Nghiên cứu của một bà mẹ (P2): Texas đóng băng và hiện tượng nóng lên toàn cầu
Vài ngày trước, tôi cùng chồng đang trao đổi về mùa đông lạnh lẽo ở Texas và hiện tượng mất điện kèm theo thì con gái tôi chợt gắt gỏng và hỏi “Cha mẹ không tin là Trái Đất đang nóng lên à?”
Phần 1: Các nước Bắc Âu không phải là thiên đường xã hội chủ nghĩa
“Không hẳn vậy. Nếu con muốn thuyết phục bố, thì hãy trả lời bố nhé. Đầu tiên, có đúng là Trái Đất đang nóng lên không? Hãy nhìn vào cái lạnh kinh khủng của Texas và độ dày của tuyết xem,” chồng tôi nói.
“Các nhà khoa học đã nói tất cả những thứ đó là do Trái Đất đang nóng lên. Con có thể tìm ra điều này,” con gái tôi nói.
“Được rồi. Thứ hai, nếu việc Trái Đất nóng lên là có thật, vậy thì chúng được gây ra bởi carbon dioxide hay là hoạt động của con người? Thứ ba, liệu có giải quyết được vấn đề gì không khi Hoa Kỳ và Âu Châu giảm phát thải carbon dioxide nhưng Trung Quốc lại có thể làm tất cả những gì họ muốn? Con biết không, lượng khí thải ra ở Trung Quốc còn cao hơn rất nhiều lần so với Hoa Kỳ và Âu Châu cộng lại.”
“Việc Trái Đất nóng lên sẽ là một chủ đề thú vị để mẹ viết đấy, mẹ nghĩ vậy,” tôi xen vào.
“Không! Mẹ có thể viết bất cứ gì trừ việc Trái Đất nóng lên!” con gái tôi hét lên.
“Tại sao?”
“Bởi vì điều đó rất ngu ngốc!”
“Tại sao lại ngu ngốc? Mẹ sẽ tìm hiểu về nó ngay đây.”
“Các nhà khoa học… Hoa Kỳ… NASA nói rằng việc Trái Đất nóng lên là có thật! Nếu mẹ còn nghi ngờ, thì giống như mẹ đang tin là Trái Đất phẳng vậy!”
“Chà, mẹ không nghĩ là Trái Đất phẳng nhưng mẹ sẽ tìm hiểu về việc Trái Đất nóng lên,” tôi nói.
“Nhưng mẹ đang viết về các vấn đề của chủ nghĩa xã hội. Nó là chính trị. Việc Trái Đất nóng lên là KHOA HỌC!”
“Được rồi, nếu nó là khoa học, thì chúng ta phải được phép tranh luận về nó, dựa trên các bằng chứng và số liệu, phải không? Thế tại sao con lại phải khó chịu? Mẹ đang rất nóng lòng để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của cha. Mẹ nghĩ con sẽ không khó chịu nếu mẹ viết về những con cá voi hay rùa biển, và xem là con nào bơi nhanh hơn.”
Tại thời điểm đó, tôi nghĩ rằng mình cần phải nghiên cứu về chủ đề này để hiểu tại sao con gái tôi lại lo lắng đến vậy.
Lý giải Texas đóng băng như thể là một hiện tượng của việc Trái Đất nóng lên
Vì con gái tôi đã nhắc đến NASA, tôi đã tìm hiểu về NASA đầu tiên. Họ đã đăng tải một video cho thấy rằng hiện nhiệt độ bề mặt của Trái Đất đã thay đổi từ năm 1880 đến năm 2020. Như thể là nhiệt độ Trái Đất đang tăng lên, đặc biệt là từ năm 2005. Nhiệt độ tăng lên tại Nam Cực là rõ ràng nhất.
