lời dạy của ông, mà cá nhân ông tuân theo, là sự rèn luyện lòng tự tôn và tôn trọng những người khác bằng cách thực hành các nguyên tắc lễ nghi như vậy, vì thế mà tránh được vòng xoáy phá hủy năng lượng tự thân và thay vào đó là sự tương tác hài hòa với mọi người chung quanh, cũng như mang đến trạng thái tốt hơn.
Mao Trạch Đông thúc đẩy văn hóa đấu tranh (1893–1976)
Các nhà lãnh đạo không quan tâm hoặc cân nhắc đến các nghi lễ đúng mực đã gây ra tác động phụ diện, đem đến nhiều đau khổ cho người dân của họ và phần còn lại của thế giới.
Một nhà lãnh đạo trong lịch sử đã thực hiện nhiệm vụ phản thần này, với ý nghĩa là loại bỏ các nghi thức truyền thống, là Mao Trạch Đông (sinh năm 1893, mất năm 1976), người đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản bạo lực. Trong thời gian cai trị của mình, ông ta đã mang đến cuộc Đại cách mạng Văn hóa cùng nhiều sự tàn phá sau đó, chẳng hạn như thúc đẩy sự đấu tranh của con người, từ bỏ truyền thống và gây ra nạn đói thảm họa trên khắp Trung Quốc. Dưới sự cai trị của ông ta, người dân buộc phải từ bỏ những tư tưởng ngay chính bắt nguồn từ niềm tín Thần để tin vào lời hứa hão huyền về một thiên đường dưới ánh hào quang của các nhà lãnh đạo cộng sản, những người tự xưng là cứu tinh của nhân loại.
Do đó, văn hóa đạo đức và những lễ nghi dần dần bị thay thế bằng những cách cư xử gian dối xảo quyệt che đậy động cơ ích kỷ của con người.
Trí tuệ của Thần trong những lễ nghi
Mỗi từng hành động, cho dù là nhỏ bé hay lớn lao đến đâu đi nữa thể hiện sự tử tế, lịch thiệp, ngay chính và vị tha đều kết nối chúng ta với trí tuệ của Thần. Thật là một trải nghiệm thú vị nếu chúng ta hình dung cuộc sống của mình như một bức tranh lớn để thực hành nghệ thuật lễ nghi, biến từng khoảnh khắc đều trở nên đáng giá!
Những gì thanh lịch, ân cần và văn minh trong ứng xử của một người là biểu hiện của lễ nghi tốt đẹp có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Thế giới của chúng ta sẽ là một nơi hoàn hảo hơn nếu chúng ta thực hành các giá trị nghi thức truyền thống trong hành vi của mình và điều này có thể giúp giảm đáng kể những cảm xúc tiêu cực và tác dụng phụ liên quan đến tương tác của chúng ta với nhau ngày nay.
Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ, thực sự đã có những con người đức hạnh, những người luôn nỗ lực cho sự văn minh, chính trực, cái đẹp và sự viên dung. Quá khứ đã để lại cho chúng ta những hình mẫu về lễ từ trí tuệ của Thần trong những đạo lý [làm người] trong nghệ thuật, múa cổ điển và văn hóa Đông phương và Tây phương.
Arshdeep Sarao đã đóng góp vào bài viết này.
Như Ý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times