Nghiên cứu: Gần 90% doanh nghiệp vẫn gặp gián đoạn chuỗi cung ứng
Theo một cuộc khảo sát kinh doanh của một nhà nghiên cứu tại Đại học Florida Atlantic, gần 90% doanh nghiệp có hoạt động tại cảng Fort Lauderdale vẫn đang gặp phải gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19.
Kết quả từ Chỉ số Hiệu suất Động cơ Kinh tế Port Everglades mới khai trương cho thấy gần 90% người trả lời khảo sát cho biết họ vẫn đang trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng, hậu quả mà họ cho là do đại dịch toàn cầu, với 30% nói rằng những gián đoạn đó là nghiêm trọng.
Cuộc khảo sát bao gồm 35 câu trả lời qua thư điện tử cho các câu hỏi được gửi đến các thành viên của Hiệp hội Cảng Everglades, một tổ chức kinh doanh quảng bá cho cảng này. Trong số các thành viên đó có các hãng du lịch và kỹ thuật cũng như các hãng tàu chở hàng.
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng trong hơn một năm qua đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều mặt hàng và sản phẩm, chẳng hạn như điện tử tiêu dùng, thực phẩm, và vi mạch bán dẫn — thành phần đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp xe hơi.
Những thiếu hụt đó đã góp phần làm lạm phát tăng nhanh, tăng vọt lên 9.1% hồi tháng Sáu, trước khi giảm nhẹ xuống 8.5% vào tháng trước, khiến chính phủ Tổng thống Biden tự hào như là họ cố gắng giải quyết được tình trạng giá cả tăng vọt đang ảnh hưởng đến người Mỹ.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động (BLS) cho tháng Bảy, chỉ số lương thực đã tăng 10.9% so với năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ khi giai đoạn kết thúc vào tháng 05/1979.
Các cửa hàng bách hóa đã buộc phải chuyển giá cao hơn cho người tiêu dùng trong năm nay do chi phí nhân công, vận chuyển, và các vấn đề hậu cần tăng cũng như chi phí sản xuất cao hơn.
Lạc quan về tương lai
Bất chấp tình hình hiện tại, cuộc khảo sát này cho thấy các doanh nghiệp có hoạt động tại cảng Fort Lauderdale “rất lạc quan trong ngắn hạn và dài hạn.”
Nhìn chung, gần bảy trong số 10 công ty được khảo sát cho biết ít nhất họ đã phục hồi đến mức trước đại dịch, trong khi 22% số người được hỏi cho biết rằng công ty của họ hiện đang hoạt động tốt hơn so với mức trước COVID.
Những công ty được khảo sát có liên quan đến mặt hàng hóa của cảng cho biết họ kỳ vọng xuất nhập cảng sẽ tăng hoặc duy trì ổn định trong 12 tháng tới, mặc dù một công ty cho biết khối lượng này có thể giảm.
Ngoài ra, hơn 60% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch bổ sung nhân viên trong ba tháng tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thiếu hụt lao động, phần lớn các doanh nghiệp này cho biết họ đã rất vất vả để tìm được những ứng viên đủ năng lực.
Chỉ số Áp lực Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của Fed tại New York (GSCPI), đo lường các điều kiện về chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng dữ liệu từ lĩnh vực vận tải và sản xuất, cho thấy rằng áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu đã giảm trong tháng Bảy, xuống mức trên 1.84 điểm so với mức điển hình, giảm so với mức cao nhất mọi thời gian trong Tháng 12 trước đây là 4.32.
Dữ liệu đó chỉ ra rằng trong khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang dần được nới lỏng, thì áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn ở mức cao trong lịch sử.
Ông David Menachof, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu và là phó giáo sư tại Khoa Quản lý Hoạt động và Công nghệ Thông tin của FAU thuộc Trường Cao đẳng Kinh doanh cho biết: “Cuộc khảo sát này cho thấy rõ ràng rằng những rắc rối của chuỗi cung ứng mà chúng ta đã thấy trong hai năm qua đang bắt đầu giảm xuống. Vẫn sẽ xảy ra tình trạng thiếu hàng lẻ tẻ, nhưng tôi nghĩ rằng triển vọng cho mùa mua sắm vào dịp lễ sẽ tốt hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, có thể mất đến năm 2023 để trở lại những gì chúng ta nghĩ là bình thường.”
Cô Katabella Roberts là một cây viết tin tức cho The Epoch Times, chủ yếu tập trung vào Hoa Kỳ, thế giới và tin tức kinh doanh.