Nhưng tại sao lại là Texas, tiểu bang thuộc khu vực vành đai mặt trời (Sunshine Belt), lại lạnh đến vậy? Theo truyền thông dòng chính, như New York Times chẳng hạn, việc Bắc Băng Dương nóng lên và băng tại Bắc Băng Dương mỏng đi là nguyên nhân dẫn đến việc các châu lục ở các vĩ độ thấp phía Nam bán cầu lạnh hơn. Đó là bởi vì độ nóng đã làm suy yếu việc lưu chuyển của các “dòng tia” (jet stream) giữ khí lạnh từ vùng cực, vì vậy khí lạnh đã di chuyển xuống các khu vực có vĩ độ thấp.
Mặc dù đây là câu trả lời thông dụng của giới truyền thông, nhưng trong giới khoa học, điều này vẫn còn là một giả thuyết và đã được nhiều khoa học gia cộm cán đặt nghi vấn.
John Wallace, Isaac Held, David Thompson, Kevin Trenberth, và John Walsh trong một bài báo được đăng tải trên trang Science vào năm 2014 đã viết: “Đó là một ý tưởng thú vị, nhưng các mô hình khí hậu mô phỏng và các bài nghiên cứu quan sát phân tích đã không thể xác nhận giả thuyết này và chúng tôi không thể xem các tranh luận mang tính lý thuyết về ý tưởng này là thuyết phục…”
“Sự trùng hợp không thể cấu thành nên mối quan hệ nhân quả chắc chắn. Những đợt bùng phát khí lạnh thậm chí còn tồi tệ hơn mùa đông năm nay đã diễn ra tại Hoa Kỳ vào đầu những năm 1960, cuối những năm 1970 (đáng chú ý nhất là năm 1977), và vào năm 1983, thời điểm mà băng tại Bắc Băng Dương còn dày và có diện tích lớn hơn hiện nay.”
Russell Blackport và James A. Screen đã viết trong một bài báo đăng tải trên trang Nature vào năm 2020 như sau: “Trong vòng hơn 6 năm vừa qua hoặc hơn, đã có một loạt các mô hình nghiên cứu cho thấy việc Bắc Băng Dương nóng lên chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến khu vực vĩ độ trung tâm của Trái Đất.”
Rõ ràng, các nhà khoa học chưa tìm thấy một lý giải thuyết phục nào cho mùa đông khắc nghiệt ở Texas trên cơ sở của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này thật không thuận lợi cho những người ủng hộ ý tưởng “ngày tận thế do khí hậu”.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được xem là thủ phạm của tất cả các thảm hoạ, như bão, hạn hán, cháy rừng, sóng nhiệt, sốt rét và mực nước biển dâng cao. Do đó, mùa đông khắc nghiệt này cũng phải được gây ra bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu, phải không?
Liz Sherwood-Randall, cố vấn an ninh tại quê hương của Tổng thống Joe Biden, đã nói với phóng viên vào ngày 18/02 rằng: “Các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt mà chúng ta đã trải qua tuần này… đã minh chứng cho chúng ta thấy một lần nữa rằng việc biến đổi khí hậu là có thật và nó đang diễn ra ngay lúc này, và chúng ta đã không chuẩn bị đầy đủ cho nó.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu và các cơn bão
“Bão được mô tả là một ví dụ hoàn hảo theo đúng nghĩa đen cho các ảnh hưởng gây hại từ hiện tượng nóng lên toàn cầu” – Christopher Landsea, nhà khí tượng học Hoa Kỳ.
Khi đọc quyển sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” của The Epoch Times, tôi đã được đưa đến một chân trời tri thức về biến đổi khí hậu. Christopher Landsea là một nhà khí tượng học và chuyên gia về bão. Trên trang cá nhân của ông tại trang web National Oceanic and Atmospheric Administration, tôi thấy một bài viết thể hiện mối quan hệ giữa bão và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo bài viết, Landsea tin tưởng rằng việc Trái Đất nóng lên đã xảy ra, và các hoạt động của con người đã góp phần vào hiện tượng này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông, “tác động tổng thể của hiện tượng Trái Đất nóng lên hiện tại không đáng kể và có thể vẫn duy trì ở mức nhỏ trong vòng một thế kỷ tới.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm gia tăng nhiệt độ của cả đại dương và không khí. Theo Landsea, sự tăng lên về nhiệt độ trong đại dương đã góp phần hình thành nên các cơn giông và bão nhiệt đới, trong khi sự tăng nhiệt độ trong không khí ở tầng cao lại làm cản trở việc hình thành bão. Những yếu tố khác – như độ ẩm không khí, bão có sấm sét, và gió – lại đóng vai trò lớn hơn so với nhiệt độ của đại dương.
