‘Nghiện’ điện tử 16 giờ/ngày, người phụ nữ tìm thấy hy vọng nhờ thiền định
Nghiện chơi trò chơi điện tử là một thực trạng phổ biến. Từ người lớn cho tới trẻ em, những người “dán mắt” vào màn hình để chơi các trò chơi trên máy tính thường khiến gia đình rất lo lắng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thêm “chứng rối loạn do chơi các trò chơi điện tử” vào Danh mục Bệnh tật Quốc tế năm 2018 sau bốn năm tích cực nghiên cứu.
Giống như bất kỳ chứng nghiện hoặc rối loạn nào khác, thật khó để có thể bỏ trò chơi máy tính khi đã bị cuốn vào. Tuy nhiên, một cô gái trẻ người Hy Lạp từng chơi trò chơi điện tử trên máy tính trung bình 16 giờ một ngày phải vật lộn để thoát ra khỏi nó; cuối cùng, cô cũng tìm thấy con đường “cai nghiện” của mình trong một phương pháp tu luyện cổ xưa.
Cai nghiện trò chơi điện tử
Sofia, hiện đang sống ở Úc, bị nghiện trò chơi điện tử từ năm 2004; “cơn nghiện” trò chơi điện tử của cô đã kéo dài gần 8 năm. Nỗi ám ảnh chơi điện tử khiến cô ngày càng dành nhiều thời gian hơn trước máy tính, thậm chí dành tới 16 tiếng mỗi ngày để chơi điện tử.
Biết rằng chơi điện tử trong nhiều giờ như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, Sofia đã cố gắng bỏ nhưng không thành.
“Tôi đã nhiều lần cố gắng từ bỏ nó, nhưng tôi không có đủ ý chí để kiểm soát bản thân và kéo mình ra khỏi nó,” cô nói với Minghui.org.
Sofia từng quan tâm đến nhiều thứ, bao gồm cả kịch nghiệp dư, chạy bộ và khiêu vũ. Tuy nhiên, cô đã từ bỏ mọi sở thích của mình để tập trung vào việc chơi các trò chơi trên máy tính. Khi cùng chồng di cư sang Úc, cô không nghĩ rằng cuộc sống của mình sắp thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Vào năm 2012, đồng nghiệp của cô đã giới thiệu cho cô một môn tu luyện thân và tâm cổ xưa có tên là Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Môn tu luyện, có nguồn gốc từ trường phái Phật Gia, bao gồm các nguyên lý đạo đức và năm bài công pháp, bao gồm một bài thiền định.
“Tôi rất phấn khích… Tôi quyết tâm sử dụng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ dẫn tôi trong cuộc sống hàng ngày của mình,” cô nói.
Tuy nhiên, Sofia cho biết cô chưa bao giờ ngừng nghĩ đến việc chơi các trò chơi trên máy tính. Nhưng một lần khi chơi điện tử, cô đã trải nghiệm một điều gì đó đã thay đổi cách nhận thức của cô về chơi điện tử – cô ấy không còn nghĩ rằng những trò chơi này có thể gây nghiện như trước nữa.
“Tôi đã chơi lại các trò chơi điện tử sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tôi thấy lần này cơn nghiện của mình không còn mạnh nữa, và dần dần tôi không còn hứng thú với chúng nữa,” cô nói.
“Nếu tôi chơi lại, tôi sẽ cảm thấy một cơn đau nhói ở mắt, và cơ thể tôi cảm thấy rất tệ. Tôi đã quyết định bỏ chơi chúng hoàn toàn. ”
Sofia thậm chí còn chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè, và nhiều người trong số họ đã quyết định nghe theo Sofia và bỏ các trò chơi điện tử vài tháng sau đó.
“Tôi không còn hứng thú với việc chơi các trò chơi điện tử nữa,” cô nói.
Theo Minghui.org, có một số người tự nhiên bỏ chơi các trò chơi điện tử sau khi tập luyện Pháp Luân Công.
Ví dụ, Lei Ching-wei, tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Chung Chou, Đài Loan, nói rằng tập Pháp Luân Công đã giúp anh ấy loại bỏ chứng nghiện chơi những trò chơi điện tử.
“Giờ tôi đã minh mẫn và cảm thấy tràn đầy sinh lực. Điểm số của tôi cũng được cải thiện,” anh nói.
Hike Opfermann, một học viên Pháp Luân Công từ Đức, từng nghiện chơi trò chơi điện tử trực tuyến. Tuy nhiên, anh quyết định bỏ điện tử sau khi bắt đầu tu luyện thân và tâm.
Hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng
Việc tập luyện Pháp Luân Công không chỉ giúp Sofia loại bỏ chứng nghiện mà cô ấy còn nói rằng các nguyên lý đạo đức của môn tập cũng cải thiện các mối quan hệ căng thẳng của cô với các thành viên trong gia đình.
Sofia cho biết sau khi tuân theo các nguyên tắc đạo đức của Pháp Luân Công là “coi người khác là trên hết” và “vị tha”, cô nhận ra rằng mình không thể hòa thuận với cha mẹ vì sự nóng tính và ích kỷ của mình. Cô nhớ lại cô đã phàn nàn và cãi vã như thế nào với mẹ khi còn ở Hy Lạp, nơi họ điều hành công việc kinh doanh của gia đình. Sofia nói thêm rằng mối quan hệ của cô với cha cô trở nên căng thẳng sau khi ông ly hôn với mẹ cô.
“Mẹ tôi luôn nghĩ về tôi theo hướng tiêu cực,” cô nói. “Tôi nghĩ rằng gia đình tôi đang làm cho tôi không hạnh phúc và họ muốn phá hủy cuộc sống của tôi”.
“Tôi cùng chồng quyết định chuyển đến Úc và chỉ muốn trốn thoát khỏi gia đình,” cô nói thêm.
Sau khi cô theo học Pháp Luân Công, Sofia đã cố gắng tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của môn tập, và mẹ cô sớm thay đổi thái độ đối với cô. Sofia thậm chí còn tha thứ cho cha mình, người mà cô đã không nói chuyện suốt 3 năm và chủ động liên lạc với ông.
“Mối quan hệ của chúng tôi đã trở lại bình thường,” Sofia nói. “Tôi đã từ bỏ tất cả những ký ức đau buồn, và không còn cảm thấy ghét ai nữa.”
“Tôi thật may mắn khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi tự nhủ rằng đừng làm tổn thương mọi người và đừng luôn tìm lỗi của họ. Tôi nên có trách nhiệm hơn với bản thân và những người tôi biết”, cô nói.
Thay đổi nhận thức của một người về người khác không phải là một công việc dễ dàng, nhưng Sofia cho biết cô đã có thể cải thiện mối quan hệ của mình vì tư duy và quan điểm của cô đã thay đổi. Cô ghi nhận những thay đổi tích cực đối với các nguyên lý của Pháp Luân Công bắt nguồn từ các giá trị phổ quát của Chân, Thiện, Nhẫn.
“Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thay đổi tôi,” cô nói. “Tâm trí tôi trở nên sáng suốt, mạnh mẽ và trung thực. Cuộc sống của chúng tôi đã trở nên thoải mái hơn và tràn đầy thiện lương, trí tuệ và hy vọng”.
Jocelyn Neo thực hiện
Hạo Nhiên biên dịch