Nguồn cung hạn chế và lo ngại suy thoái ảnh hưởng tới thị trường dầu
Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở trong tình trạng khó khăn khi lo ngại suy thoái và lo ngại về nguồn cung đẩy ngành này vào thế “bấp bênh.”
Mặc dù “nguồn cung của Nga có khả năng phục hồi” và tăng trưởng nhu cầu dầu yếu hơn dự kiến ở các nền kinh tế tiên tiến đã “nới lỏng các thước đo tiền mặt”, căng thẳng giá cả vẫn tiếp diễn và biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu vẫn ở mức cao, một báo cáo tổng quan công bố vào tháng Bảy cho biết.
Nguồn cung dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1.8 triệu thùng mỗi ngày cho đến hết tháng 12. Tuy nhiên, báo cáo cho biết có những rủi ro ngắn hạn, bao gồm khả năng mất nguồn cung từ các nước như Libya và Kazakhstan.
Các kho dự trữ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thấp hơn mức trung bình 5 năm gần 300 triệu thùng. OECD là một tổ chức liên chính phủ với 38 quốc gia thành viên có trụ sở tại Pháp.
Tại Trung Quốc, các nhà máy lọc dầu đã giảm hoạt động do phong tỏa COVID-19 và nhu cầu giảm. Hàng tồn kho toàn cầu đang ở mức “vô cùng thấp”. Báo cáo cảnh báo rằng khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga có hiệu lực, thị trường dầu mỏ có thể thắt chặt thêm một lần nữa.
Trong khi tình hình nguồn cung có vẻ eo hẹp, IEA đang kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng thêm 1.7 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và 2.1 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới đã hạ kỳ vọng tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm 2022 và Quốc tế Quỹ Tiền tệ (IMF) đã cảnh báo về một cuộc suy thoái tiềm ẩn trong năm tới.
Theo báo cáo: “Triển vọng thị trường dầu hiếm khi bấp bênh hơn hiện nay. Triển vọng kinh tế vĩ mô xấu đi và lo ngại suy thoái đang đè nặng lên tâm lý thị trường, trong khi có những rủi ro liên tục về phía cung.”
Trong tháng Sáu, sản lượng dầu toàn cầu tăng 690,000 thùng/ngày lên 99.5 triệu thùng/ngày do sản lượng dầu cao hơn từ Hoa Kỳ và Canada cũng như Nga bất chấp các lệnh trừng phạt.
Các dự đoán thị trường khác
Báo cáo của IEA được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia OPEC đang phải chật vật để bắt kịp nhu cầu. Mặc dù tổ chức này đã sản xuất nhiều dầu hơn dự kiến trong quý 2 năm 2022, nhưng họ đã không đạt được mục tiêu dự kiến trong quý đầu tiên.
OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng thêm 3.36 triệu thùng/ngày trong năm nay, với việc tổ chức này phải sản xuất thêm 1.1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, công suất dự phòng là một vấn đề do một số chuyên gia không cho rằng các công ty lớn như Ả Rập Xê Út có thể tăng sản lượng dầu lên một mức đáng kể.
Theo Reuters, các nhà phân tích tại EBW Analytics cho biết trong một ghi chú: “Thị trường dầu đang bị kéo theo hai hướng với các nguyên tắc vật lý căn bản rất chặt chẽ chống lại các mối lo ngại về nhu cầu trong tương lai và các dấu hiệu của sự phá hủy nhu cầu do giá gây ra.”
Đồng USD mạnh hơn đang tạo thêm áp lực giảm giá đối với dầu vì tình hình này khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Anh Naveen Athrappully là một phóng viên tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới tại The Epoch Times.