Dự đoán của Landsea là, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng đáng kể từ 2 đến 3 độ C (4-6 độ F) cho đến năm 2100 – số lượng các cơn bão sẽ có thể giảm xuống 25%, cường độ có thể tăng nhẹ (xấp xỉ 3%), triều cường có thể tăng 3% và lượng mưa có thể tăng đến 10% cho một cơn bão lốc.
Khoan đã! Chẳng phải chúng ra đã gặp nhiều bão và thiệt hại lớn hơn trong những năm gần đây sao? Một số nghiên cứu cho thấy số lượng các cơn giông và bão nhiệt đới tăng từ 6-8% mỗi năm trong những năm 1870, từ 14-16% mỗi năm trong những năm 2000, trong khi nhiệt độ mặt biển tăng khoảng 0.78 độ C (1.5 độ F) trong vòng một thế kỷ qua.
Landsea đã lập luận rằng việc gia tăng các cơn bão có thể là do sự gia tăng của các thiết bị công nghệ tiên tiến trong việc phát hiện và theo dõi các cơn bão. Giông và bão nhiệt đới hình thành trên các đại dương, do đó hầu hết hoặc tất cả chúng cũng sẽ tan rã trên các đại dương. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã có máy bay, vệ tinh, radar, phao neo và các trạm thời tiết tự động để theo dõi các cơn bão. Bởi vì các thiết bị này chưa từng tồn tại trong vài thập kỷ trước, cho nên chúng ta không thể có một dữ liệu quá khứ chính xác để xác định số lượng cơn bão thực tế.
Một cách khác để xác định xu hướng bão là tra soát những cơn giông và bão đã đổ bộ vào đất liền. Bằng cách này, năm 1993 có nhiều cơn bão đã đổ bộ vào đất liền hơn so với năm 2005, và xu hướng tăng số lượng trong dài hạn đã biến mất.
Đối với việc gia tăng mức độ thiệt hại do các cơn bão, Landsea đã giải thích rằng đó là bởi vì thu nhập đầu người đã tăng lên, và dân số dọc bờ biển Hoa Kỳ cũng gia tăng. Từ Maine đến Texas, dân số khu vực gần biển đã tăng đến 50 triệu năm 2000 so với con số 10 triệu năm 1900. Nếu các nhân tố này được tính, hoặc, nếu chúng ta tính toán thiệt hại của các cơn bão trong lịch sử căn cứ vào điều kiện xã hội ngày nay, Bão Katrina năm 2005 đã không mạnh bằng Siêu bão Miami năm 1926, và thiệt hại do bão từ năm 1996 đến năm 2005 phải bằng với thiệt hại trong khoảng thời gian từ 1926-1935.
“Sẽ không có nghiên cứu được bình duyệt nào bác bỏ điều này được đăng ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, hồ sơ thiệt hại được chuẩn hoá này cho chúng ta thấy rằng các biến thể của bão dường như không liên quan đến việc Trái Đất nóng lên,” Landsea đã viết.
Một sự thật không được thú vị cho lắm
“Trong bài giảng rất được tôn sùng vào năm 1974 có tên ‘Cargo Cult’ của Richard Feynman (người đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1965), ông đã khuyến khích các nhà khoa học thảo luận một cách khách quan về tất cả những bằng chứng liên quan, thậm chí là những bằng chứng không ủng hộ cho giả thuyết đó. Đó là điểm khác biệt giữa khoa học và sự vận động.”
– Steven E.Koonin, nhà vật lý học lý thuyết, Giám đốc Trung tâm Khoa học Đô thị và Cải tiến, Đại học New York.
Steven E.Koonin là cựu thứ trưởng về khoa học của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Trong bài báo của ông đăng tải trên The Wall Street Journal vào tháng 11/2017, ông ấy đã than thở rằng rất nhiều nhà khoa học về khí hậu đã trình bày những số liệu từ bối cảnh lịch sử hoàn chỉnh để hỗ trợ câu chuyện của họ. Tuy nhiên, cách làm này đã vi phạm “các quy tắc cơ bản về khoa học”.
Trong Báo Cáo Đặc Biệt về khoa học khí hậu công bố bởi chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 11, ông ấy đã chỉ ra rằng các mô tả về mực nước biển tăng lên tồn tại nhiều sơ hở.
“Báo cáo đã ghi nhận một cách đáng ngại rằng trong khi mực nước biển tăng trung bình 0.05 inch một năm trong gần như suốt thế kỷ 20, nó đã tăng lên gấp đôi mức này kể từ năm 1993. Nhưng báo cáo lại không đề cập rằng tỷ lệ này đã nhiều lần chạm mức tương tự [năm 1993] trong suốt thế kỷ 20. Các tài liệu nghiên cứu đó mà báo cáo trích dẫn cũng cho thấy những số liệu gần đây không khác mấy (về mặt thống kê) so với tỷ lệ cao nhất trong những năm đầu của thế kỷ 20, khi tác động của con người đối với khí hậu nhỏ hơn,” ông ấy viết.
Đây không phải là ví dụ duy nhất về những thiếu sót dẫn đến hiểu lầm trong các báo cáo.
“Phần tóm tắt của báo cáo đã tuyên bố rằng sóng nhiệt tại Hoa Kỳ đã trở nên phổ biến hơn kể từ giai đoạn giữa những năm 1960, mặc dù thừa nhận rằng Sự kiện Dust Bowl những năm 1930 là giai đoạn đỉnh điểm của đợt nóng khắc nghiệt. Nhưng, ẩn sâu trong bài báo cáo là số liệu cho thấy hiện nay sóng nhiệt đã xuất hiện thường xuyên hơn so với năm 1900,” ông ấy viết.
Báo cáo của chính phủ này được viết bởi đội ngũ 30 nhà khoa học. Sự giả tạo được Koonin hé lộ cũng xuất hiện trong một bài báo cáo khí hậu chính thức khác của chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.
Uỷ ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc đã cổ xúy cho một lý thuyết rằng bệnh sốt rét và những bệnh do côn trùng gây ra đã lan rộng hơn cùng với khí hậu ấm lên. Tuy nhiên, theo một bài báo đăng trên Forbes năm 2011, “Tổ chức Y tế Thế giới đã báo cáo rằng con số tử vong do sốt rét trên toàn cầu đã giảm xuống gần 40% trong thập niên vừa qua, thậm chí ngay cả khi Trái Đất đã trải qua ‘thập niên nóng kỷ lục.’”
Một bài báo đăng trên tạp chí Nature năm 2011 đã trình bày một nghiên cứu khoa học, nghiên cứu này phát hiện rằng “nhiệt độ ấm hơn dường như đã làm chậm quá trình truyền dẫn ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, bằng cách giảm bớt sự lây nhiễm.”
Còn về mối quan hệ giữa sự hạn hán với hiện tượng nóng lên toàn cầu, David Legates, cựu giám đốc Trung tâm về Nghiên cứu Khí hậu tại Đại học Delaware, đã làm chứng trước một Uỷ ban Thượng viện năm 2014 rằng “hạn hán tại Hoa Kỳ đã diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn trong thời kỳ lạnh hơn.”
William Happer, nhà vật lý và là cựu phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Đại học Princeton, đã làm chứng trước một tiểu ban Thượng viện rằng “mặc những hồi trống của tuyên truyền, CO2 không phải là “ô nhiễm carbon”, nhưng mang lại “sự gia tăng sản xuất nông nghiệp”. Ông ấy cũng đồng thời chỉ ra rằng “rất nhiều những mô hình khí hậu dòng chính đã dự đoán nhiệt độ cao hơn nhiều so với quan trắc.”
Các nhà nghiên cứu khí hậu hiện nay hầu như dựa hoàn toàn vào các mô hình máy tính khi thực hiện, bởi vì độ phức tạp của vấn đề khí hậu khiến họ không thể nghiên cứu và xác minh dưới điều kiện được kiểm soát của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các mô hình khí hậu không hoàn hảo. Theo Joanne Simpson, nhà khoa học về khí quyển được trao giải thưởng của NASA, “Tất cả chúng ta đều biết các mô hình liên quan đến hệ thống không khí bề mặt đều yếu kém”.
Nhà vật lý học quá cố Freeman Dyson của Princeton đã chỉ ra rằng trong khi những đám mây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, các mô hình khí hậu không thể mô phỏng chúng một cách thực tế bởi vì chúng “quá nhỏ và quá đa dạng.” Ông ấy cũng nói rằng, “Bạn có thể khám phá ra rất nhiều từ các mô hình, nhưng bạn không thể biết điều sẽ xảy đến 10 năm sau.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu, carbon dioxide và nhân loại
Trái Đất đã trải qua chu kỳ của nóng và lạnh xuyên suốt trong lịch sử. Theo Takuro Kobashi và những nhà nghiên cứu người Nhật Bản khác, 11,270 năm trước nhiệt độ của Bắc bán cầu đã tăng khoảng 4 độ C (7 độ F) trong vòng một vài năm. Khoảng 8,000 năm trước, nhiệt độ tại Greenland giảm khoảng 3 độ C (5 độ F) trong chưa đầy 20 năm, theo đó là sự nóng lên kéo dài trong suốt khoảng 70 năm.
Nhà khoa học Trung Quốc Zhu Kezhen đã chỉ ra rằng nhiệt độ hằng năm của Trung Quốc 3000 năm trước cao hơn khoảng 2 độ C (4 độ F) so với nhiệt độ hiện tại. Những con voi đã lang thang trong khu vực có vĩ độ giống với Little Rock của Arkansas. Một ngàn năm trước, Âu Châu đã trải qua 300 năm của Thời kỳ ấm lên Trung cổ (Medieval Warm Period), theo đó là 400 năm lạnh giá của Thời kỳ băng hà nhỏ (Little Ice Age), gây ra sự thiếu hụt lương thực và nạn đói trên diện rộng.
Hiện tại, giới khoa học đang tranh cãi về chủ đề: sự nóng lên của Trái Đất chủ yếu gây ra bởi con người hay là do một phần của sự dao động khí hậu tự nhiên. Một số nhà khoa học tin rằng thông lượng tia vũ trụ thiên hà (galactic cosmic ray) hoặc hoạt động mặt trời đóng vai trò to lớn trong biến đổi khí hậu hơn là khí thải carbon dioxide do con người gây ra.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên Cứu Khí Hậu tháng 11/2001 có tên “Mô hình hóa các tác động khí hậu của việc con người xả thải carbon dioxide: Những điều chưa biết và chưa chắc chắn” (Modeling Climatic Effects of Anthropogenic Carbon Dioxide Emissions: Unknowns and Uncertainties), những nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ảnh hưởng ấm lên của khí thải gây hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là carbon dioxide, metan, và nitro oxit) có thể được giảm bớt bởi các yếu tố như là mây địa tầng.
“Các nền mây địa tầng tăng lên 4% trên toàn cầu có thể giảm thiểu sự nóng lên (ước tính) do nồng độ CO2 tăng gấp đôi trong khí quyển”, tác giả viết.
Năm 2013, nhà khoa học khí hậu người Đức Hans von Storch đã báo cáo một hiện tượng không thể giải thích được theo các mô hình khí hậu hiện tại.
“Khí thải CO2 gần đây đã thực sự tăng lên, thậm chí còn đáng sợ hơn những gì chúng ta tưởng. Kết quả là, theo hầu hết các mô hình khí hậu, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiệt độ tăng lên khoảng 0.25 độ C (0.45 độ F) trong vòng 10 năm qua. Nhưng điều này đã không xảy ra. Trên thực tế, nhiệt độ tăng lên trong vòng 15 năm qua chỉ khoảng 0.06 độ C (0.11 độ F),” ông viết.
‘Sự đồng thuận’ và các nhà khoa học bị chối bỏ
Việc thành lập IPCC năm 1988 đã đánh dấu sự kiện hiện tượng Trái Đất nóng lên gia nhập lĩnh vực chính trị.
Mỗi 5 năm, IPCC công bố một báo cáo cho các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). UNFCCC có mục đích “ổn định nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn chặn sự tác động nguy hiểm của con người đến hệ khí hậu”. Dĩ nhiên, giả định này có nghĩa rằng chính con người là thủ phạm “can thiệp vào hệ khí hậu”.
Theo lời tường trình của Judith Curry trước Hạ viện Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2020, một khoa học gia về khí hậu tại Đại học Công nghệ Georgia, với yêu cầu của UNFCCC, “cộng đồng về khí hậu đã sớm nâng giả thuyết khoa học về việc con người là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu thành một lý thuyết có tính phổ quát trên cơ sở đồng thuận.”
Frederick Seitz, Chủ tịch thứ 17 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng một bài báo lên tạp chí The Wall Street Journal năm 1996 chỉ trích Báo cáo Đánh giá của IPCC mới được phát hành. Ông ấy đã phát hiện ra rằng báo cáo đã khẳng định chắc chắn vai trò của con người đối với biến đổi khí hậu, mặc dù những tuyên bố trong bài viết này đã được đánh giá đồng cấp bởi rất nhiều nhà khoa học.
Một báo cáo của Forbes đã tiết lộ rằng báo cáo đã “sử dụng những thông tin có chọn lọc, những biểu đồ được hiệu chỉnh,” thêm vào những thiếu sót đã được Seitz đề cập. Báo cáo cũng đề cập rằng “hàng chục nghìn nhà khoa học đã chính thức đệ trình các phản đối về những hành động phi khoa học của IPCC. Trong số đó bao gồm cả những người ủng hộ trước đây.”
Cách làm việc như thế này đã tạo ra một sự “đồng thuận”: Biến đổi khí hậu được gây ra bởi các hoạt động của con người; các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt sẽ xuất hiện; các thiệt hại đáng kể sẽ ngày một gia tăng.
Stephen Schneider, một người vận động cho thuyết “đồng thuận” này và là tác giả chính của Báo cáo Đánh giá IPCC lần thứ ba, đã được Jonathan Schell trích dẫn trong bài viết trên tạp chí Discover năm 1989 về chiến lược tuyên truyền sự “đồng thuận” này.
“Cũng giống như tất cả mọi người, chúng tôi muốn kiến chứng một thế giới tốt đẹp hơn, điều đó, khi đặt trong bối cảnh của chúng tôi, chính là làm việc để giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Để làm được việc đó, chúng tôi cần một sự giúp đỡ to lớn, để định hình trong tâm trí của công chúng. Để làm được điều đó, dĩ nhiên, chúng tôi cần sự truyền tải của rất nhiều phương tiện truyền thông. Vì thế chúng tôi cần đưa ra những viễn cảnh đáng sợ, những câu khẳng định đơn giản mà kịch tính, và giảm thiểu truyền đạt những vấn đề còn nghi hoặc,” đây là câu nói của Schneider được trích dẫn.
Khi khoa học trở thành “tay sai” của chính trị, những khoa học gia dám đứng dậy chống lại việc “đồng thuận” này đã phải nếm trải sự điên rồ của văn hóa xóa sổ. Khá nhiều ví dụ đã được đề cập đến trong quyển sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta”.
Nhà vật lý học Michael Griffin, một nhà quản lý tại NASA năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn với NPR năm đó đã nêu lên quan điểm rằng nhiệt độ cao hơn không hẳn là không tốt cho con người. Ông ấy đã ngay lập tức hứng chịu những chỉ trích từ giới truyền thông và những nhà khoa học khí hậu, và ông đã phải xin lỗi những nhân viên của NASA về những tranh cãi đã xảy ra trong các tuần tiếp đó.
Nhà khí tượng học Thuỵ Điển Lennart Bengtsson, lúc đó là Giám đốc của Trung tâm Dự báo thời tiết tầm trung Âu Châu, đã hứng chịu những lời chỉ trích nặng nề năm 2014 vì đã tham gia vào Quỹ Chính sách về hiện tượng Trái Đất nóng lên (The Global Warming Policy Foundation), một tổ chức thúc đẩy tư duy khoa học cởi mở về hiện tượng Trái Đất nóng lên. Ông ấy đã phải từ chức khỏi quỹ này trong vòng hai tuần vì những áp lực khổng lồ.
Nhà thực vật học người Anh quá cố David Bellamy, đã phát biểu công khai rằng ông ấy không tin vào sự “đồng thuận”. Kết quả là ông ấy đã mất chức lãnh đạo tại tổ chức Plantlife International (một quỹ bảo tồn thực vật hoang dã) và Royal Society of Wildlife Trusts (Hiệp hội Hoàng gia về Động vật Hoang dã). BCC đã ngừng hợp tác với ông trong các chương trình về thiên nhiên. Ông ấy thậm chí còn bị các nhà hoạt động nhổ nước bọt trên một con đường ở Luân Đôn.
Tương tự vậy, nhà khí tượng học Hà Lan Hendrik Tennekes đã mất chức giám đốc nghiên cứu tại Viện khí tượng học Hoàng gia Hà Lan năm 1995 sau khi cho xuất bản một bài viết phê phán tính chính xác của các mô hình khí hậu.
Danh sách này cứ kéo dài mãi. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã mất đi các khoản tài trợ bởi vì thể hiện thái độ không đồng thuận với sự “đồng thuận” này.
Tại phiên điều trần ở Thượng viện diễn ra vào năm 2015, Judith Curry đã thể hiện quan điểm rằng, “Một nhà khoa học khí hậu khi nói về sự không chắc chắn hoặc dấy lên những mối nghi ngờ trong một cuộc tranh luận về khí hậu sẽ được xếp vào hàng ngũ của kẻ ưa bác bỏ hay là “merchant of doubt” (gieo rắc sự nghi ngờ), tức là những người bị coi là có ý thức hệ hoặc nhận tiền của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.”
Chính Curry đã bị dán mác “kẻ dị giáo khí hậu” bởi sự nghi ngại của cô trước sự “đồng thuận”.
Liên minh Chính trị-Khoa học trong biến đổi khí hậu
Bây giờ, tôi đã bắt đầu hiểu được sự sợ hãi của con gái tôi. Cái mác “kẻ ưa bác bỏ” trong vấn đề về biến đổi khí hậu đã khiến người ta nghĩ đến những kẻ đã bác bỏ nạn diệt chủng Holocaust.
“Làm sao mẹ dám làm ngơ trước tương lai của nhân loại? Sao mẹ dám không lo lắng khi Trái Đất đang bốc hỏa với những đám cháy lan tràn và giông bão kinh hoàng?” Thêm vào đó, rủi ro khi bị “tẩy chay” trong cộng đồng hoặc nghề nghiệp cũng thật đáng sợ.
Nhưng điều gì ẩn sau liên minh chính trị-khoa học về biến đổi khí hậu rất rõ ràng này?
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010, viên chức của IPCC Ottmar Edenhofer đã thú nhận một điều gây sửng sốt rằng: “Về cơ bản, bàn luận về chính sách khí hậu mà lại riêng rẽ với các chủ đề chính của toàn cầu hóa là một thiếu sót lớn. … Phải nói rằng chúng tôi thực sự đã tái phân phối của cải của cả thế giới bằng chính sách khí hậu… Chúng ta phải giải phóng chính mình ra khỏi ảo tưởng rằng chính sách khí hậu quốc tế là chính sách môi trường. Hầu như chẳng có gì để làm với chính sách môi trường trước các vấn đề như cháy rừng hay lỗ hổng tầng ozone nữa.”
Nghe có quen không? Toàn cầu hoá. Phân phối lại của cải. Các Thương vụ xanh Mới. Sự Tái thiết Vĩ đại. Biến đổi Khí hậu là mẫu số chung của tất cả những thứ đó.
Đây là một hình thức mới của chủ nghĩa xã hội. Thực ra, điều này không hề mới. Chủ nghĩa sinh thái Marx và chủ nghĩa xã hội về sinh thái không phải là những khái niệm mới. Từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, khoa học gia người Anh Arthur Tansley, cha đẻ của khái niệm sinh thái học, và nhà động vật học tôn sùng Darwin – Ray Lankester – đều là những người theo chủ nghĩa xã hội Fabian. Lankester thậm chí còn là một người bạn của Karl Marx. Trong khi Marx dán nhãn các nhà tư bản là kẻ thù của giai cấp công nhân, thì Tansley và Lankester đã dán nhãn chủ nghĩa tư bản là kẻ thù của thiên nhiên.
Chủ nghĩa môi trường chính là mặt tiền của cửa hàng tiện lợi mà những người cộng sản đã sử dụng để tiếp tục chống lại thế giới tự do.
Hiệp định Khí hậu Paris là kết quả của những biện luận về biến đổi khí hậu. Theo Hiệp định này, cho đến năm 2025, những nước phát triển sẽ cam kết trao 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để giúp họ “giảm thiểu phát thải” và “ứng phó với biến đổi khí hậu.” Đây quả là một chiến lược phân phối lại của cải đầy thông thái.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, đất nước chiếm 12% khí thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới, được trông đợi sẽ cắt giảm phát thải từ 26-28% cho đến năm 2025, trong khi đó Trung Quốc, đất nước có tỷ lệ phát thải cao nhất (23%), chỉ được yêu cầu là “CHẠM ĐỈNH của phát thải carbon vào năm 2030”. Tức là, Trung Cộng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn cho đến năm 2030, mà không có bất cứ giới hạn trần nào cho lượng phát thải.
Cách quy định như thế này chắc chắn sẽ làm suy yếu nền kinh tế của thế giới tự do trong khi lại gia tăng quyền lực cho Trung Cộng.
Các khái niệm như trung hòa carbon (cân bằng việc phát thải và loại bỏ carbon dioxide), các tín chỉ carbon (các giấy phép chấp thuận việc phát thải có thể mua bán được), thị trường carbon đang nổi lên và có được sự hậu thuẫn. Và khi các quốc gia phát triển sử dụng hết tín chỉ carbon thì họ có thể mua các tín chỉ carbon này từ các nước đang phát triển. Những tín chỉ carbon này có thể là một dạng thức tiền tệ mới – và là một cách mới để phân phối lại của cải!
Vào tháng 11/2019, Bloomberg đã xuất bản một bài báo với tựa đề và tiêu đề phụ rùng rợn: “Biến Đổi Khí Hậu. Các Nhà Khoa Học Đã Nói Trái Đất Cần Ít Người Hơn để chống lại Khủng hoảng Khí Hậu. Hơn 11,000 chuyên gia đã ký kết một tuyên bố khẩn cấp cảnh báo rằng phải thay đổi năng lượng, thức ăn và sự sinh sản ngay lập tức”.
Dĩ nhiên, các chiến dịch xã hội được dẫn dắt bởi các nguyên lý biến đổi khí hậu này đang thay đổi thế giới. Bằng một giả thuyết được tôn vinh và các mô hình máy tính, nó đang trở thành một chủ nghĩa chuyên chế, một cách để lấy đi sự tự do của chúng ta. Tôi sẽ chia sẻ nghiên cứu này với con gái mình, và tôi mong rằng nó cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giả thuyết đó.
Jean Chen đến từ Trung Quốc và sử dụng bút danh khi viết bài để bảo vệ các thành viên của gia đình mình.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Jean Chen
Thiên Minh biên dịch
Xem thêm: